CHƯƠNG 1 : PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện
2.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực:
Sẽ là phiến diện nếu như kiện toàn hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất mà khơng có các giải pháp hoàn thiện về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong Tổ chức này. Để nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Tổ chức phát triển quỹ đất nói riêng, cả nước nói chung, cơng tác cán bộ phải được tiến hành nghiêm túc, triệt để, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo tính pháp lý, dân chủ và văn minh. Theo hướng cải cách này, Nhà nước cần tiếp tục có những thay đổi trong việc tuyển dụng, đãi ngộ, đánh giá năng lực, phẩm chất công chức.
Đầu tiên, cần có sự thay đổi trong việc tuyển dụng cán bộ.
Hiện nay, việc tuyển dụng cán bộ của nước ta chủ yếu qua thi tuyển. Về cơ bản hình thức này mang tính dân chủ, cơng khai, có tính cạnh tranh cơng bằng. Tuy nhiên, nội dung thi, Hội đồng tuyển dụng trong kỳ thi tuyển cán bộ vẫn còn nhiều điều đáng phải bàn.
Ngoài nội dung chuyên ngành, những người dự thi đều phải thi ngoại ngữ và tin học. Điều này, theo tác giả là bất hợp lý. Thực tiễn quản lý đất nước hiện nay cho thấy, không phải bất kỳ vị trí cơng tác nào cũng cần phải có ngoại ngữ. Do đó, nếu bắt buộc phải thi ngoại ngữ thì sẽ có rất nhiều người giỏi chun mơn nhưng khơng đạt ngoại ngữ sẽ trượt. Vì vậy, nên xem xét lại nội dung thi theo hướng chỉ thi ngoại ngữ trong những vị trí cần thiết.
Để tuyển dụng cán bộ, Hội đồng thi tuyển công chức cấp tỉnh sẽ là đơn vị tổ chức thi tuyển. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng khơng tham gia trực tiếp nên nhiều khi nội dung thi không phù hợp. Bên cạnh đó, thành viên hội đồng tuyển dụng là cán bộ sở, ban ngành địa phương, đi kèm với vô số mối quan hệ, nào là lãnh đạo cấp trên, rồi anh em họ hàng, biết bao người “gửi gắm” kèm theo “phong bao dày dặn”…Thực tế đó tác động rất lớn đến độ chính xác của q trình tuyển dụng cán bộ.
Do vậy, thiết nghĩ việc quan trọng nhất hiện nay là cần xây dựng, áp dụng một quy trình thi tuyển mà khơng cá nhân nào có thể tác động đến kết quả kỳ thi, như thi trắc nghiệm trên máy chẳng hạn. Trong trường hợp cần thiết vẫn phải lập hội đồng thi tuyển thì phải lập một hội đồng tuyển dụng gồm những thành viên có đủ trình độ chun mơn, vốn là những người cơng tâm, thì khi đó chất lượng tuyển dụng mới được
42
đảm bảo. Trong việc bố trí cán bộ, đối với những người đã vượt qua kỳ thi tuyển nên bố trí đúng như vị trí đăng ký thi tuyển.
Thứ hai, trong việc đãi ngộ cán bộ cũng cần có sự điều chỉnh.
Trong những năm qua, chế độ tiền lương đã được cải tiến nhưng so với yêu cầu thì chưa giải quyết được căn bản đời sống của cán bộ, công chức. Lương công chức vẫn được trả theo bằng cấp, ngạch, thâm niên và chức vụ, rất bất cơng và hồn tồn khơng có tính khuyến khích. Do vậy, để giữ và thu hút người tài trong hệ thống cơng vụ, phải có chế độ đãi ngộ hợp lý, theo đó nên trả lương theo cống hiến và công trạng. Để trả lương, thưởng theo đúng công trạng, phải xác định được công việc do công chức đảm nhiệm với những mơ tả, tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Việc này mang tính kỹ thuật nên hồn tồn có thể thực hiện được.
Bên cạnh vấn đề lương, thì việc tạo mơi trường làm việc và cơ hội thăng tiến cho cán bộ cũng nên xem là vấn đề quan trọng trong việc giữ chân người tài. Bất kỳ ai, dù làm cho cơ quan nào cũng đều cần lương, song đối với những người có năng lực, tâm huyết thì đồng lương khơng phải là tất cả. Sự thăng tiến của bản thân, đóng góp trí tuệ của mình cho sự nghiệp phát triển của cơ quan, đơn vị là một ước mơ đối với người có tài năng và tâm huyết. Vì vậy, việc tạo mơi trường làm việc tốt, bình đẳng sẽ là tiền đề để cơng chức phát huy sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cuối cùng, trong việc đánh giá cán bộ cũng cần có sự thay đổi. Cách đánh giá cán bộ định kỳ (6 tháng và năm) hiện nay vẫn nặng về đánh giá “con người” hơn là đánh giá "công việc" mà họ đảm nhiệm. Trong khi đó, mức độ hồn thành cơng việc đã thể hiện rất rõ năng lực, sự nhiệt tình cống hiến của đội ngũ cán bộ. Do đó, cần phải xem mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức là một trong những yếu tố tiên quyết trong việc đánh giá cán bộ. Bên cạnh đó, trong việc đánh giá cán bộ nên đưa ra lấy ý kiến của nhân dân, đoàn thể liên quan chứ không dừng lại trong nội bộ cơ quan, tổ chức như hiện nay.