CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUậN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Những vấn đề cơ bản về thị phần thanh toán XNK của NHTM
2.3.2 Một số chỉ tiêu phản ánh về thị phần TTQTcủa NHTM
Thị phần tương đối (%)
= Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp Số sản phẩm bán ra của đối thủ
x 100% Thị phần tương đối
(%)
= Doanh số bán hàng của doanh nghiệp Doanh số bán hàng của đối thủ
Hoạt động TTQT của một NHTM nếu chia theo lĩnh vực hoạt động ta có thể chia thành: thanh toán hàng xuất khẩu, thanh toán hàng nhập khẩu. Vì vậy, khi xét đến thị phần TTQT của một ngân hàng, ta cần phân tích một số các chỉ tiêu cơ bản sau:
Thị phần hoạt động TTQT
Ngày nay, hầu hết các giao dịch TTQT đều được thực hiện qua hệ thống các NHTM nên ta có thể coi doanh số TTQT của cả hệ thống NH thể hiện toàn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia.
Vậy chỉ tiêu doanh số TTQT của cả hệ thống NH có thể thay thế bằng kim ngạch XNK của cả quốc gia. Ta có thể viết lại cơng thức trên như sau:
Với khái niệm như trên ta thấy rằng Thị phần TTQT của một NHTM sẽ cho biết trong tổng số kim ngạch XNK của một quốc gia thì tỷ lệ thanh tốn XNK qua ngân hàng đó sẽ là bao nhiêu. Qua đó thấy được mức độ chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng đó về các dịch vụ thanh tốn.
Thị phần thanh toán hàng XK
Cũng với lý luận như trên, chỉ tiêu trên có thể viết thành Thị phần TTQT
(%)
= Doanh số hoạt động TTQT của NHTM
Doanh số TTQT của cả hệ thống NH
x 100%
Thị phần TTQT (%)
= Doanh số hoạt động TTQT của NHTM
Kim ngạch XNK của cả quốc gia
x 100% Thị phần TTHXK (%) = Doanh số TT hàng XK của NHTM Doanh số TT hàng XK của cả hệ thống NH x 100% Thị phần TTHXK (%) = Doanh số TT hàng XK của NHTM
Kim ngạch XNK của quốc gia
Ta cũng cần xét đến chỉ tiêu về thị phần tương đối tức thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nên các chỉ tiêu kim ngạch XK quốc gia trên có thể viết lại như sau:
Các chỉ tiêu này sẽ giúp nhận biết lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình so với ngân hàng đối thủ. Trên thực tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia trong một năm là một số xác định, mà số các NHTM tham gia hoạt động TTQT thì ngày càng tăng nên việc tăng thị phần tuyệt đối của các NHTM là có giới hạn. Chính vì lý do này, nên khi phân tích, đánh giá về thị phần TTQT của một NHTM thì bên cạnh các chỉ tiêu tuyệt đối ta cần đánh giá các chỉ tiêu thị phần tương đối hay nói cách khác là so sánh giữa thị phần của ngân hàng mình với thị phần của các ngân hàng là đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh các chỉ tiêu này, ta cũng cần xem xét đến một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động TTQT của ngân hàng để kết hợp cùng các chỉ tiêu về thị phần TTQT của ngân hàng, từ đó có cái nhìn tồn diện hơn về hoạt động TTQT của ngân hàng cũng như có các giải pháp để duy trì và mở rộng thị phần TTQT của ngân hàng. Một số chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động TTQT như sau:
Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm về doanh số của hoạt động nghiệp vụ TTQT: chỉ tiêu này phản ánh một phần hiệu quả của hoạt động nghiệp vụ TTQT
Thị phần tương đối TTXK (%)
= Doanh số TT hàng XK của NHTM
Doanh số TT hàng XK của các đối thủ
x 100% Thị phần TTHXK (%) = Doanh số TT hàng XK của NHTM Kim ngạch XK của thành phố x 100%
Tỷ trọng của từng phương thức TTQT: chỉ tiêu này sẽ giúp ta nhận biết được trong toàn bộ các phương thức thanh tốn thì phương thức thanh toán nào được khách hàng sử dụng nhiều nhất, phương thức nào ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra phương thức thanh toán cho giao dịch của mình cũng như thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
Cơng thức tính tỷ trọng