pháp luật từ năm 2015 đến 2019
Qua nghiên cứu thực tiễn trong phạm vi cả nước về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật từ năm 2015 đến 2019 cho thấy, tình hình xét xử các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do của công dân chỉ tập trung vào tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, cịn các tội phạm khác có xảy ra nhưng chiếm tỷ lệ rất ít. Chúng tôi nhận thấy những điểm chú ý sau:
- Thứ nhất: Qua bảng số 01 cho thấy từ năm 2015 đến 2019, Tòa án đã thụ
lý: 1.169 vụ, 3.343 bị cáo; xét xử: 878 vụ, 2.448 bị cáo. Trung bình mỗi năm xét xử 175 vụ, 489 bị cáo. Năm 2018, xét xử thấp nhất với 210 vụ, 599 bị cáo, năm 2019 xét xử cao nhất với 302 vụ và 873 bị cáo. Số vụ án đưa ra xét xử giữa các năm không có sự chênh lệch lớn. Các vụ án ngày càng phức tạp và số bị cáo trong 01 vụ án có xu hướng tăng lên.
Bảng số 1: Tình hình xét xử tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trên phạm vi toàn quốc từ năm 2015 – 2019.
Năm Tình hình xét xử Thụ lý Xét xử Trả HS Đình chỉ Số cịn lại Tạm ĐC Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 2015 221 638 165 454 28 100 0 0 28 84 0 0 2016 218 605 157 440 35 93 1 1 25 71 1 1 2017 218 628 155 416 37 125 0 1 25 83 0 0 2018 210 599 152 431 33 101 0 1 25 66 0 0 2019 302 873 249 707 33 103 0 1 20 62 0 0
- Thứ hai: Qua bảng số 2 thì thấy, số liệu xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật so sánh với tội phạm nói chung từ năm 2015 đến 2019 có thể thấy tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật chỉ chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ từ 0,26% - 0,40% nhưng lại chiếm tỷ lệ từ 83,5% - 97,3% trong tổng số vụ các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do của công dân, cho thấy các vụ án bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là tội phạm được xét xử chủ yếu của Chương XV. Vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là nhiệm vụ quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trên cả nước.
Bảng số 2: Bảng so sánh tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật so sánh với tội phạm nói chung và các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do của công dân trên phạm vi toàn quốc từ năm 2015-2019.
Năm Tội phạm chung Các Tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do của công dân Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật Tỷ lệ (%) Số vụ (1) Số vụ (2) Số vụ (3) (3)/(1) (3)/(2) 2015 61.158 180 165 0,27 91,7 2016 60.343 188 157 0,26 83,5 2017 58.312 165 155 0,27 93,9 2018 58.587 172 152 0,26 88,4 2019 62.517 256 249 0,40 97,3
Nguồn: Văn phòng TAND tối cao
- Thứ ba: Về vấn đề quyết định hình phạt đối với tội bắt, giam, giữ người
trái pháp luật trên phạm vi cả nước, qua bảng số 3 cho thấy, từ năm 2015 đến 2019, khơng có bị cáo nào được tun khơng có tội; chỉ có 02 bị cáo được miễn
TNHS và miễn hình phạt, như vậy số bị cáo được Tịa án miễn TNHS và miễn hình phạt rất thấp. Ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố khi có đủ căn cứ để miễn TNHS và miễn hình phạt thì Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án miễn TNHS cho bị can.
Bảng số 3: Tình hình quyết định hình phạt đối với các bị cáo phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trên phạm vi tồn quốc từ năm 2015-2019.
Nguồn: Văn phịng TAND tối cao
- Thứ tư: Qua bảng số 4, các hình phạt được áp dụng chủ yếu là hình phạt
tù có thời hạn, hình phạt cảnh cáo và phạt tiền ít được áp dụng. Hình phạt cảnh cáo chiếm tỷ lệ từ 0,24% - 0,66%, đến năm 2018 thì hình phạt này đã bị loại bỏ; Hình phạt cải tạo khơng giam giữ chiếm tỷ lệ từ 3,61% - 9,98%. Hình phạt tù cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ từ 25,32% - 29,23%. Nhìn chung, hình phạt tù từ 3 năm trở xuống chiếm tỷ lệ từ 55,45% - 62,50%, đây là khoảng hình phạt
chiếm tỷ lệ cao nhất. Hình phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm chiếm tỷ lệ 3,94% - 8,49%. Hình phạt tù từ trên 7 đến 15 năm chỉ chiếm từ 0,23% - 1,70%.
Bảng số 4: Cơ cấu (%) hình phạt được áp dụng với bị cáo tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2015-2019.
Nguồn: Văn phòng TAND tối cao
Điểm nổi bật dễ nhận thấy là hình phạt mà Tịa án áp dụng nhiều nhất đối với các bị cáo là hình phạt tù từ 03 năm trở xuống và số bị cáo được Tòa án cho hưởng án treo cũng tương đối lớn. Điều này chứng tỏ trên thực tiễn các bị cáo chủ yếu phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng và nghiêm trọng (Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 1999, có mức cao nhất của khung hình phạt là 02 năm tù, khoản 2 Điều 123 có mức cao nhất của khung hình phạt là 05 tù; khoản 1 Điều 157 BLHS năm 2015 có mức cao nhất là 03 năm tù). Số vụ án các bị cáo phạm tội thuộc tội rất nghiêm trọng không lớn.