1.3. Lƣợc sử hình thành và phát triển của tội hành hạ ngƣời khác từ năm
1.3.2. Tội hành hạ người khác trong BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999
Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn xét xử, BLHS năm 1985 đã được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1986. Đây chính là BLHS hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta và là một bước tiến mang tính đột phá trong cơng tác xây dựng pháp luật hình sự, thể hiện trình độ lập pháp đã đạt được bước phát triển mới. Sự ra đời của BLHS năm 1985 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới. Sau khi BLHS năm 1985 ra đời, nhiều văn bản pháp luật đã được các cơ quan tư pháp Trung ương ban hành để hướng dẫn thi hành BLHS như: Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 02/11/1985 của TAND tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS; Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS; Nghị quyết số 03/TATC ngày 22/10/1987 của TAND tối cao hướng dẫn về Điều 109 BLHS, Nghị quyết số 01/1989 HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của BLHS…
Trong BLHS năm 1985, lần đầu tiên tội hành hạ người khác được quy định là một tội danh độc lập tại Điều 111, Chương XII với nội dung:
“Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Nhìn chung, nội dung của điều luật được quy định khá đơn giản, khơng có tình tiết tăng nặng và mức hình phạt tối đa là hai năm tù, điều này cho thấy nhà làm luật đã đánh giá tội phạm này là ít nghiêm trọng, có mức độ nguy hiểm thấp cho xã hội, vì vậy chưa quy định các tình tiết định khung tăng nặng
TNHS để phân hóa mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Việc quy định tội hành hạ người khác với tư cách là một tội phạm độc lập trong BLHS năm 1985 đã thể hiện rõ quan điểm tiến bộ của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền con người, đảm bảo quyền bình đẳng của mọi công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
BLHS năm 1985 ra đời đã cơ bản đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của đời sống xã hội và phát huy được vai trò to lớn trong công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành thì BLHS năm 1985 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trong nhiều quy định và địi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong giai đoạn đổi mới. Trong quá trình tồn tại, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997, mặc dù có sự thay đổi trong nhiều quy định nhưng quy định về tội hành hạ người khác khơng có gì thay đổi và vẫn được giữ nguyên tại Điều 111.
Trong giai đoạn Đảng và Nhà nước ta thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước thì BLHS năm 1985 tuy phát huy được hiệu quả nhưng cũng đã bộc lộ một số mặt hạn chế, thiếu sót nên khơng cịn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta trong tình hình mới, vì vậy nhu cầu tất yếu là cần phải có một BLHS khác mang tính tồn diện và đầy đủ hơn để thay thế BLHS năm 1985. Bên cạnh đó, việc xây dựng một BLHS mới hoàn thiện và tiến bộ hơn sẽ tạo cơ sở lý luận vững chắc cho việc nhận thức và áp dụng BLHS một cách thống nhất trong phạm vi cả nước. Trước những yêu cầu cấp thiết trên, BLHS năm 1999 đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ VI thơng qua ngày 21/12/1999 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2000 để thay thế cho BLHS năm 1985. Trong BLHS năm 1999 thì tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 110 và đã có sửa đổi đáng kể so với quy định tại Điều 111 trong BLHS năm 1985 với nội dung như sau:
1. Người nào đổi xử tàn ác với người lệ thuộc mình, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a. Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật; b. Đối với nhiều người.
Như vậy, ngoài cấu thành cơ bản được giữ nguyên thì Điều 110 BLHS năm 1999 còn quy định thêm cấu thành tăng nặng được quy định tại khoản 2 với các tình tiết định khung mới được quy định như: “đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật” hoặc “đối với nhiều người”. Mặc dù vẫn giữ nguyên 03 loại hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ và phạt tù nhưng mức hình phạt tại Điều 110 BLHS năm 1999 được thay đổi theo hướng nặng hơn so với Điều 111 BLHS năm 1985, cụ thể là: theo quy định của BLHS năm 1985 thì tội hành hạ người khác được quy định có một khung hình phạt với mức cao nhất là hai năm, cịn đối với BLHS năm 1999 thì tội hành hạ người khác được quy định có hai khung hình phạt với mức cao nhất là 3 năm tù. Bên cạnh đó, so với BLHS năm 1985 thì tội hành hạ người khác trong BLHS năm 1999 quy định hình phạt nghiêm khắc hơn đối với người phạm tội và có sự phân hóa mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội từ giản đơn đến tăng nặng dựa trên đối tượng bị hành hạ và số nạn nhân bị hành hạ. Điều này thể hiện quan điểm bảo vệ hơn nữa quyền con người của Nhà nước ta trong giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt là chủ trương quan tâm bảo vệ đối với những đối tượng dễ bị tội phạm xâm hại như: trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người tàn tật, vì vậy quy định của Điều 110 BLHS năm 1999 cụ thể hơn và đảm bảo việc xử lý người phạm tội đúng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, việc quy định khung hình phạt tăng nặng đối với tội hành hạ người khác trong Điều 110 BLHS năm 1999 đã thể hiện sự tiến bộ về mặt kỹ thuật lập pháp vì đã có sự phân hóa TNHS theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, do đó điều luật có tính khả thi và hiệu quả cao khi áp dụng vào thực tiễn.
Năm 2009, BLHS năm 1999 tiếp tục được sửa đổi và bổ sung một số quy định trong Phần Chung và Phần Các tội phạm nhưng quy định về tội hành hạ người khác khơng có gì thay đổi so với BLHS năm 1999.
Như vậy, việc tìm hiểu các quy định về tội hành hạ người khác từ sau năm 1945 đến nay đã cho chúng ta thấy được một cái nhìn tồn diện về sự hình thành và phát triển trong các quy định của pháp luật hình sự đối với tội phạm này. Quy định về tội hành hạ người khác ngày càng phát triển theo hướng đầy đủ, toàn diện hơn cũng như nội dung điều luật cũng được quy định
hợp lý hơn, phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta trong thời kỳ đổi mới, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền con người trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.