Phân tích tình hình lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng đầutư và phát triển việt nam chi nhánhcần thơ (Trang 79 - 82)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN

4.3.2. Phân tích tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận hay khả năng sinh lời là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của NH. Lợi nhuận là thước đo tạo ra giá trị cho chủ sở hữu, tạo vốn kinh doanh bổ sung và duy trì hay cải tiến danh tiếng cho NH. Lợi nhuận cũng là thước đo lượng hoá năng lực quản trị điều hành trong mối tương quan với số lượng và chất lượng tài sản, nguồn vốn của NH. Vì lợi nhuận là kết quả của tồn bộ q trình kinh doanh nên nó bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, trong đó hai yếu tố có tác động trực tiếp là thu nhập và chi phí. Việc phân tích kỹ sự thay đổi của thu nhập và chi phí sẽ cho ta thấy được nguyên nhân tăng giảm của lợi nhuận. Bảng 10 cho thấy lợi nhuận ròng của BIDV Cần Thơ giảm dần từ năm 2007 đến năm 2009, nguyên nhân là do chi phí tăng với tốc độ cao và nhanh hơn thu nhập vào năm 2008 và năm 2009. Điều này là bởi vì thu nhập chính của BIDV Cần Thơ là thu lãi cho vay mà lãi suất cho vay trong năm 2008 tuy có cao, song những tổn thất mà NH phải gánh chịu từ rủi ro tín dụng cũng rất lớn nên thu nhập lãi vay tăng một cách hạn chế cịn chi phí trả lãi thì tăng nhanh hơn vì NH giữ lãi suất huy động cao để có thể cạnh tranh trong huy động vốn từ thị trường liên NH cũng như từ nền kinh tế nhằm đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về thắt chặt tiền tệ của NHNN và nhu cầu vay vốn của khách hàng nên khiến cho lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2009 cịn giảm mạnh hơn năm 2008, vì trong năm 2009 thu từ lãi vay giảm xuống trong khi chi trả lãi vẫn tăng lên. Sự tăng giảm lợi nhuận ròng qua 3 năm có thể được chứng minh rõ hơn qua hình biểu diễn đường lãi suất của BIDV Cần Thơ dưới đây.

11.2 8.21 17.52 12.48 10.82 7.36 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2007 2008 2009 NĂM %

Lãi suất bình quân đầu ra Lãi suất bình qn đầu vào

(Nguồn: Phịng Kế hoạch - Tổng hợp BIDV Cần Thơ)

Hình 5: LÃI SUẤT BÌNH QN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007 – 2009)

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy tuy chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra - đầu vào của năm 2007 nhỏ hơn của năm 2008 nhưng đồng thời tỷ lệ nợ xấu của năm 2007 rất nhỏ, tổn thất tín dụng ít nên lợi nhuận của năm 2007 vẫn cao hơn năm 2008. Đến năm 2008, chênh lệch lãi suất cao nhất trong 3 năm nhưng do ảnh hưởng của rủi ro tín dụng mà lợi nhuận giảm. Đến năm 2009, lãi suất cơ bản giảm mạnh nên lãi suất cho vay phải giảm mạnh theo, vì lãi suất cho vay bị khống chế bởi lãi suất cơ bản, không thể tự do tăng lên. Do đó, NH chỉ có thể tự do điều chỉnh lãi suất huy động, nhưng nếu cho lãi suất huy động giảm xuống để tăng lợi nhuận thì NH khơng thể đảm bảo huy động được đủ số vốn cần thiết để duy trì thanh khoản, mà việc tăng vốn điều chuyển lại chỉ càng làm tốn kém chi phí và sau đó lại ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến lợi nhuận. Như vậy, lãi suất cho vay thì bị khống chế phải giảm mạnh, còn lãi suất huy động thì lại khơng thể giảm mạnh được khiến cho chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào ngày càng thu hẹp làm lợi nhuận năm 2009 giảm mạnh. Đường biểu diễn lãi suất bình quân đầu ra có độ dốc lớn hơn đường biểu diễn lãi suất bình quân đầu vào cho thấy rõ sự biến động mạnh của lãi suất cho vay so với lãi suất huy động. Độ dốc của đường lãi suất cho vay càng lớn so với độ dốc của đường lãi suất huy động thì thu nhập từ lãi sẽ càng biến động mạnh hơn chi phí trả lãi, ảnh hưởng đến sự tăng giảm lợi

6700 10887 7000 9425 6650 6781 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 T RI U ĐỒ NG 2007 2008 2009

NĂM Lợi nhuận kế hoạchLợi nhuận thực tế

Sự tăng giảm lợi nhuận như trên cũng chưa thể đánh giá chính xác về hiệu quả hoạt động tài chính của BIDV Cần Thơ mà cần phải tiến hành thêm một bước nữa là so sánh giữa lợi nhuận thực tế đạt được so với lợi nhuận kế hoạch đã đề ra. Sau đây là biểu đồ thể hiện tình hình và mức độ hồn thành lợi nhuận kế hoạch của BIDV Cần Thơ.

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp BIDV Cần Thơ)

Hình 6: LỢI NHUẬN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007 – 2009)

Nhìn chung, tuy lợi nhuận thực tế của BIDV Cần Thơ có giảm nhưng vẫn hoàn thành và vượt mức kế hoạch đã đề ra trong mỗi năm. Năm 2008, do dự đốn được tình hình kinh tế gặp nhiều bất ổn nên BIDV Cần Thơ đã không đề ra mục tiêu lợi nhuận quá cao so với năm 2007. Trên thực tế, năm 2008 hoạt động của NH gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và suy thoái kinh tế Thế giới, hoạt động NH bị chi phối nhiều bởi các chính sách của NHNH, rồi rủi ro của khách hàng gây nên những tổn thất đáng kể cho NH, nhưng cuối cùng NH vẫn hoàn thành tốt kế hoạch tuy mức độ hồn thành có thấp hơn so với mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2007. Đến năm 2009, lợi nhuận thực tế có giảm mạnh hơn nhiều so với lợi nhuận thực tế năm 2008, nhưng vẫn vượt được mục tiêu đề ra, mặc dù chênh lệch không lớn lắm, nhưng

cũng cho thấy được sự nỗ lực của NH trong hoạt động và trong việc cố gắng hoàn thành mục tiêu đã đề ra vì trong năm 2009, tuy kinh tế có chuyển biến khả quan nhưng cũng chưa thể hồi phục hồn tồn ngay trong năm 2009 được, chính vì điều đó mà lợi nhuận mà BIDV Cần Thơ đã đưa ra thấp hơn cả năm 2008.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng đầutư và phát triển việt nam chi nhánhcần thơ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)