Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Tổ chức phát triển quỹ đất thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 45 - 46)

CHƯƠNG 1 : PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT

2.2. Một số giải pháp hoàn thiện

2.2.2. Giải pháp về vốn

Nguồn vốn hoạt động dồi dào là một trong những cơ sở tiên quyết quyết định đến hiệu quả hoạt động của bất kỳ tổ chức nào. Hiện nay, nguồn vốn của Tổ chức phát triển quỹ đất là rất hạn hẹp, do vậy cần phải có những hỗ trợ từ nhiều nguồn để giúp nguồn vốn của tổ chức này đủ mạnh.

Pháp luật hiện hành đã tạo ra cơ chế hỗ trợ vốn cho Tổ chức phát triển quỹ đất rất hiệu quả, với nguồn vốn hỗ trợ rất lớn đó là nguồn vốn ứng từ Quỹ phát triển đất. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất quy định: "UBND cấp tỉnh được trích từ 30-50% nguồn thu hàng năm từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất để lập quỹ phát triển đất", và dùng Quỹ này để “ ứng vốn cho Tổ chức phát triển quỹ đất”.43 Nếu địa phương nào cũng có quỹ này, trích quỹ đúng và đủ theo quy định của pháp luật thì nguồn vốn hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên, số địa phương thành lập Quỹ phát triển đất cịn q ít so với Tổ chức phát triển quỹ đất được lập.44 Do vậy, trong thời gian tới, các tỉnh nên đẩy nhanh thành lập Quỹ đảm bảo một nguồn vốn đủ lớn để Tổ chức phát triển quỹ đất GPMB, tạo quỹ đất để phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch và hỗ trợ thực hiện một số chính sách do Nhà nước quy định đối với đối tượng bị thu hồi đất, đồng thời mở ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư tìm nguồn đất “sạch” có sẵn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, Tổ chức phát triển quỹ đất có thể đề nghị chính quyền địa phương cho phép dùng quỹ đất trống mà Tổ chức đang quản lý làm bãi gửi xe, cho thuê mặt bằng

43

Điểm a khoản điều 34 nghị định 69/2009/NĐ-CP

44

theo thông báo số 17/TB-VPCP ngày 22/2/2011 thì “Về thành lập Quỹ phát triển đất: căn cứ vào quy định tại Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có 13 tỉnh thành lập Quỹ phát triển đất, gồm: Thái Nguyên, Vĩnh Long, Tây Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Bình Phước, Bình Dương, Kiên Giang và Hà Giang.”

41

cho đến khi có dự án đầu tư. Nếu được chấp thuận, Tổ chức phát triển quỹ đất khơng chỉ có thêm nguồn vốn để hoạt động mà cịn tránh được tình trạng lãng phí đất đai.

Một phần của tài liệu Tổ chức phát triển quỹ đất thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)