2.2. Một số bất cập, vướng mắc trong quy định và áp dụng các quy định
2.2.4. Tòa án áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, quyết định hình phạt khơng
tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội
- Thứ nhất, Tòa án khi xét xử quyết định hình phạt thiếu tình tiết tăng nặng Vụ án số 6: Bản án số 316/HS-PT ngày 17/3/2005 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, được tóm tắt như sau:
Khoảng 15 giờ 30 phút, ngày 09/02/2004, sau khi nhận được tin báo trong lúc uống rượu, Lê Văn Bé Tư dùng tay đánh ơng Thuận rách da ở gị má (P) dài 04cm, bầm mặt trong cánh tay (T) KT (0,6x15)cm. Được sự phân công của Trưởng Công an xã Mỹ Hội, Trần Văn Bảo – Công an viên, cùng với Trần Văn Út – Dân quân xã đội, đến nhà Trần Minh Tuấn (Tuấn là Công an viên xã, cũng là cháu nội ông Thuận) để Tuấn dẫn đường đi gặp ông Thuận để xác minh, nắm tình hình việc ơng Thuận bị đánh. Khi đi Bảo và Út mang theo công cụ hỗ trợ gồm 01 còng số 8 và 01 cây dùi cui.
Sau khi nghe ơng Thuận trình bày sự việc, Bảo, Tuấn không lập biên bản xác minh; Bảo, Tuấn và Út không xin phép ý kiến Ban chỉ hủy Công an xã mà tự ý thống nhất đến nhà Bé Tư mời Bé Tư về Công an làm việc. Trên đường đi Tuấn nói: “Nếu Bé Tư khơng chịu đi, chống cự thì sử dụng cịng khóa tay, bắt,
dẫn giải Bé Tư về xã”. Ý kiến của Tuấn được Bảo và Út đồng ý. Tại nhà Bé Tư,
Bảo yêu cầu Bé Tư về Công an xã làm việc nhưng do đã say rượu Bé Tư không đồng ý đi và chửi thề. Út đưa còng cho Tuấn và cùng với Bảo mỗi người một bên ơm Bé Tư để Tuấn dùng cịng số 8 còn hai tay Bé Tư lại, tư thế tay để phía trước, sau đó khiêng Bé Tư xuống xuồng. Khi xuồng đến, Bảo tháo còng cho Bé Tư, cùng với Út và Tuấn đưa Bé Tư xuống xuồng, cịn Bảo và Tú chạy về trước bằng xe mơ tô.
Út ngồi sau điều khiển xuồng máy, Tuấn ngồi trước mũi canh Bé Tư nằm giữa xuồng (cạnh Tuấn). Khi xuồng máy chạy khoảng 270m trên Kênh 8 đến khu vực thuộc ấp Mỹ Chánh B, Mỹ Hội lúc này khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày, Bé Tư đang nằm, dùng chân đạp vào người Tuấn, sau đó ngồi dậy nắm áo Tuấn kéo Tuấn cùng nhảy xuống kênh. Tuấn vùng vẫy thốt được và bị lên xuồng. Riêng Bé Tư chới với ngoi lên mặt nước 01 lần rồi chìm mất, Tuấn và Út không cứu vớt được. Kết luận giám định tử thi xác định: Lê Văn Bé Tư chết do ngạt nước.
Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm cùng xác định các bị cáo Trần Văn Bảo, Trần Văn Út, Trần Minh Tuấn có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và trên đường dẫn giải Bé Tư về trụ sở Công an xã đã để cho Lê Văn Bé Tư chết. Cho nên, tuyên bố các bị cáo Trần Văn Bảo 06 năm tù; Trần Văn Út 06 năm tù; Trần Minh Tuấn 07 năm tù về tội “Bắt giữ người trái pháp luật” theo quy định định tại khoản 3 (Gây hậu quả nghiêm trọng) Điều 123 BLHS năm 1999.
Qua nghiên cứu nội dung vụ án trên, chúng ta thấy các bị cáo được xét xử theo quy định của Điều 123 BLHS năm 1999 về tội “Bắt giữ người trái pháp luật”. Giả sử, nếu vụ án được xét xử theo quy định của BLHS 2015, thì
hành vi của các bị cáo này tuy thuộc trường hợp đã “Thực hiện việc bắt, giữ, giam người khơng có lệnh, quyết định theo quy định của luật” nhưng về mặt
chủ thể, các bị cáo khơng phải là người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến việc bắt, giữ, giam người. Cho nên, vẫn không bị xét xử về tội “Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật” theo quy định tại Điều 377
BLHS năm 2015. Về khung hình phạt (Khoản 3 – Gây hậu quả nghiêm trọng) và tội danh (Điều 123 BLHS năm 1999) là đúng. Tuy nhiên, bản án trên đã áp dụng thiếu tình tiết tăng nặng, bởi các bị cáo này này là Cơng an viên, các bị
cáo có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình đã chuẩn bị cịng số 8, lợi dụng việc đi xác minh khi nhận được tin báo từ nhân dân để còng tay bị hại, bắt bị hại lên thuyền để chở về trụ sở Công an trái pháp luật. Hành vi này của các bị cáo đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người chiến sỹ Cơng an, gây bất bình trong dư luận. Do đó, cần phải áp dụng tình tiết tăng nặng “Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999
nay là điểm c khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.
- Thứ hai, cũng như chưa có nhận thức thống nhất phạm vi áp dụng Điều
157 BLHS 2015, việc đánh giá sai phạm ở khâu nào (dựa vào nội dung, thẩm quyền, thủ tục về tạm giữ, giam), tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đến đâu mà quyết định việc có tội hay khơng có tội, mức độ xử lý như thế nào. Thực tế cũng tồn tại những trường hợp khi thực hiện việc bắt, giữ, giam người đúng thẩm quyền và căn cứ nhưng khơng đúng một số thủ tục nhưng thấy rằng, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội là khơng đáng kể thì khơng xử lý TNHS.