KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao thị phần thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ 2009 - 2011 (Trang 86 - 89)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong xu thế quốc tế hố, tồn cầu hố như hiện nay, với chính sách mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực, các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển. Trong bối cảnh đó, hoạt động thanh tốn hàng xuất khẩu đang trở thành một trong những mảng hoạt động dịch vụ lớn, mang lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, đây cũng là một loại lình dịch vụ bị cạnh tranh rất lớn đặc biệt khi Việt nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Việc tìm kiếm giải pháp mở rộng thị phần hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu của VCBCT đang trở thành một yêu cầu cấp thiết.

Với mong muốn góp phần vào công tác nghiên cứu mở rộng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu tại VCBCT , với mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

- Nghiên cứu một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về nghiệp vụ thanh tốn quốc tế nói chung, về thị phần hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM.

- Phân tích thực trạng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của VCBCT thời gian từ 2009 đến 2011. Qua việc phân tích về thực trạng thị phần, ta thấy được rằng tuy vẫn là ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu tại địa bàn thành phố Cần Thơ, nhưng việc sụt giảm thị phần qua ba năm chứng tỏ rằng ngân hàng đang dần mất đi ưu thế trong lĩnh vực thanh toán xuất khẩu. Việc sụt giảm thị phần của ngân hàng là do sự ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh của các ngân hàng đối thủ. Chính vì vậy, ngân hàng cần đưa ra những chiến lược cụ thể để giữ vững thị phần của mình trên thị trường.

- Trên cơ cở phân tích thực trạng của ngân hàng, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp cho hoạt động thanh toán xuất khẩu cũng như chiến lược khách hàng cho ngân hàng, nhằm mục đích nâng cao thị phần của ngân hàng trong những năm sắp tới.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước

Trong xu thế mở cửa hội nhập, giao lưu buôn bán giữa các nước phát triển mạnh, hoạt động thanh toán qua ngân hàng ngày càng mở rộng cả về quy mô và chất lượng giao dịch. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để hệ thống ngân hàng có thể phát triển các hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động thanh tốn hàng xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên, để có thể làm tốt việc này, cần có những biện pháp cụ thể sau:

 Sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh và tạo môi trường pháp lý cho hoạt động TTQTcủa NHTM nói chung và hoạt động thanh tốn hàng xuất khẩu nói riêng, đặc biệt là luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…

 Hoạt động TTQTcó liên quan đến mối quan hệ quốc nội cũng như quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia tham gia vào hoạt động này và thông lệ quốc tế. Do vây, luật pháp mỗi nước cần phải có những quy định cụ thể để điều chỉnh mối quan hệ này trong sự tương quan với thông lệ quốc tế. Ở Việt nam, cần có văn bản quy định quy chế về giao dịch thanh toán XNK, trong đó nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các ngân hàng khi tham gia vào quan hệ thanh toán hàng xuất khẩu

 Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Thương mại thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thương mại phát triển theo hướng khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân TTQT. Bên cạnh đó cần có các văn bản liên ngành phối hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng và hoạt động của các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Thương mại, Tư pháp, Hải quan, Thuế ... nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, chỉ đạo các ngành hữu quan thống nhất thực hiện các văn bản đã ban hành về nghiệp vụ thanh toán XNK, tránh mâu thuẫn lẫn nhau trong quá trình hướng dẫn thực hiện.

 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại: Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hố, duy trì mở rộng thị phần

trường có tiềm năng như các nước ASEAN, Trung quốc, Nhật bản, Mỹ và các nước thuộc khối Đông Âu, Bắc Mỹ. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện các cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thông tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp kể cả các cơ quan đại diện ngoaị giao ở nước ngoài.

 Tiếp tục cải thiện mơi trường đầu tư, hồn thiện các hình thức đầu tư, tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư kinh doanh.

 Cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, tạo hành lang thơng thống cho hoạt động XNK. Cần có sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành như Hải quan, Thuế, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK theo một chu trình tuần tự khép kín, giảm bớt các thủ tục, tránh phiền hà, tiết kiệm thời gian và chi phí.

 Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách quản lý ngoại hối

6.2.2 Kiến nghị với ngân hàng Vietcombank

Với uy tín và thương hiệu vững chắc của mình trong nhiều năm qua trong lĩnh vực thanh tốn quốc tế, Vietcombank cần có chiến lược cụ thể để tận dụng tối đa lợi thế của mình trong tình huống cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Mở rộng hơn nữa quan hệ với các đại lý nước ngồi, tham gia các chương trình liên kết giữa các tổ chức ngân hàng trên thế giới để từng bước phát triển rộng hơn trong khu vực và trên thế giới.

Có chính sách linh hoạt hơn đối với các mức phí thanh tốn, tạo sự cạnh tranh với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, nên có chiến lược cụ thể cho từng ngân hàng chi nhánh để phù hợp với nền kinh tế địa phương.

Thường xun có các chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng mới, cùng với chế độ ưu đãi cho các khách hàng lâu năm, các đối tác chiến lược nhằm giữ vững thị phần và tiếp tục mở rộng trong những năm sắp tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Kiều (2007). Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, TPHCM. 2. Thái Văn Đại (2012). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB

Đại học Cần thơ, TPCT.

3. Joseph E. Stiglitz (2010). Rơi tự do, NXB Thời đại, Hà Nội. 4. Sở Công thương Cần Thơ

http://congthuongcantho.gov.vn/cong-thuong-can-tho/bao-cao-nganh 5. Website ngân hàng Á Châu, Eximbank, Đông Á.

http://www.acb.com.vn/ http://www.eximbank.com.vn/vn/ http://www.eab.com.vn/ 6. Viettrade.gov.vn http://www.vietrade.gov.vn/h-s-th-trng.html http://www.vietrade.gov.vn/en/index.php?option=com_content&view=frontp age&Itemid=1

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao thị phần thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ 2009 - 2011 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)