2.2. Một số bất cập, vướng mắc trong quy định và áp dụng các quy định
2.2.1. Bất cập trong việc định tội danh đối với tội bắt, giam hoặc giữ ngườ
định của BLHS hiện hành về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
2.2.1. Bất cập trong việc định tội danh đối với tội bắt, giam hoặc giữ người trái pháp luật người trái pháp luật
Qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng tội bắt, giam hoặc giữ người trái pháp luật trong thời gian qua cho thấy:
- Thứ nhất, chưa có sự thống nhất về mặt thức đối với các khái niệm như “Bắt” , “Giữ”, “Giam” trong tội bắt, giam hoặc giữ người trái pháp luật
Thực tế cho thấy, các quy định của pháp luật hiện hành chưa có khái niệm rõ ràng như thế nào được coi là “bắt”, “giữ”, “giam” để thống nhất về mặt nhận thức. Trên thực tiễn các hành vi bắt, giữ, giam người có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ở góc độ đời thường hay góc độ pháp lý, để phân biệt các hành vi này rất khó khăn; Như phân biệt giữa “Giữ” và “Giam”, giữa “làm cho ở nguyên một
chỗ, khơng có sự xê dịch” và “bị ràng buộc, không cho tự do”. Giữa BLHS,
BLTTHS và Luật xử lý vi phạm hành chính, các thuật ngữ trên được định nghĩa và hiểu cũng không thống nhất. Điều 157 BLHS năm 2015 là “Bắt”, “Giữ”, “Giam”; BLTHS năm 2015 là“Bắt”, “Tạm giữ” và “Tạm giam”; Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 là “Tạm giữ”…. Cho thấy, sự không phù hợp về mặt thuật ngữ sẽ dẫn đến nội hàm của chúng sẽ khác nhau, cách hiểu cũng sẽ khác nhau. Thuật ngữ “Tạm” với ý nghĩa có sự giới hạn về mặt thời gian một cách rõ ràng. Như vậy, đứng trước u cầu đó cần địi hỏi phải có sự thống nhất về cách hiểu các thuật ngữ này.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 157 BLHS năm 2015 gồm 3 hành vi độc lập đó là hành vi “Bắt”, “Giữ” hoặc “Giam”. Tuy nhiên, trên thực tế hành vi “Bắt” khơng hồn toàn độc lập với hành vi “Giữ” hoặc “Giam”. “Bắt” là tiền
đề để thực hiện “Giữ” hoặc “Giam”, chứ khơng thể có hành vi “Bắt” một cách đơn thuần, tồn tại riêng lẻ được và ngược lại “Giữ” hoặc “Giam” là mục đích
của việc thực hiện hành vi “Bắt”. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc định tội danh. Những vướng mắc như trên được thể hiện qua thực tiễn sau:
Vụ án số 01: Bản án số 42/2019/HS-ST ngày 09/9/2019 của TAND tỉnh Lạng Sơn, được tóm tắt như sau:
Ngày 23/3/2019, Nơng Ngọc P, Lý Chấn V và A Q từ Trung Quốc sang nhà Nông Hữu N và ngủ đêm tại nhà Nông Hữu N. Khoảng 09 giờ, ngày 24/3/2019, Hứa Văn D rủ Vy Văn P đến nhà Nơng Hữu N địi nợ tiền bán ma túy cho N. Nông Hữu N bàn với Hứa Văn D đưa 03 người Trung Quốc ra thành phố Lạng Sơn, tỉnh Sơn La để giữ lại đòi tiền. Do trước đó, 03 người Trung Quốc này cịn nợ tiền mua ma túy của Nơng Hữu N. Hứa Văn D đồng ý. Sau đó, Nơng Hữu N, Hứa Văn D, Vy Văn P đưa Lý Chấn V, Nông Ngọc P và A Q đến khách sạn của Triệu Ký V uống nước, nói chuyện. Tại đây, Nơng Hữu N, Hứa Văn D nhắc lại chuyện đòi nợ với 03 người Trung Quốc và đe dọa nếu khơng trả tiền thì khơng được về, bị nhốt lại và không cho ăn. Các bị cáo cho A Q về Trung Quốc chuẩn bị tiền chuộc. Sau khi thả A Q về, Hứa Văn D cùng Vy Văn D đưa Nông Ngọc P và Lý Chấn P đến nhà nghỉ Hoa Sen để nghỉ. Tối hơm đó, Hứa Văn D và Vy Văn P ở lại nhà nghỉ để trông giữ Nông Ngọc P và Lý Chấn V.
Sáng ngày 25/3/2019, Nông Hữu N đến nhà nghỉ Hoa Sen để bàn bạc với Hứa Văn D cách đòii tiền và cho Lý Chấn V và Nông Ngọc P gọi điện thoại về cho A Q. A Q có nói là khơng thu xếp được tiền, phải cho Nơng Ngọc P về mới thu xếp được tiền. Nông Hữu N và Hứa Văn D thống nhất giữ Lý Chấn V ở lại nhà nghỉ Hoa Sen và thả Nông Ngọc P về Trung Quốc.
Sáng ngày 26/3/2019, Nông Hữu N, Hứa Văn D và Vy Văn P đưa Lý Chấn V đến nhà nghỉ S th phịng và giữ lại đó, chiều cùng ngày cả ba người đưa Lý Chấn V đến nhà nghỉ H giữ lại ngủ qua đêm.
Trưa ngày 27/3/2019, nhóm Nơng Hữu N, Hứa Văn D và Vy Văn P đưa Lý Chấn V đến nhà nghỉ H1 thuê phòng 301 để ở, cử Hứa Văn D và Vy Văn P tiếp tục trong coi Lý Chấn V.
Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn tuyên bố các bị cáo Nông Hữu N, Hứa Văn D và Vy Văn P phạm tội “Giữ người trái pháp luật”.
Qua bản án số 01 cho ta thấy, Tịa án chỉ xem xét các bị cáo Nơng Hữu N, Hứa Văn D và Vy Văn P về hành vi “Giữ người trái pháp luật” mà không xem xét các bị cáo này có hành vi “Bắt người trái pháp luật”. Trong vụ án này, các
bị cáo có hành vi giữ các bị hại đưa từ nơi này qua nơi khác cho nên hành vi
“Giữ người trái pháp luật” là rõ ràng. Còn đối với hành vi “Bắt người trái pháp luật”, có thể Tịa án cho rằng các bị hại tự đến nhà các bị cáo nên khơng có hành
vi “Bắt người trái pháp luật”. Theo quan điểm của cá nhân thì chúng tơi khơng đồng tình với quan điểm trên, bởi khi các bị hại đến nhà các bị cáo, các bị cáo có lời nói và hành vi “đe doạ” như “nếu khơng trả tiền thì khơng được về, bị nhốt
lại và khơng cho ăn” Các bị cáo đã có hành vi uy hiếp về mặt tinh thần các bị hại
làm cho các bị hại khơng dám rời đi. Do đó, theo chúng tơi với những tình tiết này các bị cáo cũng đã có hành vi “Bắt người trái pháp luật”.
Vụ án số 02: Bản án số 50/2019/HS-ST ngày 20/9/2019 của TAND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, được tóm tắt như sau:
Do yêu cầu chị Nguyễn Thị H và Trần Thị L trả nợ nhưng những người này chưa có khả năng trả nên khoảng 14 giờ 30 phút, ngày 07/12/2018, Nguyễn Văn C yêu cầu chị Nguyễn Thị H và Trần Thị L đến nhà C để thỏa thuận việc trả nợ. Sau khi chị H và chị L đến nhà, Nguyễn Văn C đã dùng hai sợ dây dù, mỗi sợi dài khoảng 60cm đến 70cm bắt, trói hai tay chị H và chị L lại, dùng điện thoại di động hiệu Oppo quay lại cảnh chị H và chị L bị trói, đồng thời yêu cầu viết giấy ghi nợ đối với số tiền đã vay, tổng là 310.000.000 đồng, trong đó, chị H vay 110.000.000 đồng và chị L vay 200.000.000 đồng. Sau khi viết giấy nợ xong, C để chị H và chị L ra về.
Tòa án nhân dân huyện Đắk Song tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn C phạm tội
“Bắt người trái pháp luật”.
Ngược lại với bản án số 01, Tòa án chỉ xem xét bị cáo Nguyễn Văn C về hành vi “Bắt người trái pháp luật”, mà không xem xét về hành vi “Giữ người trái pháp luật”. Về thực tế và lý luận thì khơng thể có hành vi “Bắt” đơn thuần
mà sau đó khơng có hành vi “Giữ” . Qua tình tiết vụ án cho thấy, C sau khi thực hiện hành vi trói tay H và L, rồi dùng điện thoại quay lại cảnh H và L bị trói, sau đó bắt H và L viết giấy nợ, thì khoảng thời gian từ lúc trói cho đến sau khi viết giấy nợ, H và L được thả ra về là C đã thực hiện hành vi giữ H và L trong một khoảng thời gian. Mặc dù, khoảng thời gian này có diễn ra nhanh nhưng theo quan điểm của chúng tơi thì Nguyễn Văn C đã thực hiện hành vi “Giữ người trái
pháp luật”. Như vậy, hành vi của Nguyễn Văn C cần được định tội danh lại là “Bắt, giữ người trái pháp luật.
- Thứ hai, vấn đề xác định tội danh trong trường hợp thực hiện nhiều hành
vi phạm tội
Hiện nay, thực tiễn có những tranh luận về việc định tội danh đối với trường hợp một người (hay nhiều người) thực hiện một, hai hoặc cả ba hành vi phạm tội.
Cụ thể, là khi thực hiện hành vi bắt rồi sau đó giữ người thì tội danh sẽ là gì? Ngay cả về mặt lý luận hay trên thực tế cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm cho rằng, phạm tội “Giữ người trái pháp luật”, vì hành vi “Bắt” bị thu hút vào hành vi “Giữ”; cũng có quan điểm cho rằng, phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” (Khơng có dấu phẩy giữa từ bắt và giữ). Đây là điều cần
phải tiếp tục được nghiên cứu để tiến tới áp dụng thống nhất trên thực tế.
Vụ án số 03: Bản án số 213/HS-ST ngày 13/5/2009 của TAND tỉnh T, được tóm tắt như sau:
Chị Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Minh Đăng có tình cảm với nhau. Trong một lần cãi vã, Đăng có đánh cháu Quang là con riêng của chị Hồng. Chị Hồng có kể chuyện này với anh họ mình là Tăng Văn Dũng. Ngày 17/6/2009, Dũng bèn rủ An, Kiên, Đức cùng đi dạy cho anh Đăng một bài học. Khi anh Đăng đang ngồi nói chuyện với chị Hồng thì cả bốn người xơng vào đánh anh Đăng. Anh Đăng chống cự lại thì bị cả bốn người dùng dây điện trói anh Đăng lại. Q trình trói anh Đăng diễn ra khoảng 45 phút thì Dũng nói với ba người cịn lại
“Thơi, mình làm như vậy là chưa đúng đâu, phải đi báo cáo Công an xã thơi để họ giải quyết”. Sau đó, Cơng an huyện M đến cởi trói cho anh Đăng và lập biên
bản. Kết luận giám định thương tích anh Đăng bị tổn hại 6% sức khỏe, nhưng anh Đăng đã có đơn khơng u cầu xử lý về hình sự.
Tóa án nhân dân tỉnh T đã xử phạt Dũng 12 tháng tù về tội “Bắt người trái
pháp luật” và 03 tháng tù về tội “Giữ người trái pháp luật”; Còn 03 bị cáo khác
đều bị xử phạt 06 tháng tù về tội “Bắt người trái pháp luật” và 03 tháng tù về tội
Qua 3 vụ án số 1, 2 và 3, thì thấy, vấn đề xác định tội danh có sự khác nhau; Vụ án số 1, xét xử về 1 tội “Giữ người trái pháp luật”; Vụ án số 2, xét xử về 1 tội “Bắt người trái pháp luật”; Ngược lại, vụ án số 3, xét xử về 3 tội “Bắt
người trái pháp luật” và “Giữ người trái pháp luật”.
Từ sự không thống nhất về mặt lý luận dẫn đến sự khác nhau trong việc áp dụng pháp luật. Về mặt lý luận có một số quan điểm như sau: Theo tác giả Đinh Văn Quế35:
Điều 157 BLHS năm 2015 quy định 03 hành vi phạm tội khác nhau, đó là: “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” nhưng đều có cùng tính chất nên nhà làm luật quy định chung trong cùng một điều luật. Tuy nhiên, khi định tội cần lưu ý:
- Nếu chỉ có hành vi bắt người trái pháp luật mà khơng có hành vi giữ hoặc giam người trái pháp luật thì chỉ định tội là “Bắt người trái pháp luật” mà không định tội như điều luật ghi “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”;
- Nếu chỉ có hành vi giữ người trái pháp luật mà khơng có hành vi bắt hoặc giam người trái pháp luật thì chỉ định tội là “Giữ người trái pháp luật”;
- Nếu chỉ có hành vi giam người trái pháp luật mà khơng có hành vi bắt hoặc giữ người trái pháp luật thì chỉ định tội là “Giam người trái pháp luật”;
- Nếu người phạm tội vừa có hành vi bắt, vừa có hành vi giữ người trái pháp luật mà khơng có hành vi giam người trái pháp luật thì chỉ định tội là “Bắt,
giữ người trái pháp luật”;
- Nếu người phạm tội vừa có hành vi bắt, vừa có hành vi giam người trái pháp luật mà khơng có hành vi giữ người trái pháp luật thì chỉ định tội là “Bắt,
giam người trái pháp luật”;
- Nếu người phạm tội có cả 03 hành vi bắt, giữ và giam người trái pháp luật thì định tội là “Bắt giữ và giam người trái pháp luật” (Khơng có dấu “phẩy” và kết từ “hoặc”).
Chúng tơi đồng tình với 05 quan điểm đầu tiên của tác giả Đinh Văn Quế; Quan điểm phù hợp với thực tế của hoạt động đấu tranh và phòng ngừa
tội phạm; Như tại Quyết định giám đốc thẩm số 01/2013/HS-GĐT ngày 07/01/2013 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, nội dung vụ án thể hiện các bị cáo vừa có hành vi bắt, vừa có hành vi giữ người trái pháp luật. Cho nên, các bị cáo bị xét xử về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”. Quan điểm thứ 6, chúng
tôi khơng đồng tình về tên tội danh, bởi khi người phạm tội thực hiện cả 03 hành vi thì các hành vi này tuy cả 03 hành vi có cùng tính chất và hành vi này là tiền đề của hành vi sau, nhưng xét cho cùng đây vẫn là 03 hành vi riêng lẻ nên việc thể hiện tính riêng lẻ đó phải được thể hiện qua dấu “phẩy” và khơng có kết từ “và” trong tên tội danh. Tóm lại, nếu người phạm tội có cả 03 hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì định tội là “Bắt, giữ, giam người trái pháp luật”.
Ngồi ra, chúng ta có thể tham khảo cách xây dựng quy phạm pháp luật ở một số tội danh khác như: Theo BLHS năm 1999, Điều 267 quy định về tội
“Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” bao gồm cả 2 hành vi làm giả
con dấu, tài liệu và sử dụng con dấu, tài liệu giả. Nghĩa là, người phạm tội thực hiện 01 hoặc cả 02 hành vi hành vi làm giả con dấu, tài liệu và sử dụng con dấu, tài liệu giả thì chỉ xử về 01 tội và chịu 01 hình phạt; Đến BLHS năm 2015, Điều 341 quy định về 02 tội “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; “Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Nghĩa là, người
phạm tội khi thực hiện 1 trong 2 hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc sử dụng con dấu, tài liệu giả thì chỉ xử 1 tội và chịu 1 hình phạt, nhưng về tên tội danh sẽ có tương ứng với hành vi. Tuy nhiên, khi người phạm tội thực hiện cả 2 hành vi làm giả con dấu, tài liệu và sử dụng con dấu, tài liệu giả thì sẽ bị xử về 2 tội“Tội
làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, chịu 2 hình phạt và tổng hợp hình phạt chung.
Như vậy, đề truy cứu TNHS về từ 1 tội sang 2 tội, đầu tiên phải có sự thay đổi về cách xây dựng điều luật và có tương đồng với hành vi phạm tội.
Tóm lại, khi người phạm tội thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 hành vi đối với cùng một đối tượng tác động, có tính liên tiếp nhau, các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) thì chỉ xử về một tội và tên tội danh sẽ tương ứng với số lượng hành vi đã thực hiện.