CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUậN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Môi trường vĩ mô và định hướng phát triển hoạt động của Ngân hàng thương
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIệT
NAM
5.1.1 Chính sách của thành phố trong lĩnh vực xuất nhập khẩu 5.1.1.1 Mục tiêu xuất khẩu của thành phố Cần Thơ 5.1.1.1 Mục tiêu xuất khẩu của thành phố Cần Thơ
Mục tiêu xuất khẩu năm 2012 - được đưa ra tại Hội nghị xuất nhập khẩu của TP. Cần Thơ mới đây là phấn đấu đạt gần 1,5 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu này thu về từ 10 mặt hàng là gạo, thủy sản, trứng vịt muối, nông sản và nông sản thực phẩm chế biến, may mặc, giày dép, da thuộc, lông vũ, thủ cơng mỹ nghệ, sắt thép, đinh. Trong đó, lấy định hướng từ trên cơ sở định hướng quy hoạch ngành thủy sản Cần Thơ từ nay đến năm 2020 đã được UBND thành phố phê duyệt, gạo và thủy sản vẫn là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (gạo 860.000 tấn, giá trị 430 triệu USD; thủy sản 150.000 tấn, giá trị 587 triệu USD)
5.1.1.2 Chính sách đối ngoại
Với vai trị là trung tâm động lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), TP Cần Thơ có nhiều lợi thế phát triển kinh tế đối ngoại. Vì thế, trong giai đoạn 2011-2015, thành phố đã xác định tiềm năng phát triển kinh tế đối ngoại của địa phương và đưa ra danh mục các dự án để kêu gọi đầu tư nước để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ, để khẳng định vai trò và vị thế của TP Cần Thơ cũng như khai thác đúng tiềm năng kinh tế, giai đoạn 2011-2015, thành phố sẽ có những lộ trình, bước đi cụ thể như: Tiếp tục cải tiến và triển khai có hiệu quả các hoạt động kinh tế đối ngoại, tuyên truyền quảng bá hình ảnh và con người Cần Thơ ra thế giới. Thực hiện tốt quản lý nhà nước về các hoạt động thông tin đối ngoại với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Mặt khác, tạo môi trường thơng thống cho các hoạt động thông tin đối ngoại là điều bức thiết hiện nay để thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển giai đoạn mới.
5.1.1.3 Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu
Với định hướng phát triển công nghiệp gắn với xuất khẩu cũng như phát triển nền kinh tế đối ngoại, TP Cần Thơ kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn theo chỉ đạo của Chính phủ, nhất là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu; tăng cường mời gọi đầu tư, huy động vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ các dự án phát triển ngành công thương; tạo điều kiện thuận lợi và đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Đây là một trong những tín hiệu vui cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi có sự liên kết giữa địa phương và doanh nghiệp, tạo tiền đề tốt cho việc mở rộng xuất khẩu trên trường quốc tế.
5.1.1.4 Sự thay đổi kinh tế chính trị của các quốc gia nhập khẩu.
Vấn đề xuất khẩu của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trên thị trường quốc tế, nhất là khi các tiêu chuẩn an toàn mới của các quốc gia như Mỹ, Nhật, EU... ngày càng khắc khe hơn trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Các tiêu chuẩn về Global GAP, đạo luật Farm Bill về chất lượng nuôi cá da trơn của Mỹ, các tiêu chuẩn thương mại khắt khe về xuất xứ nguồn gốc và nhiều tiêu chuẩn vệ sinh đối với hàng hóa nhập khẩu khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng cải tiến chất lượng sản xuất, dẫn đến chi phí cao và lợi nhuận thấp.
Bên cạnh đó, nền kinh tế đang gặp nhiều khủng hoảng và đang vượt qua cơn suy thoái khiến các quốc gia hạn chế nhập khẩu. Các thị trường chủ lực của xuất khẩu thành phố Cần Thơ như Mỹ, EU, một số nước Trung Đơng... đang đối mặt với tình trạng bất ổn chính trị, khủng hoảng nợ và lạm phát. Thiên tai, động đất, sóng thần đã tác động nặng nề đến Nhật Bản, cũng là một thị trường xuất khẩu chiến lược của Cần Thơ khiến việc xuất khẩu thủy sản sang nước này cũng sụt giảm. Những khó khăn này khơng chỉ tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
5.1.2 Định hướng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Năm 2012 được Vietcombank nhận định là năm nền kinh tế phải tạo bước ngoặt để xoay chuyển ổn định tình hình, củng cố nội lực, tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn 2011 – 2020. Năm 2012 cũng là năm Việt Nam tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế trong đó một trong ba trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Trên cơ sở phân tích mơi trường kinh doanh, bám sát định hướng điều hành của Chính phủ và NHNN, Vietcombank sẽ chủ động tái cơ cấu trên cơ sở rà soát, củng cố và hoàn thiện các mặt hoạt động; tập trung hoàn thiện Chiến lược 2011 – 2020 và tổ chức thực hiện; Phối hợp với đối tác chiến lược Mizuho nhằm tạo ra những bước đột phá trong quản trị và kinh doanh theo phương châm “Đổi mới - Chuẩn mực – An toàn - Hiệu quả”.
Với định hướng hoạt động nêu trên, năm 2012, Vietcombank đặt mục tiêu kiểm soát mức tăng từ 15 – 17% đối với dư nợ cho vay khách hàng và phấn đấu đạt mức tăng từ 18 - 20% chỉ tiêu huy động vốn từ nền kinh tế, lợi nhuận trước thuế phấn đấu đạt 6.500 tỷ đồng, ROE đạt mức 15% và ROA đạt 1,22%, nợ xấu kiểm soát dưới mức 2,8%.
Song song với những mục tiêu trên, Vietcombank cũng xác định rằng các hoạt động kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế cũng là một trong những thế mạnh của ngân hàng. Chính vì vậy, duy trì và phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế cũng là một mục tiêu chiến lược của ngân hàng trong giai đoạn sắp tới.
5.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN XUẤT KHẨU CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
CẦN THƠ
5.2.1 Giải pháp hồn thiện hoạt động thanh tốn xuất khẩu
5.2.1.1 Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế.
Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, cho vay xuất khẩu là các nghiệp vụ có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, cần phải có sự liên kết giữa các phòng ban, giảm thiểu các quy định rườm rà phức
tạp giữa các khâu để tạo sự thuận lợi cho khách hàng, tránh tình trạng khách hàng phải mất nhiều thời gian và công sức để tiếp cận với dịch vụ của ngân hàng.
Cần xây dựng đội ngũ tư vấn viên có kinh nghiệm làm việc trong nhiều nghiệp vụ khác nhau để có thể tư vấn cho khách hàng những dịch vụ liên quan trong hoạt động thanh toán xuất khẩu. Bên cạnh việc mở L/C hay thông báo L/C, các tư vấn viên cịn có thể giới thiệu các dịch vụ khác như tài trợ xuất khẩu cho khách hàng phát hành L/C, dịch vụ bảo lãnh thanh toán hoặc bảo lãnh nhận hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu, chiết khấu L/C cho doanh nghiệp xuất khẩu. Chính từ những tiện ích cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu sẽ là giải pháp tốt cho chiến lược khách hàng của ngân hàng. Mở rộng chiến lược khách hàng không chỉ là việc tìm kiếm khách hàng mới, mà cịn nên chú trọng đến một khía cạnh khác, đó là mở rộng các dịch vụ cho một khách hàng đang có, vừa tạo sự thuận lợi cho khách hàng vừa tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.
5.2.1.2 Hiện đại hố cơng nghệ Ngân hàng
Để chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và thế giới, ngoài việc tăng cường các nghiệp vụ thì việc triển khai các công nghệ ngân hàng hiện đại, là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trang máy móc thiết bị hiện đại, đủ cơng suất, thích hợp với các phần mềm giao dịch, đảm bảo xử lý chính xác và thơng suốt mọi dịch vụ trong mọi thời điểm. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân viên công nghệ thơng tin có kinh nghiệm và trình độ, tăng cường chất lượng quản trị qua mạng.
Trong thời điểm phát triển công nghệ thông tin là một công cụ đắc lực trong các hoạt động thanh tốn, cơng nghệ “Ngân hàng ảo” (Virtual banking ) cần được chú trọng đầu tư hơn nữa. Ngân hàng ảo tồn tại dưới nhiều dạng như: Homebanking, Internetbanking, Phonebanking, dịch vụ tài chính điện tử, ATM v.v... Những dịch vụ này Internetbanking, Phonebanking, ATM.. đã và đang được ngân hàng thực hiện một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, cần có sự kết hợp rộng rãi hơn nữa với các dịch vụ viễn thơng để nâng cao sự tiện ích cho khách hàng.
Bên cạnh đó, cần thực hiện nối mạng giao dịch với khách hàng, trước mắt là các khách hàng lớn nhằm đáp ứng một cách nhanh chóng các nhu cầu của khách hàng, thơng tin về tài chính.. Cùng với hiện đại hố cần chú trọng tới an tồn thơng tin mạng. Ngồi việc đầu tư cơng nghệ mới để nâng cao tính bảo mật hiện có, cần xây dựng cơ chế, chính sách an ninh mạng để bảo đảm cho ngân hàng cũng như thông tin của khách hàng.
5.2.1.3 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thanh toán
Con người là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đầu tư vào con người có ý nghĩa sống cịn đối với sự thành đạt của ngân hàng. Chất lượng hoạt động TTQT nói chung và chất lượng thanh toán hàng xuất khẩu nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ.
Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo về nghiệp vụ để bổ sung kiến thức về thương mại quốc tế như: Các rủi ro mà doanh nghiệp XNK Việt nam thường gặp phải, tình hình thị trường thế giới và triển vọng xuất khẩu của Việt nam.. hướng dẫn việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu theo các phương thức khác nhau, phổ biến các kỹ thuật thanh toán mới áp dụng trên thế giới
Đổi mới nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên về chính sách khách hàng, khuyến khích họ tăng cường tìm hiểu các khách hàng mà họ phục vụ về tình hình tài chính, uy tín cũng như các nhu cầu của khách hàng khi giao dịch với NHCTVN. Mỗi tháng, q, năm có thể u cầu các các bộ phải lập các báo cáo về các khách hàng mà họ quản lý dựa trên các chỉ tiêu như: số lần giao dịch, kim ngạch giao dịch, tình hình các khoản đã được thanh tốn, chưa thanh tốn (thơng tin về đối tác nước ngoài và ngân hàng phát hành), tình hình chiết khấu chứng từ, tình hình thanh toán các khoản nợ, ngân hàng liên quan trong q trình thực hiện thanh tốn – đây là những thông tin rất cần thiết cho việc thực hiện chính sách khách hàng của ngân hàng.
Về lâu dài, cần phối hợp với các trường và các trung tâm đào tạo trong và ngồi nước gửi cán bộ đi học về chun mơn, ngoại ngữ và các nghiệp vụ khác liên quan về chun sâu. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hồn thành tốt cơng việc được giao, có nhiều sáng tạo, tích
cực xơng xáo thu hút nhiều khách hàng mới về giao dịch. Đồng thời có chế độ kỷ luật, chuyển cơng tác khác với những cán bộ ý thức kỷ luật kém, có hành vi vi phạm đạo đức, chưa hồn thành nhiệm vụ được giao, gây ra sai sót làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Có cơ chế về tiền lương, tiền thưởng để động viên, khuyến khích thu hút những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
5.2.1.4 Phát triển hệ thống ngân hàng đại lý
Trên thế giới, hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam luôn đặt quan hệ đại lý với với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó. Đây là một trong những ưu thế của Vietcombank trong việc nâng cao uy tín quốc tế, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các giao dịch, mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, ngân hàng vẫn cần phải tăng cường quan hệ hai chiều với các đối tác có nhiều tiềm năng. Chọn lọc định kỳ danh sách các ngân hàng đại lý tốt, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ như hạn mức tín dụng, hạn mức xác nhận, hạn mức tái tài trợ cho ngân hàng để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Sử dụng ngân hàng đại lý để cung cấp các dịch vụ của mình và ngược lại chủ động chào giao dịch với họ sử dụng hệ thống của ngân hàng để cung ứng sản phẩm cho họ, qua đó mở rộng thị phần, tăng khách hàng đến giao dịch. Hạn chế giao dịch qua các ngân hàng đại lý đã có chi nhánh tại Việt Nam.
Việc thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý với ngân hàng các nước có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Do vậy trong thời gian tới, ngân hàng cần tiếp tục củng cố mạng lưới ngân hàng đại lý hiện có, tích cực và chủ động mở rộng thêm mạng lưới ngân hàng đại lý sang các thị trường mới mà các doanh nghiệp của Việt Nam bắt đầu có quan hệ làm ăn buôn bán, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán kịp thời của các doanh nghiệp. Nghiên cứu tính khả thi và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện thiết lập văn phịng đại diện tại các thị trường tiềm năng có kim ngạch XNK và thanh toán lớn đối với Việt Nam, tiến tới thành lập
Xem xét và xây dựng tiêu chuẩn hợp lý đối với ngân hàng thiết lập quan hệ đại lý, bàn bạc và trao đổi với ngân hàng đại lý nước ngoài để bổ sung nội dung hợp tác hỗ trợ thực sự có hiệu quả trong thời gian tới. Hệ thống đại lý cần phải mở rộng ra cả các cơng ty tài chính, các cơng ty bao thanh toán. Bộ phận ngân hàng đại lý cần cập nhật thông tin của các tổ chức tài chính trên thế giới, căn cứ vào uy tín nội địa của họ, thị trường hoạt động để đánh giá, cho điểm và thiết lập hạn mức giao dịch với các tổ chức tài chính đó. Đây sẽ là nguồn thơng tin rất quan trọng giúp bộ phận thanh tốn hạn chế và lường trước các rủi ro sẽ có thể xảy ra khi tiến hành giao dịch với các tổ chức tài chính này
Thơng qua hệ thống các ngân hàng đại lý để giới thiệu về hoạt động và vị trí của Vietcombank đến khách hàng ở các nước. Qua đó, Vietcombank có thể mở rộng hoạt động thanh toán ra nước ngồi. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng cần phải tổ chức hệ thống thông tin xuyên suốt đến các khách hàng, tiếp thu kinh nghiệm cũng như đúc kết kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế để tránh gặp phải những rủi ro trong quá trình kinh doanh.
5.2.1.5 Hoàn thiện và phát triển các phương thức thanh toán quốc tế
Với các phương thức thanh toán hiện đang áp dụng
- Với phương thức chuyển tiền: đây là phương thức chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng kim ngạch thanh toán xuất khẩu của VCB – CT. Vì vậy, xử lý tôt các khoản chuyển tiền đến có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển loại nghiệp vụ này.
Vietcombank Cần Thơ cần khuyến khích khách hàng cung cấp các thông tin về các khoản tiền sẽ được chuyển đến đặc biệt là các đồng tiền thực hiện thanh tốn,