Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng đầutư và phát triển việt nam chi nhánhcần thơ (Trang 82 - 90)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN

4.3.3. Khả năng sinh lời

Bảng 11: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA BIDV CẦN THƠ (2007 – 2009)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Thu từ lãi Trđ 84.408 149.024 118.147

Thu ngoài lãi Trđ 16.021 25.238 68.975 Chi trả lãi Trđ 57.550 126.338 134.896 Chi ngoài lãi Trđ 27.758 34.834 42.808 Tài sản Có sinh lời BQ Trđ 856.711 990.809 2.265.584

Lợi nhuận ròng Trđ 10.887 9.425 6.781

Doanh thu Trđ 100.429 174.262 187.122

Tổng tài sản BQ Trđ 892.273 1.013.302 1.154.236 Vốn chủ sở hữu Trđ 25.621 21.341 26.147

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

ròng % 3,14 2,29 (0,74)

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận

biên ròng % (1,37) (0,97) 1,15

ROS % 10,84 5,51 3,62

ROA % 1,22 0,93 0,59

ROE % 42,49 44,16 25,93

(Nguồn: Tính tốn từ số liệu của phòng Kế hoạch - Tổng hợp BIDV Cần Thơ)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên rịng giảm qua các năm, thậm chí cịn mang giá trị âm vào năm 2009 có nghĩa là khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng của

vay khách hàng và thu nhập từ lãi cũng chủ yếu là thu từ lãi cho vay. Năm 2008, khi đầu tư vào 1 đồng tài sản Có sinh lời bình qn thì góp phần tạo được cho NH thêm 0,0229 đồng lợi nhuận ròng. Thế nhưng, đến năm 2009, cũng 1 đồng đầu tư vào tài sản Có sinh lời nhưng NH lại bị lỗ 0,0074 đồng. Khả năng sinh lời từ tín dụng ngày càng giảm là do năm 2008 NH gặp phải rủi ro tín dụng, nợ xấu tăng cao, mặc dù lãi suất cho vay cao nhưng chỉ có thể bù đắp lại phần nào những tổn thất cho NH chứ không thể khiến cho lợi nhuận tăng lên được. Năm 2009, lãi suất cho vay giảm mạnh trong khi nợ xấu có giảm nhưng khơng nhiều, mặt khác NH vẫn phải cạnh tranh trong huy động vốn khiến cho thu không bù được chi kết quả là hoạt động cho vay của NH bị thua lỗ. NH phải gánh chịu những rủi ro trong kinh doanh bởi lẽ khi mọi lợi nhuận đều thuộc về quyền thụ hưởng của NH thì mọi mất mát nếu có cũng phải do NH gánh lấy. Cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của NH và cũng mang lại lợi nhuận lớn nhất nên rủi ro cũng lớn nhất. Trong thực tế, khơng có bất kỳ một NH nào trên Thế giới này có thể chắc chắn rằng trong cuộc đời hoạt động của mình sẽ khơng gặp phải bất kỳ rủi ro tín dụng nào, dù rằng trước khi quyết định cho vay, NH nào cũng đã tính tốn và cân nhắc kỹ về uy tín cũng như khả năng tài chính của người vay. Đặc biệt, rủi ro tín dụng sẽ càng trầm trọng hơn khi suy thoái kinh tế hay lạm phát dẫn đến hàng loạt các DN làm ăn trong tình trạng lỗ lã và dĩ nhiên cái rủi của DN sẽ kéo theo cái rủi cho NH, cuối cùng thiệt hại là không thể tránh khỏi.

Tỷ lệ thu nhập ngồi lãi cận biên rịng lại cho thấy được triển vọng phát

triển các hoạt động dịch vụ của BIDV Cần Thơ. Năm 2007, các hoạt động phi tín dụng như kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, môi giới mua bán chứng khoán, bão lãnh, dịch vụ thanh toán chưa phát triển mạnh và chưa đem lại thu nhập cho NH, chi lớn hơn thu, khiến cho NH bị lỗ 0,0137 đồng. Tuy nhiên, đến năm 2008, mức lỗ đã giảm xuống còn 0,0097 đồng và đến năm 2009 thì các hoạt động phi tín dụng này đã thật sự có lời, bắt đầu có chiều hướng phát triển tốt, mang lại lợi nhuận, góp phần bù đắp một phần thiệt hại do hoạt động tín dụng gây ra. Điều này cho thấy hoạt động dịch vụ đang bắt đầu mang lại hiệu quả và rất đáng được quan tâm nhiều hơn nữa.

ROS giảm mạnh và vào năm 2009 trong 1 đồng doanh thu chỉ có 0,0362 đồng lợi nhuận rịng. Tuy doanh thu vẫn tăng lên qua 3 năm nhưng lợi nhuận rịng lại có chiều hướng ngược lại làm cho ROS giảm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NH, điều này chỉ có thể xuất phát từ việc chi phí tăng và tăng rất mạnh qua các năm. Năm 2008, chi phí tăng mạnh nhất (119,53%) nên ROS trong năm này giảm mạnh hơn phân nữa. Có thể kết luận, chi phí tăng cao một phần là do cấu trúc vốn của NH, một phần là do cơng tác quản lý chi phí chưa được tốt lắm.

ROA giúp cho nhà quản trị có thể thấy được khả năng bao quát của NH

trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản Có, hay nói cách khác, ROA giúp xác định hiệu quả kinh doanh của 1 đồng tài sản Có. Vì vậy, ROA là thước đo hiệu quả đầu tư của NH vì mọi tài sản Có đều là những khoản đầu tư sinh lời, ngoại trừ tiền mặt, tiền dự trữ và tài sản cố định. Ngoài ra, chỉ số này còn phản ánh khả năng thích ứng của NH trước những biến đổi của chính sách tiền tệ, tài chính của Nhà nước và những thay đổi chung của nền kinh tế. ROA của BIDV Cần Thơ ngày càng giảm xuống cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của NH giảm, sự điều động giữa các khoản mục tài sản Có trước những biến động của nền kinh tế chưa được linh hoạt, cơ cấu tài sản chưa hợp lý và chất lượng tài sản chưa cao. Nhìn vào chiều hướng biến động của ROA và đối chiếu với sự di chuyển của các khoản mục tài sản Có (bảng 1) ta có thể rút ra được nguyên nhân của sự suy giảm ROA. Thứ nhất là do tỷ trọng của tiền mặt ngày càng tăng lên trong tổng tài sản, trong khi đây là loại tài sản không sinh lời. Thứ hai, đây có thể là ngun nhân chính, quyết định đầu tư chưa hợp lý, cụ thể là dư nợ cho vay tăng lên về quy mô, về tỷ trọng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mà năm 2008 và 2009 lại là những năm mà nền kinh tế trong cũng như ngoài nước gặp rất nhiều biến động như lạm phát, suy thoái, khủng hoảng cho nên nợ xấu tăng lên rất cao làm ảnh hưởng đến chất lượng tài sản Có của BIDV Cần Thơ dẫn đến giảm lợi nhuận. Ngồi ra, các NH có quy mơ tài sản càng lớn thì ROA càng thấp, vì khơng giống các NH có quy mơ nhỏ, có bộ máy hoạt động đơn giản, NH lớn cần phải có cơ sở vật chất tương đối lớn nên tài sản cố định không sinh lời chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời chi phí vận hành máy móc, bảo dưỡng định kỳ, sữa chữa

thường, để tăng ROA, NH phải tìm cách để tăng R, hoặc giảm A, hoặc cả hai. Muốn tăng R, NH cần tăng thu từ lãi cho vay, thu từ lãi tiền gửi hay lãi từ những hoạt động đầu tư khác, trong đó để tăng lãi cho vay, NH có thể tăng dư nợ cho vay và giảm các khoản tiền dự trữ không sinh lời. Tuy nhiên, NH cũng không thể giảm tiền mặt hay dự trữ đến bằng khơng, do đó cách cịn lại là tìm biện pháp hạn chế rủi ro và thất thoát từ cho vay. Muốn giảm A, NH có thể tìm cách hạn chế các tài sản Có khơng sinh lời khác như tiền mặt hay tài sản cố định. Thế nhưng, nếu ROA tăng q cao thì nguy cơ sẽ ln đi kèm với hiệu quả vì khi đầu tư vào những nghiệp vụ có tỷ suất sinh lời cao thì rủi ro cũng biến đổi cùng chiều. Chính vì vậy mọi quyết định đầu tư vào mỗi khoản mục tài sản NH đều phải có sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Tóm lại ROA phản ánh năng lực quản trị của NH về sử dụng tài chính và những nguồn lực thực sự mang lại lợi nhuận.

ROE phản ánh lợi nhuận kiếm được trên 1 đơn vị vốn chủ sỡ hữu. ROE của BIDV Cần Thơ khá cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cũng như khả năng sinh lời của NH càng cao. Tuy nhiên, ROE của NH lớn hơn ROA rất nhiều lần, cho thấy vốn tự có của NH nhỏ hơn rất nhiều lần so với tài sản Có, hay nói cách khác là khả năng độc lập của NH thấp vì đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn huy động từ bên ngoài.Tuy khả năng thu hút vốn từ nguồn lực bên ngoài lớn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Mặc dù mức lợi nhuận tạo ra trên vốn chủ sở hữu cao tạo ra hình ảnh NH đang hoạt động có vẻ rất tốt nhưng NH có thể sẽ gặp phải rủi ro thanh khoản và chi phí gia tăng. ROE của BIDV Cần Thơ tăng nhẹ vào năm 2008 nhưng giảm mạnh vào năm 2009 và để thấy được các nhân tố đã ảnh hưởng đến sự tăng giảm ROE, ta có thể dựa vào sơ đồ Dupont (trang 20). Ở đây, ta có thể tóm tắt lại sơ đồ Dupont bằng công thức sau:

= ×

= × ×

= × × ×

ROE ROA Tỷ lệ địn bẩy tài chính Lợi nhuận ròng Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Như vậy, năm 2008, ROA giảm nhưng tỷ lệ địn bẩy tài chính tăng mạnh, mà tỷ lệ địn bẩy tài chính tăng là do tổng tài sản tăng trong khi vốn chủ sở hữu giảm. Kết quả là ROE tăng lên. Sang năm 2009, ROA vẫn tiếp tục giảm, và lần này tốc độ tăng của tổng tài sản (13,73% - bảng 1) nhỏ hơn tốc độ tăng lên của vốn chủ sở hữu (22,52% - bảng 7) khiến cho tỷ lệ đòn bẩy tài chính cũng giảm, dẫn đến ROE giảm theo. Qua sơ đồ Dupont, ta thấy để tăng ROE, có hai cách, một là tăng ROA và hai là tăng tỷ lệ địn bẩy tài chính. Ở cách thứ nhất, muốn tăng ROA thì ta có thể tăng ROS hoặc là tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Tăng ROS có nghĩa là phải tìm cách tăng doanh thu và giảm chi phí trên doanh thu, cịn nếu tăng hiệu suất sử dụng tài sản thì phải tăng doanh thu và giảm tổng tài sản. Muốn tăng doanh thu là phải tăng cường công tác thu hồi nợ, tìm cách nâng cao các khoản cho vay, tăng tỷ trọng tài sản sinh lời để tăng thu nhập từ lãi hoặc đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, các sản phẩm phi tín dụng để tăng thu nhập ngoài lãi. Mặt khác, muốn giảm tổng tài sản ta phải giảm các khoản mục tài sản không sinh lời như tài sản cố định hay tiền mặt, trong khi vẫn giữ nguyên các khoản mục tài sản sinh lời. Đối với cách thứ hai, muốn tăng tỷ lệ địn bẩy tài chính, thơng thường là tìm cách tăng tổng tài sản và giảm vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên , điều này khơng dễ gì thực hiện được, vì NH càng giảm vốn tự có thì càng dễ bị sụp đổ, đó là quy luật, bởi vì khi vốn tự có càng thấp thì khách hàng chủ yếu của NH chỉ là những DN vừa và nhỏ, mà những DN có quy mơ nhỏ ln là những chủ thể có rủi ro cao nhất do gặp nhiều bất lợi hơn trong cạnh tranh trên thương trường, và khi xảy ra rủi ro, qua con đường tín dụng, họ sẽ chuyển các rủi ro đó cho NH. Một khi có quá nhiều khách hàng thuộc loại dễ bị phá sản thì NH sẽ phải đương đầu với sự lựa chọn bất lợi, chỉ cần một chút đánh giá nhằm là NH có thể gặp vấn đề về tài chính. Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng lại là một yếu tố vô cùng quan trọng. Biện pháp tốt nhất là NH phải lưu giữ một tỷ lệ vốn chủ sở hữu ở một mức độ nào đó, cho dù nó có làm giảm tỷ suất sinh lời. Điều này lại một lần nữa cho chúng ta thấy được, trong kinh doanh NH luôn phải đứng trước sự lựa chọn vơ cùng khó khăn giữa lợi nhuận và rủi ro, giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của khách hàng. Sau đây là sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ số với ROE có số liệu kèm theo để minh hoạ rõ hơn

chia chia chia ROE (%) 2007 2008 2009 42,49 44,16 25,93 Hệ số VCSH (lần) 2007 2008 2009 34,83 47,48 44,14 ROA (%) 2007 2008 2009 1,22 0,93 0,59 Doanh thu (Trđ) 2007 2008 2009 100.429 174.262 187.122 Lợi nhuận ròng(Trđ) 2007 2008 2009 10.887 9.425 6.781 VCSH (Trđ) 2007 2008 2009 25.621 21.341 26.147 Tổng tài sản BQ (Trđ) 2007 2008 2009 892.273 1.013.302 1.154.236 ROS (%) 2007 2008 2009 10,84 5,51 3,62 Doanh thu (Trđ) 2007 2008 2009 100.429 174.262 187.122 Tổng tài sản BQ (Trđ) 2007 2008 2009 892.273 1.013.302 1.154.236 Hệ số sử dụng tài sản(%) 2007 2008 2009 11,26 17,20 16,21 nhân nhân

HÌNH 7: SƠ ĐỒ DUPONT THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ SỐ VỚI ROE

Kết luận chương 4

Kết luận về tình hình tài sản: Tổng tài sản của BIDV Cần Thơ tăng lên

qua 3 năm, trong đó cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu nhất của chi nhánh và chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tài sản. Dư nợ cho vay có sự tăng trưởng bền vững qua từng năm và dư nợ hiện tại vẫn tập trung nhiều ở kỳ hạn ngắn, nhưng cơ cấu dư nợ đang có sự thay đổi dần theo hướng phát triển cho vay trung dài hạn. Nhìn chung, sự sắp xếp và phân bố cơ cấu tài sản cho thấy NH đang tập trung quá nhiều vào tài sản sinh lời, nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, đặc biệt là sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng. Rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tuy còn cao nhưng đang có chiều hướng ngày càng giảm xuống thể hiện sự lạc quan trong hoạt động NH cũng như là sự cố gắng hạn chế rủi ro của NH. Tóm lại, tình hình cơ cấu tài sản sẽ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh lời và rủi ro của NH.

Kết luận về tình hình nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của BIDV Cần Thơ đều tăng lên qua 3 năm, trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn cho thấy nguồn vốn huy động từ bên ngoài vẫn là nguồn vốn hoạt động chính của NH. Vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn huy động từ dân cư và TCKT làm ảnh hưởng nhiều đến chi phí đầu vào của NH và cũng thể hiện nguồn vốn huy động của NH chưa đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn. Tuy nhiên, vốn điều chuyển đang có xu hướng giảm xuống cho thấy khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế đang tăng lên, huy động vốn đạt hiệu quả, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn, nhưng khả năng sử dụng vốn huy động để cho vay chưa hiệu quả lắm. Tóm lại, việc lựa chọn cơ cấu nguồn vốn sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của NH và nhất là khi sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả thì sẽ càng ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Kết luận về tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận: Tổng thu nhập của

NH qua các năm đều tăng, thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu nhập chính của BIDV Cần Thơ nhưng có xu hướng giảm vì hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thu nhập ngồi lãi cũng như tỷ lệ thu nhập ngồi lãi cận biên rịng lại tăng lên cho thấy hoạt động dịch vụ của NH đang có triển vọng phát triển tốt và rất có tiềm năng khai thác, phát huy. Tổng chi phí của NH tăng nhanh hơn thu

chi phí hoạt động chưa hiệu quả, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mặc dù lợi nhuận giảm, khả năng sinh lời giảm nhưng NH vẫn hoàn thành được kế hoạch đã đề ra.

Kết luận chung về tình hình tài chính: qua các bước phân tích ở chương

4, tới đây đề tài có thể trả lời được hầu hết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra lúc đầu.

− Việc quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có của NH chưa đạt hiệu quả cao. Tài sản Nợ chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển, trong đó vốn điều chuyển lớn hơn và đang có xu hướng giảm, nhưng nhìn chung việc quản lý chi phí nguồn vốn chưa được tốt lắm. Tài sản Có chủ yếu là cho vay khách hàng, đây là tài sản có khả năng sinh lời cao, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, mà năng lực quản trị rủi ro của NH còn hạn chế. Việc phân bố, sắp xếp cấu trúc Tài sản Nợ và

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng đầutư và phát triển việt nam chi nhánhcần thơ (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)