Pháp luật hình sự Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tội hành hạ người khác trong luật hình sự việt nam (Trang 42 - 45)

1.4. Pháp luật hình sự một số nƣớc về tội hành hạ ngƣời khác

1.4.3. Pháp luật hình sự Trung Quốc

BLHS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) được thơng qua ngày 01/7/1979 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. BLHS Trung Quốc đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1997, 1999, 2001, 2002 và 2005. Về bố cục thì BLHS Trung Quốc cũng được chia thành hai phần là Phần chung và Phần các tội phạm tương tự như BLHS Việt Nam. Tuy nhiên, các điều luật trong Phần các tội phạm của BLHS Trung Quốc không nêu tên tội danh cụ thể như BLHS Việt Nam mà chỉ quy định nội dung hành vi phạm tội; một điểm khác biệt nữa là các điều luật cũng không chia ra thành các khoản mà chỉ quy định một khung duy nhất, đối với các trường hợp phạm tội với các tình tiết định khung tăng nặng thì cũng được quy định trong cùng một khung và được phân biệt bằng cách xuống dịng.

Trong BLHS Trung Quốc thì hành vi hành hạ người khác không được quy định thành một tội danh cụ thể, nhưng tại Điều 248 BLHS Trung Quốc có quy định tội đánh đập hoặc ngược đãi đối với người bị giám quản như sau:

Nhân viên quản giáo của nhà tù, trại giam mà có hành vi đánh đập hoặc ngược đãi đối với những người bị giám quản, nếu có tình tiết nghiêm trọng thì bị phạt tù đến dưới ba năm hoặc cải tạo lao động; nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; nếu gây thương tật, làm chết người, thì bị xử phạt nặng theo quy định tại Điều 232 và Điều 234 của Bộ luật này.

Nhân viên quản giáo ra lệnh cho người bị giám quản đánh đập hoặc

ngược đãi người bị giám quản khác thì bị xử phạt theo quy định trên (35)

.

Như vậy, mặc dù được quy định trong chương các tội xâm phạm tự do thân thể, quyền dân chủ của công dân nhưng thực chất Điều 248 BLHS Trung Quốc chỉ điều chỉnh các hành vi đánh đập hoặc ngược đãi trong lĩnh vực hoạt động tư pháp. Điều luật này chỉ quy định trường hợp phạm tội hành hạ đối với chủ thể là nhân viên quản giáo trong các nhà tù, trại giam, còn đối tượng tác động của tội phạm này là những người đang bị giám quản trong các nhà tù, trại giam và lệ thuộc vào sự quản lý của người phạm tội. Nếu hành vi đánh đập, ngược đãi này gây thương tật cho người bị hại hoặc làm người bị hại chết thì người phạm tội sẽ bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc giết người. Tuy nhiên, hành vi đánh đập, ngược đãi người bị giám quản chỉ cấu thành tội phạm khi có tình tiết nghiêm trọng.

Đối chiếu với Điều 110 BLHS Việt Nam thì chúng tơi nhận thấy:

+ Phạm vi áp dụng của Điều 248 BLHS Trung Quốc khá hẹp vì chỉ quy định trong lĩnh vực hoạt động tư pháp với đối tượng tác động được quy định chỉ là người bị giám quản trong các nhà tù, trại giam; trong khi đó, quy định tại Điều 110 BLHS Việt Nam còn áp dụng đối với các trường hợp người phạm tội và nạn nhân có quan hệ lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần thông qua quan hệ cơng tác, quan hệ thầy trị, quan hệ giữa người làm thuê với chủ hoặc quan hệ về tín ngưỡng, tơn giáo….

+ Về mặt khách quan thì Điều 248 BLHS Trung Quốc quy định hành vi đánh đập, ngược đãi phải có tình tiết nghiêm trọng, cịn Điều 110 BLHS Việt Nam chỉ quy định hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc mà không cần đánh giá mức độ của hành vi và hậu quả.

+ Về hình phạt, Điều 248 BLHS Trung Quốc quy định 02 loại hình phạt là cải tạo lao động và phạt tù với mức cao nhất là 10 năm đối với trường hợp phạm tội có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng; cịn Điều 110 BLHS Việt Nam quy định 03 loại hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ và phạt tù nhưng mức hình phạt tù cao nhất chỉ là ba năm.

Nhìn chung, quy định tại Điều 110 BLHS Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Điều 248 BLHS Trung Quốc. Tuy nhiên, mức hình

35 Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), BLHS nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 164

phạt quy định tại Điều 248 BLHS Trung Quốc cao hơn so với Điều 110 BLHS Việt Nam thể hiện quan điểm của nhà lập pháp đánh giá tính chất của hành vi phạm tội là nghiêm trọng, nguy hiểm lớn cho xã hội sự nên quy định mức hình phạt cao và nghiêm khắc đối với tội phạm này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Trong Chương 1 của Luận văn, tác giả đã nghiên cứu các khái niệm, dấu hiệu pháp lý và lịch sử hình thành quy định về tội hành hạ người khác trong pháp luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một khái niệm chung về tội hành hạ người khác và chỉ ra được quá trình phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện của tội hành hạ người khác kể từ khi được chính thức quy định trong BLHS năm 1985 đến nay. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành so sánh, đối chiếu quy định về tội hành hạ người khác với một số tội phạm khác có dấu hiệu tương tự trong BLHS để làm rõ những vấn đề chung về tội phạm này; bên cạnh đó tác giả đã đối chiếu với quy định trong pháp luật một số quốc gia về tội hành hạ để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt nhằm làm rõ những điểm tiến bộ cũng như những vướng mắc trong quy định về tội hành hạ người khác trong BLHS Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học, góp phần bổ sung vào lý luận về tội hành hạ người khác, giúp cho việc nhận thức và áp dụng quy định của BLHS đối với tội phạm này được chính xác và tồn diện hơn. Đồng thời từ những kết quả nghiên cứu của Chương 1 là cơ sở để tác giả nghiên cứu chuyên sâu hơn về quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hành hạ người khác nhằm chỉ ra những vấn đề vướng mắc, hạn chế trong việc quy định và áp dụng các quy định của luật hình sự về tội hành hạ người khác và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm này trong Chương 2 của Luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tội hành hạ người khác trong luật hình sự việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)