Giải pháp nâng cao khả năng đề kháng và quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng đầutư và phát triển việt nam chi nhánhcần thơ (Trang 94 - 97)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

5.2. NĂM NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀ

5.2.3. Giải pháp nâng cao khả năng đề kháng và quản trị rủi ro tín dụng

− Chủ động nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế nợ xấu bằng các biện pháp sau đây:

+ Chú trọng công tác thu thập thơng tin: phân tích tín dụng là một q trình thu thập và xử lý thơng tin để phục vụ cho việc ra quyết định.Chất lượng thông tin đưa vào phân tích có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích, qua đó ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng. Do đó, vấn đề quan trọng thiết yếu là thu thập thơng tin có chất lượng. Thơng tin có chất lượng chỉ khi nào nó có đầy đủ 3 thuộc tính: đầy đủ, kịp thời và chính xác. Các thơng tin, số liệu được dùng cho việc phân tích và thẩm định tín dụng do khách hàng cung cấp thường mang tính chủ quan, làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn cũng như hiệu quả của phương án, dự án. Do đó, ngồi việc thu thập số liệu từ hồ sơ do khách hàng cung cấp, từ phỏng vấn và điều tra khách hàng, NH rất cần phải tham khảo thông tin từ các nguồn khác như:thông tin từ các NH khác, thông tin từ bạn hàng của khách hàng, thông tin từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng, từ trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của NHNN. Đặc biệt là NH cần tổ chức tốt công tác lưu trữ thơng tin của những khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng với NH để tránh mất thời gian thẩm định lại khi khách hàng có nhu cầu vay vốn tiếp, vì đây là những nguồn thơng tin đã trải qua kiểm chứng và đáng tin cậy.

+ Xây dựng một chính sách TD có hiệu quả: NH khơng nên tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng mà cần quan tâm đến các hình thức đầu tư sinh lời khác, khi cho vay cần hướng đến các đối tượng ngành nghề khác nhau để có thể phân tán rủi ro.

+ Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay: cần lưu ý rằng bảo đảm tín dụng là biện pháp phịng ngừa rủi ro của NH, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu coi đó là căn cứ duy nhất để quyết định chấp nhận cấp tín dụng, vì mặc dù cho vay có tài sản đảm bảo nhưng các khoản vay vẫn hàm chứa rủi ro không thu đủ nợ do nhiều nguyên nhân như tài sản hư hỏng, khó bán, giảm giá trị…Vì vây, để quyết dịnh lựa chọn đúng đắn biện pháp bảo đảm tiền vay cho từng khoản vay cụ thể nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả thì cần phải đánh giá khách hàng một cách tồn diện và chính xác, sau đó chọn yếu tố mạnh nhất để quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay, đặc biệt không nên chủ quan chỉ căn cứ vào tài sản đảm bảo mà xem nhẹ công tác thẩm định.

+ Thực hiện đúng và đầy đủ các bước của quy trình TD: điều này giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và

nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong quy trình tín dụng, NH cần tập trung vào 2 vấn đề lớn sau đây:

• Xây dựng một quy trình thẩm định tín dụng khoa học và hợp lý: để tránh rủi ro đạo đức, NH nên phân cấp trách nhiệm, không nên để một cán bộ tín dụng thực hiện cả 3 khâu: tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Ngoài ra, vì khách hàng vay vốn hoạt động kinh doanh ở

nhiều lĩnh vực khác nhau, mà một cán bộ tín dụng thì khơng thể am hiểu tường tận về mọi lĩnh vực ngành nghề, nên để có thể đưa ra kết quả thẩm định chính xác về phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư của khách hàng, NH cần phân nhiệm cán bộ tín dụng chuyên trách theo ngành sản xuất kinh doanh để dễ dàng am hiểu đặc điểm và tình hình thị trường (nhu cầu, giá cả, thị phần…) của ngành sản xuất kinh doanh đó.

• Thực hiện tốt việc giám sát tín dụng: đây là một cơng việc quan trọng để nhắc nhở khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết. Nếu như các DN kinh doanh thương mại khác thường cung cấp dịch vụ hậu mãi như bảo hành, bảo trì cho khách hàng sau khi bán hàng, thì các NHTM cũng nên nghĩ đến việc cung cấp dịch vụ hậu mãi cho khách hàng sau khi bán “sản phẩm tiền tệ” cho họ bằng cách tìm hiểu tình hình thực tế của KH thơng qua việc giám sát tín dụng để tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn vay một cách hiệu quả. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 phía, khách hàng thì kinh doanh có hiệu quả, cịn NH thì có được ấn tượng tốt với khách hàng đồng thời hạn chế được rủi ro tín dụng.

− Nâng cao khả năng tự đề kháng rủi ro. Khả năng tự đề kháng rủi ro là sự năng động, thích ứng với những rủi ro mà NH phải đương đầu. NH có thể tự đề kháng rủi ro dựa trên quy luật số lớn. Quy luật số lớn là một quy luật của lý thuyết xác suất, nó nói lên rằng: tổng hợp sự quan sát số lớn tới mức đầy đủ các sự kiện cá biệt ngẫu nhiên thì tính tất yếu của hiện tượng sẽ bộc lộ rõ rệt, qua đó sẽ nới lên được bản chất của hiện tượng. Hoạt động kinh doanh của NH là đi vay và cho vay, do đó khách hàng chủ yếu của NH là người gửi tiền và người vay tiền. Khách hàng gửi tiền của NH là số đơng, và vì là số đơng nên hiếm khi họ đến rút tiền cùng một lúc, nên NH ln có số dư tiền gửi ổn định để dùng vào

động trong môi trường đầy rủi ro, nhưng hiếm khi tất cả đều không muốn trả nợ hoặc gặp rủi ro và mất khả năng chi trả cho NH cùng một lúc. Vì thế, nếu rủi ro xảy ra ở một số khách hàng khiến NH không thu hồi được nợ thì NH vẫn đảm bảo được nguồn ngân quỹ để chi trả cho người gửi khi họ có yêu cầu. Khi số lượng khách hàng càng nhiều thì xác suất xảy ra khách hàng gửi tiền có yêu cầu rút tiền hay khách hàng vay khơng có khả năng trả nợ đồng loạt cùng một thời điểm là rất nhỏ. Vì thế mà NH sẽ hoạt động an toàn hơn khi NH ngày càng tăng quy mô, số lượng khách hàng thuộc đủ mọi thành phần, mọi ngành nghề. mọi lĩnh vực. Nếu không tuân thủ quy luật số lớn thì NH sẽ gặp phải rủi ro lớn, nhất là khi dư nợ cho vay đối với một khách hàng chiếm tỷ trọng quá lớn, hay tập trung nhiều vào những khách hàng có tính chất giống nhau. Nhìn cách khác, nâng cao năng lực tự đề kháng rủi ro là nâng cao năng lực chịu đựng rủi ro của NH ở một mức độ nhất định. Vì kinh doanh luôn hàm chứa rủi ro nên NH bắt buộc phải chấp nhận một số rủi ro nào đó. Rủi ro càng lớn lợi nhuận càng cao, nên khi khống chế được những rủi ro lớn thông qua các hoạt động quản lý rủi ro, thì có thể rủi ro sẽ được giảm thiểu mà NH lại có nhiều cơ hội để nâng cao lợi nhuận. Việc giữ vững và nâng cao khả năng tự đề kháng rủi ro là cách thức để có thể tiếp cận và vơ hiệu hố các rủi ro lớn, từ đó tối đa hoá lợi nhuận. Khi khả năng đề kháng rủi ro không đủ sức ngăn cản những rủi ro lớn, thì tác hại của rủi ro sẽ diễn ra. Trong trường hợp, NH cần phải nhận dạng rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và đưa ra các biện pháp giải quyết rủi ro sẽ giúp hoạt động phòng chống rủi ro đạt hiệu quả. Như vậy khả năng tự đề kháng rủi ro là rào cản thứ nhất, còn viẹc nhận dạng, đánh giá và đề ra biện pháp quản lý rủi ro là rào cản thứ hai sau khi rủi ro đã vượt qua rào cản thứ nhất. Dù sao thì “phịng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng đầutư và phát triển việt nam chi nhánhcần thơ (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)