Một số nguyên nhân và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của

Một phần của tài liệu Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo luật hình sự việt nam (Trang 61 - 79)

pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

2.3.1. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trong việc áp dụng pháp luật đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Từ thực tiễn xét xử, áp dụng pháp luật đối với tội bắt, giam giữ người trái pháp luật cho thấy những hạn chế, bất cập. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên xuất phát từ:

2.3.1.1. Nguyên nhân khách quan

Do đặc thù của loại tội “bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” là hầu hết đều phát sinh từ một mâu thuẫn trước đó chuyện tình cảm, việc thực hiện các giao dịch dân sự như cho vay, cho mượn tài sản, nhiều vụ án liên quan đến các ổ nhóm cho vay nặng lãi được tổ chức thực hiện tinh vi, cố ý che giấu tội phạm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như bồi thường, đe dọa người bị hại để không bị tố cáo, mua chuộc người làm chứng để khai báo gian dối, nhiều vụ án liên quan đến tình hình chính trị tại địa phương... Mặt khác, khi người phạm tội thực hiện hành vi “bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” thường đồng thời thực hiện các hành vi khác như cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản, cố ý gây thương tích,

chống người thi hành cơng vụ…; nhiều vụ án có nhiều người phạm tội thực hiện, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có đối tượng thực hiện một hành vi phạm tội, có đối tượng thực hiện một hành vi phạm tội, có nhiều tình tiết phức tạp gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, cho nên đơi khi cịn xảy ra việc xác định không đúng tội danh hoặc có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật.

Quy định của Bộ luật hình sự về tội này còn chưa rõ ràng, chưa thống nhất, chưa được hướng dẫn, giải thích kịp thời nhất là trong việc định đội danh khi một hoặc một số người thực hiện đồng thời nhiều hành vi “bắt”, “giữ”.

Hiểu biết pháp luật cũng như ý thức pháp luật của người dân ở một số địa phương còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi. Khơng ít vụ án “Bắt,

giữ hoặc người trái pháp luật” xảy ra do người dân tự phát giải quyết các mâu

thuẫn cá nhân. Ban đầu, người phạm tội và bị hại có quan hệ tình cảm rồi xảy ra mâu thuẫn, hoặc giữa họ có quan hệ cho vay, mượn tài sản sau đó bên vay, mượn tài sản không trả nợ khiến họ nơn nóng để đồi lại được số tiền đã cho vay“Bắt, giữ” người để uy hiếp, địi nợ mà khơng trình báo sự việc đến các cơ quan pháp luật hoặc giải quyết bằng Tòa án.

2.3.1.2. Nguyên nhân chủ quan

Về số lượng biên chế không tăng mà còn giảm, ngành Tòa án nhân dân được Quốc hội giao biên chế từ năm 2012, đến nay không tăng, nhưng qua tổng kết công tác xét xử cho thấy số lượng vụ, việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân các cấp hằng năm đều tăng; bên cạnh đó, việc mở rộng và bổ sung thẩm quyền mới cho Tòa án nhân dân theo quy định tại Luật tố tụng mới được Quốc hội thơng qua. Ngồi ra, ngành Tóa án cịn phải thực hiện nghiêm Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về việc tinh giản biên chế. Vừa đảm bảo về số lượng, chất lượng xét xử, vừa để đáp ứng nhiệm vụ trong điều kiện phải giảm 10% biên chế, đã tạo áp lực rất lớn về công việc cho Tịa án các cấp nói chung, đội ngũ Thẩm phán nói riêng.

Chất lượng đội ngũ những người tiến hành tố tụng không đồng đều giữ các địa phương, vùng miền. Một số nơi vùng sâu, vùng xa còn hạn chế về chất lượng, chưa được đào tạo bài bản và tập huấn chuyên sâu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và bản lĩnh nghề nghiệp, nhiều người còn phải kiêm nhiệm nhiều công

việc khác nhau cho nên dẫn đến nhận thức về pháp luật đơi khi chưa chính xác, thiếu đồng bộ, cùng một vụ án tương tự nhưng các địa phương đôi khi nhận thức và áp dụng pháp luật khơng thống nhất, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm khác nhau đặc biệt là trong việc định tội danh và quyết định hình phạt. Các vụ án tương tự nhau nhưng có địa phương áp dụng hình phạt tù, có địa phương áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ, cùng một hình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng giữa các địa phương cũng có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau.

2.3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

2.3.2.1. Xây dựng phương pháp đánh giá tính hợp pháp của việc bắt, giữ hoặc giam người

a) Tiêu chí đánh giá “Tính hợp pháp” của hành vi bắt, giữ hoặc giam người: Nội dung của các tiêu chí này đã được nêu cụ thể tại phần “Mặt khách quan” của luận văn, cho nên phần tiếp theo sẽ mang tính chất tổng hợp.

(i) - Thẩm quyền: Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất đánh giá tính hợp pháp của hành vi hay quyết định bắt, giữ hoặc giam người khác. Chủ thể có thể là bất cứ ai, có thể là chủ thể thường và chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn. Cho nên nguyên tắc xác định thẩm quyền cũng khác nhau. Nếu là chủ thể thường thì được làm những điều pháp luật khơng cấm. Pháp luật nghiêm cấm việc bắt, giữ, giam người khác trừ 02 trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt người bị truy nã. Ngược lại, chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, phải có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS năm 2015; Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

(ii) - Nội dung: Đây là tiêu chí quan trọng nhất mà bất cứ hành vi hay quyết định bắt, giữ hoặc giam người đều phải tuân thủ. Đòi hỏi, khi xem xét phải căn cứ vào quy định của pháp luật về mặt nội dung, hay nói cách khác là tính có căn cứ của hành vi hay quyết định bắt, giữ hoặc giam người. Như khi bắt người phạm tội quả tang là dựa tính cấp thiết, tính ngăn chặn kịp thời, trách nhiệm phịng ngừa tội phạm của nhân dân; Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là ngăn chặn tội phạm phạm tội mới, bổ trốn, căn trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành

án; Trong thủ tục hành chính là xét thấy cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự cơng cộng, gây thương tích cho người khác.

Điểm d khoản Điều 7 Dự thảo Thông tư quy định việc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân thi khi thực hiện nhiệm vụ những việc Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra khơng được làm, trong đó có: “...lưu giữ (câu lưu) người được

triệu tập (hoặc được mời) tại trụ sở cơ quan Công an”. Như vậy, khi dự thảo

này được thơng qua thì hành vi “câu lưu” sẽ là “trái pháp luật”.

(iii) - Trình tự, thủ tục: Trường hợp pháp luật có quy định hành vi hay quyết định bắt, giữ hoặc giam người khác phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; Nếu khơng tn thủ thì khơng có quyền bắt, giữ hoặc giam người khác hoặc ngược lại, hành vi hay quyết định bắt, giữ hoặc giam người khác là trái pháp luật.

Pháp luật có quy định về hình thức thì phải tuân thủ như quy định Điều 132 BLTTHS năm 2015, Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về việc Ban hành một số biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của BLTTHS…

Một số trường hợp, có lệnh của những người có thẩm quyền nhưng việc bắt người không đúng thủ tục như bắt người vào ban đêm36 mà không thuộc trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã37.

Các trường hợp bắt buộc phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành như: Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Đây là trường hợp bắt được áp dụng liền sau biện pháp giữ người khẩn cấp nên khơng có sự phê chuẩn trước của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngày cho Viện kiểm sát kèm theo tài liệu liên quan để xét phê chuẩn. Viện kiểm sát quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt. Nếu không được Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ

36 Khoản 1 Điều 134 BLTTHS năm 2015 quy định: “Đêm được tính là từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm

sau”.

quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do cho người bị giữ ngay.

(iv) - Thời hạn: là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Việc tuân thủ thời hạn khi thực hiện hành vi hay quyết định bắt, giữ hoặc giam người khác cũng là tiêu chí để đánh giá tính hợp pháp như thời hạn giữ người, thời hạn tạm giữ, tạm giam trong Tố tụng hình sự; thời hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính hành chính. Khi hết thời hạn này thì phải phải trả tự do cho người bị giam giữ.

Trong trường hợp “Bắt người phạm tội quả tang”, vấn đề thời hạn đặt ra là “Giải ngay người bị bắt đến Cơ quan Công an…”. Trên thực tế có những vụ án, sau khi chủ nhà bắt được kẻ trộm mà không giải ngay lên Cơ quan chức năng, vẫn “neo giữ” kẻ trộm lại thì trường hợp này, xác định chủ nhà bắt kẻ

trộm là “Bắt người phạm tội quả tang” được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, việc giữ kẻ trộm lại dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn cũng bị xử về tội “Giữ

người trái pháp luật”38.

(v) - Thời hiệu: Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy

định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự”39. Như vậy, hết thời hạn: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thì người phạm tội khơng phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mình đã gây ra. Đồng thời, họ cũng không phải chịu các biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự như bắt, tạm giữ, tạm giam.

b) Đánh giá “Tính hợp pháp” của hành vi bắt, giữ hoặc giam người:

Như phần trên đã đề cập đến 05 tiêu chí để đánh giá “Tính hợp pháp”.

Thực tế, việc đánh giá chỉ có 3 tiêu chí chính là thẩm quyền, nội dung và trình tự, thủ tục, tiêu chí thời hạn, thời hiệu là tiêu chí nhỏ nằm trong tiêu chí trình tự,

38 “Vụ “bắt trộm bị tuyên án”: Tòa cấp cao rút hồ sơ lên xem xét”, Https://tuoitre.vn/vu-bat-trom-bi-tuyen-

an-toa-cap-cao-rut-ho-so-len-xem-xet-1262446.htm. Truy cập ngày 15/8/2020.

thủ tục. Khi đánh giá tính hợp pháp thì Cơ quan, người áp dụng pháp luật phải đánh giá đủ cả 05 tiêu chí trên, nhưng ngược lại để đánh giá “Tính không hợp

pháp”hay “Tính trái pháp luật” thì chỉ cần khơng đảm bảo 1/5 tiêu chí là có thể

đánh giá được như về tiêu chí “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự” đã hết thì khơng cần quan tâm đến các vấn đề khác, việc bắt, giữ hoặc giam theo thủ tục tố tụng hình sự trong trường hợp này là trái pháp luật.

Trong 5 tiêu chí, tiêu chí về trình tự, thủ tục là tiêu chí yếu nhất. Đây thông thường là lỗi vô ý, do sơ sót về nghiệp vụ. Bởi có những vi phạm về trình tự, thủ tục nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi không đáng kể, không làm sai lệnh bản chất vụ việc, cũng như không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngươi bị bắt, giữ, giam. Trong trường hợp này, mặc dù có vi phạm về trình tự, thủ tục nhưng vẫn không bị đánh giá là không hợp pháp như bắt người vào ban đêm mà không phải trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang hay tuy có lệnh bắt nhưng không đọc lệnh khi bắt;… hoặc hành vi tạm giữ người theo thủ tục hành chính mà khơng có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền trong lĩnh vực này…

Trên thực tế, hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật rất đa dạng và phức tạp; tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau. Cho nên, chúng tôi thống nhất với quan điểm là chỉ xử lý TNHS đối với các hành vi sau40:

(i) Người khơng có thẩm quyền mà bắt, giữ hoặc giam người (Trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc bắt người đang có lệnh truy nã);

(ii) Người tuy có thẩm quyền nhưng lại bắt, giữ hoặc giam người khơng có căn cứ theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, người áp dụng pháp luật khi đánh giá “Tính hợp pháp” của hành vi hay quyết định bắt, giữ hoặc giam người thì phải căn cứ trên các quy định của BLTTHS năm 2015 và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Đánh giá dựa trên 5 tiêu chí gồm: Thẩm quyền; Nội dung; Trình tự, thủ tục; Thời hạn; Thời

40 Trịnh Tiến Việt, Nguyễn Thị Thanh (2011), Pháp luật về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và

hiệu. Qua trình đánh giá là một hoạt động tư duy khoa học và phải phù hợp với thực tiễn.

2.3.2.2. Hoàn thiện các quy định tại Điều 157 BLHS năm 2015

- Thứ nhất, cần quy định rõ thời hạn một người có hành vi bắt, giữ hoặc giam người khác trái pháp luật thì bị coi là tội phạm. Chúng tơi thống nhất với ý kiến cho rằng, không cần quan tâm đến thời hạn bao lâu của việc bắt, giữ, giam mà chỉ cần có hành vi bắt, giữ hoặc giam người khác trái pháp luật là cấu thành tội phạm. Vấn đề thời hạn giam, giữ sẽ ảnh hướng đến việc quyết định hình phạt, cụ thể, khi thực hiệ hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong thời gian càng lâu thì tính chất nguy hiểm cho hành vi cao hơn các trường hợp thơng thường khác thì TNHS của người đó cũng phải cao hơn.

- Thứ hai, điểm c khoản 3 Điều Điều 157 quy định tình tiết định khung “Đối với người đang thi hành công vụ”. Như đã phân tích ở mục trước, nạn

nhân phải là người đang thi hành công vụ, vấn đề công vụ của nạn nhân là đang hiện hữu và việc thực hiện bắt, giữ hoặc giam người đó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề cơng vụ của người đó. Cịn như đã hoặc sẽ thi hành cơng vụ thì khơng thuộc tình tiết định khung này. Theo chúng tôi việc quy định như vậy là chưa hợp lý. Bởi vì đã hoặc sẽ thi hành cơng vụ cũng là vì lý do cơng vụ của nạn nhân và khi thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người khác vì lý do cơng vụ có cùng chung tính chất, mức độ nguy hiểm như với người đang thi hành cơng vụ. Do đó, chúng tơi thấy như vậy là thiếu sót cần phải được bổ sung cho đầy đủ như sau:“Đối với

người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân”.

- Thứ ba, theo quy định tại Điều 157 BLHS năm 2015, chúng ta thấy các

Một phần của tài liệu Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo luật hình sự việt nam (Trang 61 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)