1.4. Pháp luật hình sự một số nước về tội bắt, giữ hoặc giam người trá
1.4.3. Quy định của Pháp luật hình sự Liên Bang Đức
Theo quy định tại Điều 239 - BLHS Liên Bang Đức về bắt, giữ, giam người trái pháp luật được quy định cụ thể như sau:
Điều 239. Tước đoạt tự do
“(1) Người nào giam giữ một người hoặc bằng cách khác tước đoạt tự do của một người thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến năm năm hoặc với với hình phạt tiền.
(2) Phạm tội chưa đạt bị xử phạt.
(3) Quyết định hình phạt tự do từ một năm đến mười năm nếu thực hiện tội phạm
2. Qua tội phạm hoặc một hành vi đã thực hiện trong khi phạm tội mà gây ra tổn hại nặng về sức khỏe của nạn nhân.
(4) Nếu người thực hiện tội phạm qua tội phạm hoặc một hành vi đã thực hiện trong khi phạm tội mà gây ra cái chết của nạn nhân thì hình phạt là hình phạt tự do khơng dưới ba năm.
(5) Trong trường hợp ít nghiêm trọng của khoản 3 thì quyết định hình phạt tự do từ sáu tháng đến năm năm, trong những trường hợp ít nghiêm trọng của khoản 4 thì quyết định hình phạt tự do từ một năm đến mười năm”.
Qua nghiên cứu BLHS Liên Bang Đức, chúng ta thấy tên tội danh là
“Tước đoạt tự do”. Có thể thấy rằng, đối với các nước Châu Âu, quyền tự do
là quyền tối thượng của con người nên hành vi “giam giữ một người hoặc
bằng cách khác tước đoạt tự do của một người “ được hiểu là đương
nhiên“trái pháp luật”. BLHS Liên Bang Đức có quy định tình tiết tăng nặng là “1. Tước đoạt tự do của nạn nhân quá một tuần”. Đây là vấn đề rất hay mà BLHS Việt Nam chưa giải quyết được đó là sự phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi giữ, giam người khác trong nhưng khoảng thời gian khác nhau.