Phân tích mơi trường vĩ mơ:

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh cho ngân hàng nn và ptnt chi nhánh thành phố vĩnh long giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 54)

4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI NHNo &

4.2.1 Phân tích mơi trường vĩ mơ:

4.2.1.1 Yếu tố kinh tế:

a) Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Long:

- Nhìn chung, Vĩnh Long vẫn là tỉnh có nền kinh tế nơng nghiệp với 85% dân số sống ở nông thôn, sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tính đến cuối năm 2009, tỷ trọng khu vực nơng, lâm, thuỷ sản chiếm 51,09% GDP(giá thực tế), khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 16,13% và khu vực dịch vụ chiếm 32,78%. So năm 2008, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm 2,41%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 0,93% và khu vực dịch vụ tăng 1,48%.

- Theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010-2015, cụ thể năm 2010 tỉnh sẽ phấn đấu giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Ước tính cơ cấu

kinh tế Vĩnh Long năm 2010 sẽ là nông nghiệp - thủy sản 38% , công nghiệp –

xây dựng 25 % và dịch vụ là 37%. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trong việc đầu tư vào Vĩnh Long trong tương lai. Bên cạnh đó nhu cầu về vốn cho các lĩnh vực sẽ tăng mạnh, đây là cơ

hội kinh doanh rất lớn cho lĩnh vực NH nói chung và cho NHNo & PTNT Chi

b) Tốc độ phát triển kinh tế:

- Tốc độ phát triển trung bình của tỉnh Vĩnh Long từ năm 2005-2009 đạt 9,5%/năm, sang năm 2010 tốc độ phát triển của Vĩnh Long dự kiến sẽ đạt 14%. Trong khi đó tốc độ phát triển trung bình của cả nước chỉ đạt 5.32% năm 2009, Đồng Bằng Sông Cửu Long đạt 9%. Từ đó cho thấy Vĩnh Long đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc phát triển kinh tế.

- Theo đánh giá về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009 Vĩnh Long 3 năm liền nằm trong tốp các tỉnh có chỉ số về năng lực cạnh tranh rất tốt, đứng thứ 5 trong danh sách các tỉnh có chỉ số về năng lực cạnh tranh tốt nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Bên cạnh đó, Vĩnh Long cịn đứng đầu cả nước về cải cách thủ tục hành chính nên việc đầu tư vào Vĩnh Long sẽ thuận lợi hơn trong tương lai. Đây là cơ hội rất lớn cho các NH trong đó có NHNo & PTNT Chi nhánh TPVL.

c) Kim ngạch xuất khẩu:

Mặt dù tình hình kinh tế năm 2008 và đầu năm 2009 có nhiều biến động nhưng tình hình xuất khẩu tỉnh Vĩnh Long vẫn có dấu hiệu rất khả quan. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Long năm 2008 đạt khoảng 250 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 270 triệu USD. Sang năm 2010, tỉnh Vĩnh Long có kế hoạch khai thác xuất khẩu 260 triệu USD, chỉ bằng 96% so với thực hiện năm 2009. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì đạt được kế hoạch như trên cũng là một nổ lực rất lớn của tỉnh Vĩnh Long. Để thực hiện chỉ tiêu này trong tình hình cơ cấu hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là hàng nông thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tỉnh Vĩnh Long tăng cường đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh hàng hóa trong q trình hội nhập kinh tế thế giới, chú trọng kết hợp xúc tiến thương mại mở rộng thị trường với đa dạng mặt hàng xuất khẩu, đảm bảo nhóm hàng cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp chiếm tỷ trọng 35 – 40% trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Năm 2010, tỉnh nâng cao sản lượng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh có thị trường ổn định như thủy sản đông lạnh tăng 16%, sản phẩm giày da tăng 10%, nông sản, trái cây chế biến tăng 7%, hàng thủ công mỹ nghệ tăng 6% so với năm 2009. Từ đó, ta có thể đưa ra nhận định về tình hình xuất khẩu năm 2010 tiếp tục ổn định và sẽ tiếp tự tăng mạnh trong thời gian tới. Nếu nắm bắt

được cơ hội này sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành NH trong thời gian tới.

d) Tỷ lệ lạm phát:

Theo nguồn thống kê từ VnEconomy thì tỷ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam từ năm 2002-2007 là 11.2%, năm 2008 là 24.4%, năm 2009 là 7% và dự kiến tỷ lệ lạm phát trong năm 2010 sẽ chỉ đạt khoảng 8% do giá cả các mặt hàng chủ lực đều có dấu hiệu tăng trong thời gian vừa qua như: điện, xăng dầu, thép, vàng, đôla….đều này sẽ tác động khơng nhỏ đến tình hình tài chính trong nước do chính phủ có thể áp dụng chính sách thắc chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, nhằm đạt được chỉ tiêu lạm phát mà quốc hội đề ra.

4.2.1.2 Chính trị - pháp luật:

Tình hình kinh tế chính trị tỉnh Vĩnh Long qua các năm 2007-2010 nói riêng và tỉnh Việt Nam nói chung tương đối ổn định. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn, đứng đầu Đơng Nam Á và đứng thứ 39 về mức độ ổn định chính trị trên thế giới. nền chính trị ổn định, cùng vói việc nhà nước ta đang thực hiện các chính sách cải cách hành chính như: đơn giản các thủ tục giấy tờ, thực hiện chính sách 1 cửa, ban hành các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài….Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm nhiều hơn việc đầu tư vào Việt Nam đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính NH.

Riêng tình hình chính trị của Vĩnh Long trong thời gian vừa qua khá ổn định trên toàn tỉnh khơng xảy ra vụ đình cơng nào, cùng với các lợi thế cạnh tranh của mình Vĩnh Long là tỉnh đi đầu trong việc cải cách các thủ tục hành chính cùng với việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư như: chính sách thuê đất giá rẻ tại các khu công nghiệp, minh bạnh trong đầu tư…

4.2.1.3 Yếu tố dân số:

Vĩnh Long là tỉnh có diện tích cũng như dân số thấp nhất so với các tỉnh Đồng Bằng Sơng Cửu Long, diện tích tỉnh Vĩnh Long là 1487,34 km², với dân số đạt 1.028.365 người. Riêng địa bàn thành phố Vĩnh Long có diện tích 48,01 km2(4.800,8 ha), dân số 147,039 người với mật độ dân số khá cao 3.062 người/km2.

Xét theo độ tuổi, Vĩnh Long là tỉnh có dân số tương đối già. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999, số người trong độ tuổi 0 - 14 của tỉnh chiếm

29,22% dân số, số người trong độ tuổi 15 - 60 chiếm 62,85% dân số, số người

trên 60 tuổi chiếm 7,93% dân số. Kết cấu dân số này là kết quả của việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh hằng năm của tỉnh.

Xét về giới tính, dân số Vĩnh Long thiên về nữ giới, tuy nhiên, khoảng cách này ngày càng rút ngắn qua các năm. Năm 1999, tỷ lệ nam nữ của tỉnh là 93,4/100; năm 2000, con số này là 96,6/100. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2004, số nữ trung bình của tỉnh là 536.900 người, chiếm 51,38% dân số toàn tỉnh; năm 2008, số nữ trung bình của tỉnh là 536.000 người, chiếm 50,13% dân số toàn tỉnh.

Xét về dân tộc, theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 11 dân tộc, ngồi người Kinh, đơng nhất là dân tộc Chăm có 22.350 người, chiếm 2,18%; dân tộc Hoa có 6.404 người, chiếm 0,58%; các dân tộc thiểu số khác như: dân tộc Mường có 25 người, dân tộc Thái có 22 người; dân tộc Mơng có 01 người; dân tộc Thổ có 6 người; dân tộc Tày có 43 người; dân tộc Nùng có 12 người; dân tộc Dao có 12 người; dân tộc Ê đê có 1 người; các dân tộc khác khoảng 215 người, chiếm 0,02%.

Về lực lượng lao động: do có số người trong độ tuổi lao động khá cao, nên nguồn lao động của tỉnh dồi dào và gia tăng khá nhanh. Theo thống kê năm, Vĩnh Long có trên 700.000 lao động, trong đó có khoảng 2/3 lao động ở khu vực nông nghiệp và khoảng 1/3 lao động ở các ngành nghề khác. Mỗi năm Vĩnh Long đã giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 – 28.000 người có cơng ăn việc làm ổn định. Thế nhưng, số lao động thất nghiệp và thiếu việc làm hiện vẫn còn trên 10.000 người. Chất lượng lao động của tỉnh cũng khơng cao, số lao động có tay nghề chuyên mơn cịn ít. Theo số liệu thống kê mẫu về lao động, việc làm của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành nghề kinh tế của tỉnh, có 26% lao động chưa tốt nghiệp tiểu học và không biết chữ, số lao động tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên chiếm gần 30%, số lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật chỉ đạt 11,32%.

4.2.1.4 Yếu tố quốc tế:

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang thực hiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính NH. Theo nghị định 22/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì các NH nước ngoài được phép thành lập Chi nhánh hoặc NH 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay có đến 45 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, có 01 NH nước ngồi có hai Chi nhánh độc lập, 05 NH liên doanh với hơn 20 Chi nhánh phụ thuộc. Đa số các NH đều tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng….Một thực tế đang xảy ra là số lượng các NH nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam ngày càng nhiều nên sự cạnh tranh trên thị trường tài chinh ngày càng khốc liệt. Việc các NH có vốn đầu đầu tư nước ngồi đầu tư vào Vĩnh Long là đều hồn tồn có thể trong tương lai. Các NH trên địa bàn tỉnh cần phải có sự chuẩn bị chu đáo để có thể cạnh tranh trong tương lai. Chính vì vậy các NH cần phải có sự chuẩn bị về tài chính, cơng nghệ, nhân sự và đặc biệt là cần phải có một chiến lược cạnh tranh hợ lý cho riêng mình.

Ngồi lĩnh vực tài chính thì các lĩnh vực khác cũng đang tiến hành hội nhập toàn diện, việc các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. Họ có nhiều thuận lợi về tài chính cũng như cơng nghệ hơn so với các

công ty, các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Chính vì vậy, các NH

cần phải có sự theo dõi chặt chẽ trong việc cấp vốn tín dụng cho các dự án vay vốn nhằm đảm bảo được nguồn vốn, nhằm hoạt động hiệu quả hơn.

4.2.1.5 Các yếu tố tự nhiên:

Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Vĩnh Long nằm tiếp giáp với các tỉnh như: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Thành phố Cần Thơ.

Vĩnh long có hệ thống giao thơng thuận lợi. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh long bao gồm các Quốc lộ (do Cục Đường bộ Việt Nam quản lý), các đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện và đường xã hình thành một mạng lưới giao thơng đường bộ đều khắp, phân bố hợp lý. Vĩnh Long hiện có 5 tuyến quốc lộ (QL) là: QL1A, QL53, QL57, QL54 và QL80. Tuy nhiên, chất lượng các tuyến quốc lộ còn hạn chế: đường hẹp; hệ thống cầu cống, tín hiệu

giao thơng chương hồn chỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để phát huy thế mạnh và khai thác tốt tiềm lực kinh tế, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh cần phải được đầu tư xứng tầm và đồng bộ.

Ngoài ra, Vĩnh long có cầu Mỹ Thuận nối liền Vĩnh Long và Tiền Giang, cầu Cần Thơ nối liền Vĩnh Long và Cần Thơ. Nhờ vậy mà trong những năm vừa qua nền kinh tế Vĩnh Long không ngừng phát triển và ngày càng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh và cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Về các loại tài nguyên khoán sản: Vĩnh Long tuy nghèo về các loại tài nguyên khoán sản nhưng bù lại có lượng đất sét rất dồi dào thuận lợi cho ngành nghề sản xuất gạch, gốm mỹ nghệ xuất khẩu.

Vĩnh long hội đủ các điều kiện để phát triển các ngành du lịch (đặc biệt là du lịch sinh thái), thương mại và dịch vụ do Vĩnh Long có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều đại điểm du lịch lý tưởng, có cảng lớn, có nhiều khu cơng nghiệp, tuyến công nghiệp…

4.2.1.5 Thiết lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE Matrix- External Factor Evaluation Matrix)

Lựa chọn các yếu tố: Các yếu tố được lựa chọn từ kết quả phân tích như trên kết họp thêm việc thu thập thếm ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính NH. Các yếu tố được chọn bao gồm 10 yếu tố được liệt kê trong bảng dưới đây.

Phỏng vấn chuyên gia: Các chuyên gia tham gia cuộc phỏng vấn bao

gồm 7 chuyên gia, là các lãnh đạo và chun viên tài chính có trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như: Trust Bank, NH Đông Á, NH MHB (NH phát triển nhà ĐBSCL), NHNo & PTNT Chi nhánh TPVL. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng lẻ và được đảm bảo tính bí mật. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại phần Phụ lục 2 [ trang 78].

Sau khi tiến hành phân tích các yếu tố mơi trường vĩ mô kết hợp với việc phỏng vấn chuyên gia về: “Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến lĩnh vực tài chính NH”, ta thu được kết quả ma trận EFE như sau:

Bảng 8- BẢNG KẾT QUẢ MA TRẬN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ-EFE

Các yếu tố ảnh hưởng Trọng số

Phân loại Số điểm quan trọng

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Việt Nam ổn định qua các năm. 0,09 3 0,27

2. Tình hình chính trị Việt Nam

ổn định và phát triển. 0,13 4 0,52 3. Các NH nước ngoài đầu tư vào

Việt Nam ngày càng nhiều. 0,08 3 0,24

4. Trình độ lao động ngành dịch vụ- NH ngày càng được nâng

cao. 0,10 3 0,30

5. Pháp luật ngành NH đang dần

được hoàn thiện. 0,11 3 0,33 6. Việc ứng dụng và phát triển

công nghệ trong lĩnh vực NH

ngày càng được đẩy mạnh. 0,10 3 0,30 7. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ

của NH ngày càng tăng. 0,10 3 0,30

8. Tỷ trọng ngành công nghiệp, du lịch và dich vụ tăng dần qua

các năm. 0,08 2 0,16

9. Các chính sách tiền tệ của

chính phủ 0,10 3 0,30

10. Xu hướng phát triển của nền

kinh tế trong tương lai. 0,08 2 0,16

Tổng cộng 1,00 2,88

(Bảng tính tốn từ phụ lục 2 trang 78)

Kết quả tính tốn được trình bày cụ thể tại bảng Phụ lục 2 [trang 78]. Các yếu tố môi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của NH bao gồm 10 yếu tố như trên. Sau khi tiến hành phỏng vấn 7 chuyên gia về “Mức độ ảnh hưởng của các yếu môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng”, mỗi yếu tố được đánh giá theo thang đo từ 1-4, tương ứng với mức độ phản ứng từ yếu nhất đến lớn nhất. Trong đó, số điểm của từng cột trong bảng ma trận được tính như sau:

+ Cột trọng số: là kết quả của phép chia giữa điểm trung bình của từng yếu tố với tổng số điểm trung bình của các yếu tố. ( Phụ lục 2 trang 79)

+ Phân loại: điểm số phân loại của từng yếu tố chính là số điểm nhận được nhiều sự đồng tình nhất từ các chuyên gia.

+ Số điểm quan trọng: là kết quả phép nhân điểm số cột trọng số và điểm số cột phân loại tương ứng với từng yếu tố.

Từ kết quả ma trận EFE như trên ta thấy tổng số điểm quan trọng của các yếu tố là 2,88 từ đó cho thấy NH chỉ phản ứng ở mức trung bình đối với các cơ hội và đe dọa từ bên ngoài. NH cần phải chú ý đến các yếu tố như: pháp

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh cho ngân hàng nn và ptnt chi nhánh thành phố vĩnh long giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)