Đặc điểm sinh học của vật gây bệnh trong nuôi cấy thuần khiết

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại tuyên quang (Trang 69)

4.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc

Môi trƣờng dinh dƣỡng ảnh hƣởng rất lớn đến tốc độ sinh trƣởng và phát triển của bào tử nấm. Sự lan truyền của các sợi nấm trên các môi trƣờng dinh dƣỡng khác nhau là khác nhau. Thí nghiệm với 2 loại môi trƣờng dinh dƣỡng: môi trƣờng cà rốt V8 agar và môi trƣờng PDA với 4 chủng nấm phân lập đƣợc ở 4 khu vực: YS, MB, CH1 và CH2. Kết quả thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 4.19 và hình 4.21 nhƣ sau:

Bảng 4.19. Tốc độ phát triển của hệ sợi nấm ở các môi trƣờng dinh dƣỡng khác nhau ở các khu vực khác nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT Chủng nấm

Tốc độ sinh trƣởng của các chủng nấm trên các môi trƣờng dinh dƣỡng (µm/giờ)

V8 PDA

1 Chủng MB 789 785

2 Chủng YS 1236 984

3 Chủng CH1 1465 900

4 Chủng CH2 1493 1065

Qua bảng 4.19 ta thấy tốc độ nảy mầm của bào tử nấm trên 2 môi trƣờng là khác nhau, môi trƣờng V8 nảy mầm nhanh hơn và tốc độ lan cũng nhanh hơn môi trƣờng PDA. Tốc độ nảy mầm của sợi nấm ở các khu vực khác nhau là khác nhau. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Chủng MB Chủng YS Chủng CH1 Chủng CH2 Nấm Tốc độ mọc V8 PDA

Hình 4.21. Biểu đồ tốc độ phát triển của bào tử nấm trên môi trƣờng dinh dƣỡng (m/giờ)

Kết quả trên cho thấy khi môi trƣờng càng ít dinh dƣỡng thì tốc độ phát triển của bào tử nấm càng nhanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 4.22. Hệ sợi nấm trên các môi trƣờng dinh dƣỡng

4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc

Nhiệt độ quyết định thời gian nhiễm bệnh, ủ bệnh và phát bệnh của nấm do đó ảnh hƣởng rất lớn đến sự nảy mầm của bào tử, xâm nhiễm, lan truyền cũng nhƣ sinh trƣởng phát triển của sợi nấm. Việc tìm hiểu sự xâm nhiễm, lây lan vào thời kỳ phát bệnh có ý nghĩa rất lớn của nhiệt độ. Trên cơ sở đó đảm bảo công tác dự tính, dự báo quản lý dịch bệnh hại tại khu vực. Kết quả theo dõi thí nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 4.20 và hình 4.23.

Bảng 4.20. Tốc độ phát triển của hệ sợi nấm ở các nhiệt độ khác nhau trên các khu vực khác nhau

TT Nhiệt độ không khí Tốc độ sinh trƣởng (µm/giờ) MB YS CH1 CH2 1 15oC 104,2 94,9 76,4 185,2 2 20oC 537,0 550,9 324,1 972,2 3 25oC 594,9 576,4 449,1 1002,3 4 30oC 747,7 729,2 608,8 1444,4 5 35oC 708,3 664,4 534,7 1419,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua biểu diễn tốc độ phát triển của hệ sợi nấm bằng hình 4.20 cho thấy, ở điều kiện 150

C bào tử nấm phát triển rất chậm và phát triển nhanh từ nhiệt độ 200

C trở đi. Nhiệt độ 300C là thích hợp nhất cho bào tử phát triển với tốc độ phát triển là 747,7 m/giờ đối với chủng MB; 729,2 m/giờ với chủng YS; 608,8 m/giờ với chủng CH1; 1444,4 m/giờ với chủng CH2.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 15 20 25 30 35 Nhiệt độ Tốc độ mọc (µm/h) MB YS CH1 CH2

Hình 4.24. Biểu đồ tốc độ phát triển của bào tử nấm (m/giờ)

Từ các kết quả trên ta nhận thấy bào tử nấm phát triển trên các môi trƣờng nhiệt độ khác nhau có sự chênh lệch khác nhau và sự chênh lệch lớn nhất là khi bào tử nấm phát triển ở 150C rất chậm nhƣng đến 200C trở đi lại phát triển rất nhanh. Điều đó cho thấy khi nhiệt độ càng tăng thì càng thích hợp cho bào tử nẫm xâm nhiễm và gây bệnh cho cây chủ. Nhiệt độ thích hợp nhất để nấm gây bệnh phát triển mạnh là 300C tức là vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè, tỉ lệ bị bệnh cao và thƣờng hay phát dịch vào mùa xuân ở lâm phần trồng keo tai tƣợng thuần loài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 4.25. Hệ sợi nấm trên môi trƣờng dinh dƣỡng ở các thang nhiệt độ

4.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng phát triển của khuẩn lạc

Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm không khí đến tốc độ phát triển của nấm có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì độ ẩm không khí là một trong những nhân tố sinh thái quan trọng có ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh trƣởng, phát triển và lây nhiễm của nấm gây bệnh. Độ ẩm cùng với nhiệt độ góp phần quyết định quá trình xâm nhập, ủ bệnh, phát bệnh và lây lan xâm nhiễm của nấm bệnh. Do đó nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm không khí đến tốc độ sinh trƣởng của nấm bệnh để tiến hành công tác dự báo, phòng trừ và quản lý dịch bệnh hại hiệu quả nhất. Kết quả thí nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 4.21.

Bảng 4.21. Ảnh hƣởng của độ ẩm không khí đến sinh trƣởng phát triển đƣờng kính hệ sợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn không khí MB YS CH1 CH2 1 60% 715 789 539 1333 2 70% 671 771 347 1519 3 80% 942 815 463 1368 4 90% 859 755 377 1354 5 100% 690 789 468 1400

Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy nấm bệnh có thể sinh trƣởng phát triển ở bất kì độ ẩm nào từ 60% đến 100%, trong các khoảng độ ẩm đã nghiên cứu không có sự khác biệt lớn về tốc độ phát triển, độ ẩm để nấm bệnh phát triển thích hợp nhất là 70 - 80%. Do đó ở điều kiện môi trƣờng ấm và ẩm có nhiệt độ không khí không cao thƣờng là vào mùa xuân, đầu mùa thu là môi trƣờng thuận lợi cho nấm phát sinh, phát triển và xâm nhiễm mạnh.

Biểu diễn sinh trƣởng của hệ sợi nấm ở các khu vực nghiên cứu bằng biểu đồ nhƣ Hình 4.20. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 60% 70% 80% 90% 100% Độ ẩm Tốc độ mọc (µm/h) MB YS CH1 CH2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua hình 4.26 nhận thấy tốc độ mọc của chủng CH2 rất nhanh và thích hợp nhất ở độ ẩm 60 - 70%, chủng MB và YS mọc chậm hơn và thích hợp ở độ ẩm 80%, chủng CH1 mọc thích hợp ở môi trƣờng 60%. Từ đó ta thấy Nấm

Phytophthora cinamomum mọc thích hợp nhất ở độ ẩm 80%, còn Nấm

Pythium vexans thích hợp ở nhiệt độ 60 - 70%.

Hình 4.27. Hệ sợi nấm trên môi trƣờng dinh dƣỡng theo thang độ ẩm

4.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường đến sinh trưởng phát triển của khuẩn lạc

Các chất hoà tan là nguồn dinh dƣỡng cho sinh trƣởng phát triển của nấm bệnh, chúng tạo cho môi trƣờng có độ pH là trung tính, axit, kiềm đã ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trƣởng phát triển của nấm bệnh. Nấm bệnh phát sinh, phát triển trong các môi trƣờng có độ pH khác nhau, chúng sử dụng các chất dinh dƣỡng trong môi trƣờng khác nhau cho quá trình hình thành bào tử của nấm bệnh. Kết quả tiến hành thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 4.22.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.22. Ảnh hƣởng của môi trƣờng pH đến sinh trƣởng phát triển đƣờng kính hệ sợi TT pH Tốc độ sinh trƣởng (µm/giờ) MB YS CH1 CH2 1 4,0 680,6 733,8 1312,5 1296,3 2 5,0 680,6 798,6 1347,2 1402,8 3 6,0 752,3 817,1 1180,6 1409,7 4 7,0 990,7 814,8 1347,2 1402,8 5 8,0 814,8 787,0 1513,9 1331,0

Kết quả thí nghiệm ở trên cho thấy khi nấm ở môi trƣờng pH từ 4 - 8 hệ sợi nấm phát triển rất nhanh và ở môi trƣờng có pH = 6 - 8 thích hợp nhất cho nấm sinh trƣởng và phát triển.

Từ đó cho thấy nấm bệnh sinh trƣởng phát triển tốt trong môi trƣờng trung tính hay môi trƣờng kiềm nhẹ.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 4 5 6 7 8 pH Tốc độ mọc (µm/h) MB YS CH1 CH2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua hình 4.28 ta thấy chủng CH1 nấm mọc nhanh trong môi trƣờng pH = 8, chủng MB nấm thích hợp trong môi trƣờng pH = 7; chủng YS và CH2 nấm thích hợp trong môi trƣờng pH = 6.

Hình 4.29. Hệ sợi nấm trên môi trƣờng dinh dƣỡng theo các thang pH 4.5. Đề xuất các biện pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh hại theo hƣớng IPM

Phòng trừ và quản lí dịch bệnh hại có vai trò hết sức quan trọng trong sự sinh trƣởng phát triển của cây rừng, làm tăng lợi ích kinh tế và lợi ích sinh thái môi trƣờng của rừng. Bệnh hại rễ gây ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng phát triển của các lâm phần keo, đặc biệt có thể gây chết keo trên diện rộng làm ảnh hƣởng đến khả năng cung cấp gỗ cho các nhà máy công nghiệp giấy. Dựa trên những quá trình phát sinh, phát triển của vật gây bệnh một số giải pháp phòng trừ dịch bệnh hại theo hƣớng IPM nhƣ sau:

4.5.1. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tránh lập vƣờn ƣơm gần những khu vực bị bệnh hoặc gần rừng trồng thuần loài.

- Chọn đất làm vƣờn ƣơm thích hợp, không nên làm vƣờn ƣơm ở nơi đất bí chặt, ẩm thấp hoặc đất đã qua canh tác nông nghiệp, đất nƣơng rẫy.

- Xử lí đất vƣờn ƣơm trƣớc khi gieo ƣơm.

- Tuyển chọn những giống cho năng xuất cao, kháng bệnh tốt.

* Đối với rừng trồng:

- Tiến hành trồng rừng hỗn giao hoặc nông lâm kết hợp hạn chế sự lây bệnh. - Sau khi rừng khép tán phải kịp thời tiến hành chặt thấu quang, tỉa cành và tỉa cây hợp lý tránh cho bào tử nấm nảy mầm và xâm nhiễm.

- Tại khu vực nghiên cứu đã bị nhiễm bệnh tiến hành chặt bỏ các cây bị bệnh, đào rễ đƣa ra ngoài rừng tiêu hủy, đất sau khi đào rễ đƣợc trộn vôi bột để diệt trừ nấm bệnh, đào rãnh ngăn không cho rễ cây bị bệnh tiếp xúc với rễ những cây khỏe mạnh để tránh lây nhiễm. Chăm sóc cây rừng sinh trƣởng và phát triển tốt để ngăn chặn sự xâm nhiễm của nấm gây bệnh bằng cách phát quang cỏ dại, bụi rậm để nấm bệnh không có chỗ ẩn nấp và phát triển, tỉa thƣa cho cây đón đủ ánh sáng.

4.5.2. Biện pháp kiểm dịch thực vật

Tăng cƣờng và làm tốt công tác kiểm dịch, không đem hạt mang mầm bệnh cũng nhƣ cây con bị bệnh từ vùng này sang vùng khác.

Kịp thời khoanh vùng ngay những vùng có dịch bệnh xuất hiện, khi bệnh lây lan tới các khu vực mới cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp để tiêu diệt nhƣ chặt bỏ cây bị bệnh, cành và lá cây bị bệnh đem đốt.

Không đƣợc thu hái hạt giống từ những cây mẹ ở vùng bị bệnh để gieo ƣơm và mang cây con bị bệnh đi trồng.

4.5.3. Biện pháp hoá học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Loài gây hại đã đƣợc xác định là Phytophthora cinamomiPythium vexans ta tiến hành cấy nấm thử nghiệm trên ba loại thuốc là Agri - Fos 400; Phos - inject 200; Ridomil để tìm ra loại có khả năng kháng đƣợc nấm bệnh. Kết quả thu đƣợc ở bảng 4.23.

Bảng 4.23. Kết quả đo vòng kháng nấm của thuốc

STT Tên thuốc

Đƣờng kính vòng kháng theo thời gian (cm)

24 giờ 48 giờ 72 giờ TB

1 Agri - Fos 400 3,6 3,4 3,3 3,43

2 Phos - inject 200 3,5 3,3 2,9 3,23

3 Ridomil 3,3 2,8 2,5 2,87

4 Đối chứng 1,8 0,9 0,2 0,97

Từ bảng 4.23 cho thấy sự khác biệt giữa các thuốc thử so với nƣớc đối chứng, trong đó thuốc Agri - Fos 400 và Phos - inject 200 là có hiệu lực mạnh nhất.

Sau 48 giờ, 72 giờ các mẫu chứa thuốc thử hầu nhƣ nấm mọc chậm so với mẫu đối chứng đã mọc gần kín giữa hộp lồng chứng tỏ khả năng kháng nấm của thuốc rất cao đặc biệt là Agri - Fos 400 sau đó đến thuốc Phos - inject 200.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 4.30. Khả năng kháng nấm của ba loại thuốc so với đối chứng

Do đó việc sử dụng thuốc Agri - Fos 400 là tốt nhất để phòng bệnh thối rễ cho cây.

4.5.3.2. Phương pháp sử dụng thuốc hóa học

Thuốc Agri - Fos 400: Tên hoạt chất: Phosphorous Acid; Tên thƣơng mại: Agri - Fos 400 (Phosphonate), thuốc do công ty phát triển công nghệ sinh học sản xuất (DONA - TECHNO).

Sử dụng thuốc Agri - Fos 400 tƣới vào bầu cây đối với cây đã bị bệnh và phòng những cây chƣa bị bệnh. Tƣới thuốc nƣớc lúc trời mát không mƣa. Phòng bệnh chủ yếu tập trung vào mùa mƣa, tƣới không quá 4 lần /1 năm và trị bệnh tƣới không quá 5 lần/1 tháng. Pha 40 ml thuốc Agri - Fos 400 bình 8 lít nƣớc tƣới ƣớt gốc và toàn bộ vùng rễ.

CHƢƠNG V

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

1. Nguyên nhân gây bệnh hại rễ keo tai tƣợng ở 2 huyện: Yên Sơn và Chiêm Hóa đƣợc xác định là nấm Phytophthora cinamomi Rands và nấm

Pythium vexans de Bary, phân lập đƣợc 4 chủng nấm Phytophthora cinamomi

chủng MB, Phytophthora cinamomi chủng YS, Pythium vexans chủng CH1 và Pythium vexans chủng CH2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngành: Oomycota Lớp: Oomycetes Bộ: Pythiales Họ: Pythiaceae

Trong đó nấm Phytophthora cinamomi là loại nấm chính gây hại nghiêm trọng cho khu vực nghiên cứu

2. Ở khu vực nghiên cứu thì tại xã Hòa Phú - Chiêm Hóa có tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh cao nhất chiếm 29,14% và 11,25%. Khu vực có tỷ lệ bị bệnh thấp nhất là Minh Quang - Chiêm Hóa với 11% và 4,74%.

3. Đặc điểm sinh thái học của bệnh hại rễ keo tai tƣợng

- Địa hình càng thấp thì tỷ lệ bị bệnh càng lớn: chân đồi chiếm tỷ lệ bị bệnh cao nhất tới 26,52%, đỉnh đồi có tỷ lệ bị bệnh thấp nhất với 12,27%.

- Bốn hƣớng phơi: Tây Nam, Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc thì tỷ lệ bị bệnh cao nhất ở hƣớng Tây Bắc với 43,89% và tỷ lệ bệnh nhỏ nhất với 9,21% thuộc hƣớng phơi Tây Nam.

- Độ dốc càng tăng thì tỷ lệ bị bệnh càng giảm và tỷ lệ bị bệnh lớn nhất khi độ dốc < 200 là 22,32% và nhỏ nhất khi độ dốc >300 với tỷ lệ bị bệnh là 20,79%.

- Độ tàn che có ảnh hƣởng rõ rệt đến tỷ lệ bị bệnh. Khi độ tàn che đạt 0 - 0,3 thì tỷ lệ bị bệnh nhỏ nhất là 9,96%; Khi độ tàn che là 0,4 - 0,7 thì tỷ lệ bị bệnh cao nhất chiếm 26,61%.

- Tuổi cây ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ bị bệnh. Tuổi cây từ 2 - 3 tuổi cho tỷ lệ bị bệnh lớn đặc biệt tuổi 3 cho tỷ lệ bị bệnh cao nhất với 36,77%; Tỷ lệ bị bệnh thấp nhất ở tuổi 5 khi mà cây rừng đã đƣợc chặt tỉa thƣa 9,96%.

4. Đặc điểm sinh vật học của nấm bệnh trong nuôi cấy thuần khiết - Nấm nảy mầm nhanh và lan hơn trên môi trƣờng dinh dƣỡng V8: môi trƣờng nghèo dinh dƣỡng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nấm có thể phát triển tốt đƣợc trong khoảng nhiệt độ từ 200 C - 350C, nhiệt độ điều kiện 150C bào tử nấm phát triển rất chậm và phát triển nhanh từ nhiệt độ 200C trở đi. Nhiệt độ 300C là thích hợp nhất cho bào tử phát triển với

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại tuyên quang (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)