1.4. Pháp luật hình sự một số nước về tội bắt, giữ hoặc giam người trá
1.4.5. Pháp luật hình sự một số nước Châ uÁ
- Bộ luật hình sự Nhật Bản
Điều 220: Bắt và giam người
“1. Người bào bắt hoặc giam người khác trái pháp luật thì bị phạt tù có lao động bắt buộc33 từ 3 tháng đến 5 năm.
2. Khi phạm tội được thực hiện đối với ông bà của người phạm tội hoặc của vợ (hoặc chồng) của người đó thì hình phạt tù có lao động bắt buộc từ 6 tháng đến 7 năm được áp dụng”.
Điều 221: Bắt hoặc giam người trái pháp luật gây chết người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác
“Người nào thực hiện một tội phạm quy định tại Điều 220 trên đây mà gây chết người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác thì bị áp dụng các hình phạt quy định đối với các tội gây thương tích34 nếu các hình phạt đó nặng hơn.”
Cũng như BLHS Việt Nam, BLHS Nhật Bản quy định dấu hiệu “trái pháp luật” là bắt buộc, về mặt khách quan của tội phạm gồm hành vi “bắt hoặc giam”. Điểm khác biệt dễ nhận thấy là hậu quả “chết người hoặc gây
33 Khoản 2 Điều 12 BLHS Nhật bản quy định: “Hình phạt tù có lao động bắt buộc bao gồm việc giam giữ ở
nhà tù và lao động bắt buộc”.
34 Điều 204 BLHS Nhật Bản quy định: “Người nào gây thương tích cho người khác thì bị phạt tù có lao
tổn hại sức khỏe cho người khác” thì BLHS Nhật Bản quy định thành một
Điều riêng, trong khi BLHS Việt Nam quy định là tình tiết định khung. Ngồi ra, BLHS Nhật Bản có một tình tiết định khung khi có đối tượng tác động là “ơng bà của người phạm tội hoặc của vợ (hoặc chồng) của người đó”, đây là một nhóm đối tượng có quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng với người phạm tội, phù hợp với đạo lý của người phương Đông, mà BLHS Việt Nam không ghi nhận.
- Bộ luật hình sự Cộng hịa nhân dân Trung Hoa
Điều 238
“Người nào giam giữ trái pháp luật người khác hoặc bằng các thủ đoạn khác tước đoạt phi pháp quyền tự do thân thể của người khác, thì bị phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động, quản chế hoặc bị tước quyền lợi chính trị, nếu có tình tiết đánh đập, làm nhục thì bị xử phạt nặng.
Phạm tội nói trên gây thương tích nặng cho người khác, thì bị xử phạt tù từ 3 năm đến 10 năm, nếu gây chết người, thì bị xử phạt tù từ 10 năm trở lên; nếu dùng bạo lực gây tàn tật hoặc làm chết người, thì bị xử phạt thoe quy định tại Điều 231 và Điều 232 của Bộ luật này.
Để đòi nợ mà bắt bớ, giam giữ trái pháp luật người khác, thì bị xử phạt theo các quy định trên.
Nhân viên công tác trong các cơ quan nhà nước mà lợi dụng chức quyền phạm tội nói tại 3 khoản trên, thì bị xử phạt nặng theo quy định của 3 khoản trên.”
BLHS Trung Hoa và BLHS Việt Nam khá tương đồng về nhiều mặt, cả về kỹ thuật lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng. Về mặt khách quan, BLHS Trung Hoa quy định khơng chỉ có các hành vi “giam giữ” mà còn các hành vi khác như“các thủ đoạn khác tước đoạt phi pháp quyền tự do thân thể”. BLHS Trung Hoa quy định rõ hành vi “Để đòi nợ mà bắt bớ, giam giữ trái pháp luật người
khác, thì bị xử phạt theo các quy định trên”, tuy BLHS Việt Nam không nêu
nhưng thực tiễn vẫn được áp dụng tương tự và đây là vấn đề được phân tích ở các mục tiếp theo của luận văn này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1, chúng ta đã nêu được những vấn đề về lý luận như sau: Khái niệm của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Cấu thành tội phạm cơ bản và các tình tiết định khung tăng nặng; Đặc điểm của tội này là dạng quy định viện dẫn nhằm đảm bảo tính khái quát của BLHS và các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tới được gọi là nguồn gián tiếp của luật hình sự là các quy định của BLTTHS năm 2015, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và nhiều quy phạm khác; Đồng thời tóm tắt được quá trình hình thành, phát triển hoàn thiện của tội danh này; Nêu được những điểm cơ bản để phân biệt với các tội danh khác; Và, tìm hiểu được quy định của BLHS của 06 Quốc gia khác về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới như: Canada, Đức, Nga, Thuỵ Điển, Nhật Bản, Trung Hoa. Qua sự phân tích cho chúng ta thấy cái nhìn đa chiều về quy định của pháp luật đối với hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật. Từ đó, chúng ta cũng thấy được những điểm mà pháp luật hình sự Việt Nam kế thừa và những điểm cần tiếp thu, đề xuất những giải pháp và kiến nghị ở chương 2 của Luận văn.
Đây là cơ sở lý luận để tác giả tiếp tục nghiên cứu thực tiễn áp dụng tội Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trên phạm vi cả nước từ năm 2015 đến 2019, cũng như tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của BLHS các Quốc gia khác để hoàn thiện BLHS Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH TỘI BẮT, GIỮ GIAM NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT