2.2. Một số bất cập, vướng mắc trong quy định và áp dụng các quy định
2.2.2. Định tội danh trong trường hợp thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam
giam người trái pháp luật là cơ sở để sau đó thực hiện hành vi phạm tội khác
Vụ án số 4: Bản án số 279/2018/HSST ngày 19/11/2018 của TAND quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, được tóm tắt như sau:
Cuối năm 2015, Trương Tấn Hồng có th xe ô tô hiệu Kia Rio biển số 65A-070.26 của Võ Văn Tám để lái xe dịch vụ. Đến tháng 12/2016, Hồng vi phạm luật giao thơng nên bị Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Cần Thơ tạm giữ phương tiện, xử phạt Hoàng số tiền 17.000.000 đồng về hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe. Do khơng có tiền đóng phạt nên Hoàng đưa biên bản vi phạm cho Võ Văn Tám đi đóng tiền đề lấy xe về. Sau đó, Tám nhiều lần địi Hồng phải hồn trả chi phí đóng phạt và tiền giữ xe, với số tiền 37.600.000 đồng nhưng Hồng khơng đồng ý và cũng khơng hoàn trả tiền cho Tám. Đến khoảng 22 giờ ngày 23/12/2016, Tám phát hiện Hoàng trong vũ trường V18 nên rủ thêm Hồ Minh Triết, Huỳnh Nhật Hịa và Dương Hồng Vũ cùng đi trên xe ơ tơ 07 chỗ đi tìm Hồng đòi lại số tiền đã nợ. Tám điều khiển xe dừng lại trước Cơng viên Ninh Kiều phía đối diện Vũ trường V18, Tám xuống xe đi bộ về hướng vũ trường V18 để tìm Hồng. Sau đó, Hồng và Tám đi ra từ vũ trường V18 về hướng quán cà phê Hoa Cau. Tại đây giữa Hoàng và Tám xảy ra cự cải, Tám dùng tay đánh nhiều cái vào mặt Hoàng gây chảy máu. Bảo vệ vũ trường V18 thấy vậy chạy lại ngăn cản thì Tám u cầu Hồng lên xe ơ tơ của Tám. Vũ thấy Tám và Hoàng đi qua nên mở cửa phía sau cho Tám và Hồng lên xe, Hoàng ngồi giữa Tám và Vũ. Tám kêu Triết điều khiển xe đến Công an để giải quyết, Hịa ngồi ghế phía trước ngang với Triết. Trên xe, Vũ đề nghị với Tám là chở Hoàng lại chỗ vắng, ép Hoàng viết biên nhận nợ đưa Tám trước, rồi chở đến Công an. Tám đồng ý nên kêu Triết chạy xe xuống bến phà cũ đường Trần Phú. Trên đường đi Tám tiếp tục dùng tay đánh nhiều cái vào mặt Hồng. Khi đến trước cổng Cơng an thành phố Cần Thơ, Triết cho xe dừng lại, Tám lại dùng tay đánh vào mặt Hoàng, do bị đánh nhiều lần nên Hoàng hứa với Tám sẽ trả mỗi tháng 3.000.000 đồng nhưng Tám không đồng ý, Tám buộc anh Hoàng phải trả mỗi tháng là 5.000.000 đồng. Nhưng Hồng từ chối do khơng có khả năng trả mỗi tháng 5.000.000 đồng. Nghe vậy, Tám yêu cầu Triết điều khiển xe đi vào đường nhánh của bến phà cũ (nơi vắng người qua lại) rồi dừng xe lại,
Triết, Vũ và Hòa xuống xe đi vệ sinh, còn Tám ngồi trên xe, tiếp tục dùng tay đánh vào mặt Hồng.
Sau đó Tám đồng ý cho Hoàng trả mỗi tháng 3.000.000 đồng nhưng yêu cầu Hồng phải đến Cơng an phường An Hội, viết tờ cam kết thừa nhận có thiếu Tám số tiền 37.600.000 đồng. Tám yêu cầu Triết điều khiển xe chở tất cả đến Công an phường An Hội, trước khi vào trụ sở Cơng an phường Tám lấy áo khốc lau máu trên mặt cho Hoàng. Tuy nhiên, do việc mượn tiền là giao dịch dân sự nên đồng chí Nguyễn Thành Nam cán bộ Công an phường không đồng ý làm người chứng kiến nên tất cả tiếp tục ra xe đi về hướng công viên Hùng Vương, lúc này người điều khiển xe là Vũ. Trên đường đi Tám tiếp tục dùng tay đánh vào mặt Hồng, khi xe gần tới cơng viên Hùng Vương thì điện thoại di động của Hồng đổ chng (có cuộc gọi đến). Tám phát hiện nên dùng tay móc lấy điện thoại di động này của Hoàng. Do sợ bị đánh và phía Tám đơng người nên Hồng khơng dám phản ứng mà chỉ năn nỉ Tám đừng lấy điện thoại nhưng Tám không đồng ý. Khi Tám lấy điện thoại di động của Hồng thì Vũ, Triết và Hịa nhìn thấy nhưng khơng ngăn cản, Vũ cịn cho rằng điện thoại của Hoàng trị giá khoảng 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Sau khi lấy được điện thoại, Tám tháo sim trả cho Hoàng, rồi yêu cầu Hoàng xuống xe. Sau khi xuống xe, Hồng đến Cơng an phường Tân An trình báo vụ việc và yêu cầu xử lý đối với Tám.
Hội đồng định giá tài sản thuộc Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều xác định điện thoại di động hiệu Iphone 6 plus màu gold có giá trị 8.400.000 đồng.
Tại biên bản khám xét dấu vết thân thể của anh Trương Tấn Hoàng, ngày 24/12/2016 (kèm theo ảnh) thể hiện như sau: Vùng trên chân mày phải có kích thước 4x1 cm; vết bầm mắt phải; vùng mắt trái rách đuôi chân mày trái dài 3cm, bầm tụ máu toàn bộ vùng mắt trái; vết thương vùng má trái 2 vết có kích thước lx5cm hai đường bằng nhau; môi trên bên trái bị rách khoảng 2cm, răng hàm trên số 3 bên trái bị mẻ 1/2; vùng lỗ tai và sau tai bên phải có vết bâm tụ máu kích thước 8x8cm, vết bầm vùng ngực phải.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 279/2018/HS-ST ngày 19/11/2018 của TAND quận Ninh Kiều, áp dụng Khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999, xử phạt: Bị cáo Võ Văn Tám 03 năm tù, cùng tuyên phạt 3 bị cáo: Dương Hồng Vũ, Hồ Minh Triết, Huỳnh Nhật Hịa 01 năm 06 tháng tù.
Vụ án số 5: Bản án số 208/2007/HS-ST ngày 25/6/2017 của TAND Thành phố Hà Nội, được tóm tắt như sau:
Ngày 18/01/2006, sau khi Đỗ Đức Đăng (15 tuổi 3 tháng 29 ngày) dọn dẹp vệ sinh nhà cho Trần Việt Dũng. Dũng phát hiện bị mất một lắc tay bằng vàng ý và một răng nanh lợn rừng bọc vàng trắng. Do nghi cho Đăng lấy trộm nên Dũng đã sai Trần Mạnh Khơi đi tìm Đăng để gặp Dũng, Trần Thu Hằng, La Văn Dũng, Cao Việt Minh, Văn Thành Công, Đặng Anh Tuấn nhằm trấn áp Đăng. Khi hỏi, Đăng nhận đã lấy trộm tài sản của Dũng rồi đem bán lắc vàng được 1.200.000 đồng, cịn răng nanh thì cất giấu ở đâu khơng nhớ. Trần Việt Dũng và đồng bọn tiếp tục tra hỏi và đánh đập Đăng. Đến khoảng 3 giờ sáng ngày 19/1/2006, Dũng, Hằng cùng đồng bọn đưa Đăng lên tầng 2 nhà số 135 phố Tân Âp, Hà Nội tiếp tục đánh đập, trói Đăng. Việt Dũng sai Cơng, Khơi, La Văn Dũng canh giữ Đăng từ 3 giờ sáng đến 10 giờ sáng ngày 19/01/2006. Đến 10 giờ ngày 19/01/2006, Việt Dũng đã bảo Văn Dũng cởi trói để đưa Đăng ra phố Hàng Bạc, để chuộc lại tài sản do Đăng lấy trộm của Việt Dũng nhưng khơng tìm được cửa hàng đã mua đồ do Đăng bán, Văn Dũng lại đưa Đăng về nhà số 135 phố Tân Âp tiếp tục giữ Đăng. Đến khoảng 19 giờ ngày 19/01/2006, Việt Dũng sai Khôi và Văn Dũng đưa Đăng về nhà để yêu cầu bố, mẹ Đăng phải trả tiền bồi thường. Bà Hải (mẹ Đăng) bảo đưa ra Công an giải quyết nhưng Hằng không đồng ý, rồi Hằng dùng tay tát nhiều cái vào mặt Đăng và dùng ống nước chọc vào chân làm Đăng đau khóc. Thấy thế bà Hải đã phải viết “Giấy nhận nợ” 4.000.000đ và Dũng đã cho về.
Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã xử Trần Việt Dũng: 15 tháng tù về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật” và 12 tháng tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Trần Thu Hằng: 12 tháng tù về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”; 12 tháng tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Văn Thành Công: 10 tháng tù, Trần Mạnh Khôi: 12 tháng tù, La Văn Dũng: 12 tháng tù, Trương Mạnh Chí: 12 tháng tù, cho hưởng án treo về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”.
Qua 2 vụ án số 4, 5 nêu trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy được điểm chung trong tình tiết các vụ án là các bị hại đều có nợ tiền của các bị cáo. Các bị cáo thực hiện hành vi bắt giữ con nợ với mục đích là địi được số tiền các con nợ còn thiếu. Đối với vụ án số 4, các bị cáo có hành vi bắt, giữa và đánh bị hại để ép buộc bị hại trả lại số tiền bị hại thực nợ bị cáo. Cũng như vụ án số 4, vụ án số 5,
bị hại tuy có nợ tiền một trong các bị cáo, tuy nhiên các bị cáo này đã có hành vi bắt, giữ bị bại, đe dọa, ép bị hại ghi số tiền nợ vượt quá số thực nợ, buộc người nhà của bị hại phải đến trả số tiền này thì bị hại mới được thả. Hai vụ án có nhiều điểm tương đồng như phân tích ở trên, nhưng khi xét xử Tịa án lại có cách định tội danh khác nhau.
Theo quan điểm của tác giả thì việc định tội danh trong vụ án số 5 là đúng bởi, các bị cáo vừa có hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của bị hai, vừa có hành vi sử dụng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của bị hại thì cần phải xét xử các bị cáo về hai tội “Bắt, giữ người trái pháp luật” và một tội phạm khác liên quan
đến xâm phạm sở hữu. Do đó, trong vụ án số 4, ngồi tội “Cướp tài sản” thì Tịa án cần xét xử các bị cáo về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”.
Quay lại vụ án số 1, các bị cáo cũng có hành vi bắt, giữ con nợ. Qua bản án thì xác định được là Nông Hữu N mới là người nợ tiền của Hứa Văn D, 3 người Trung Quốc là người nợ tiền của Nông Hữu N. Việc Hứa Văn D bắt, giữ 3 người Trung Quốc để tạo áp lực trả nợ là không đúng đối tượng. Hơn nữa, tiền nợ trong vụ án này là tiền mua bán ma túy, đây là quan hệ giao dịch dân sự không hợp pháp. Qua nghiên cứu các tình tiết có trong bản án thì thấy, Nơng Hữu N đã có hành vi uy hiếp tinh thần của 03 người Trung Quốc nhằm chiếm đoạt tài sản. Cho nên, Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn chỉ xét xử Nông Hữu N cùng đồng phạm về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”, mà không xử về tội “Cưỡng đoạt tài sản” là có thiếu sót.