2.2. Một số bất cập, vướng mắc trong quy định và áp dụng các quy định
2.2.3. Chưa có quy định về hành vi bắt, giữ hoặc giam người khác trong thờ
thời hạn bao lâu thì bị coi là tội phạm
Quay lại vụ án số 2 thì thấy, bị cáo C chỉ có hành vi mời con nợ đến nhà, bắt trói con nợ để quay phim, bắt ghi giấy nợ rồi cho về. Vậy sau khi bắt con nợ xong thì khoảng thời gian bị cáo C lưu giữ con nợ tại nhà mình cho đến khi con nợ được cho về, chưa được các Cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá xem xét nên chỉ xét xử về hành vi “Bắt người trái pháp luật”. Đây có thể là thiếu sót hoặc các Cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng hành vi lưu giữ con nợ của bị cáo C chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nên không cần xử lý về hành vi “Giữ
Một vấn đề cũng liên quan đến nội dung này là về vấn đề giai đoạn tội phạm hoàn thành, cũng chưa thống nhất với nhau về giai đoạn đối với các hành vi bắt, giữ, giam; đối với từng loại chủ thể. Cụ thể như sau: Đối với chủ thể đặc biệt thì thời điểm hồn thành là khi ban hành quyết định; Còn đối với chủ thể thường là từ thời điểm thực hiện hành vi “Bắt”, “Giữ” hoặc “Giam” (Thực hiện tới đâu, xử lý tới đó). Điều này góp phần ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật, cũng như chính sách xử lý đối với tội phạm.
Hiện nay, BLHS năm 2015 chưa có quy định về hành vi bắt, giữ hoặc giam người khác trong thời hạn bao lâu thì bị coi là tội phạm. Điều này có ý nghĩa vô lớn trong phân hóa TNHS, khi quyết định hình phạt. Đối với những người có thời hạn giam, giữ người khác càng lâu thì càng thể hiện ý thức chống đối, xem thường pháp luật, xem thường tự do của người khác thì mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội càng lớn, tương ứng với đó thì mức hình phạt phải cao, có như vậy mới đủ sức răn đe và phòng ngừa chung.