Giám định sinh vật gây bệnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại tuyên quang (Trang 51)

- Môi trƣờng PDA không hình thành bào tử vì môi trƣờng giàu dinh dƣỡng nên chỉ hình thành hệ sợi.

- Tiến hành cấy các mẫu nấm trên môi trƣờng CMA sau 5 ngày cắt miếng ngâm với nƣớc đất extract đem soi dƣới kính hiển vi thấy xuất hiện bào tử vô tính: Sporangia và Chlamydospora.

- Cấy nấm vào môi trƣờng cà rốt agar sau 2 - 5 ngày cắt thạch đem soi trên kính hiển vi thấy xuất hiện bào tử hữu tính Oogonia: Antheridia và Oogonium.

Kết quả giám định nấm gây bệnh dựa vào đặc điểm của bào tử cho thấy: - Kiểm tra sợi nấm mẫu YS và MB: Trên kính hiển vi thấy xuất hiện bào tử áo (Chlamydospora) có hình cầu kích thƣớc từ 17,22 µ đến 19,68 µ (Hình 4.6), sau 24 giờ ngâm với nƣớc chiết đất quan sát thấy xuất hiện Oospore có kích thƣớc trung bình 35,1 µ (Hình 4.7), bào tử noãn do 2 sợi nấm kết hợp tạo thành (Paragynous). Túi bào tử động hình thuôn dài không có núm hình quả lê dài từ 28,08 µ - 32,76 µ, rộng từ 11,7 µ - 21,06 µ, phía đầu dầy lên đây chính là nơi bào tử động sẽ đƣợc phóng ra và túi bào tử động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Hình 4.8). Nhận thấy hệ sợi nấm trên môi trƣờng dinh dƣỡng có dạng san hô, ở các đầu sợi nấm mọc ra các túi bào tử (hình 4.9).

Từ một số dữ kiện trên kết hợp với các tài liệu chuyên khảo loài thì nấm là Phytophthora cinamomi Rands thuộc nhóm sinh vật có nhân thật, ngành phụ: Oomycota; lớp: Oomycetes; Bộ: Pythiales; Họ: Pythiaceae.

Hình 4.6. Bào tử áo (Chlamydospore) Hình 4.7. Bào tử noãn (Oospore) Hình 4.8. Túi bào tử động (Sporangia) Hình 4.9. Hệ sợi nấm trên môi trƣờng CMA

- Kiểm tra sợi nấm mẫu CH1 và CH2: Soi trên kính hiển vi thấy xuất hiện bào tử áo (Chlamydospora) có hình cầu kích thƣớc từ 18,72 µ đến 23,4 µ (Hình 4.10), sau 24 giờ ngâm với nƣớc chiết đất quan sát thấy xuất hiện Oospore có kích thƣớc trung bình 32,76 µ (Hình 4.11). Túi bào tử động hình cầu có núm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

từ 23,4 µ - 28,08 µ; rộng từ 14,04 µ - 21,06 µ, phía đầu phình nhọn lên đây chính là nơi bào tử động sẽ đƣợc phóng ra và túi bào tử động (Hình 4.12).

Hình 4.10. Bào tử áo (Chlamydospore) Hình 4.11. Bào tử noãn (Oospore) Hình 4.12. Túi bào tử động (Sporangia) Hình 4.13. Hệ sợi nấm trên môi trƣờng CMA

Từ một số dữ kiện trên kết hợp với các tài liệu chuyên khảo loài là:

Pythium vexans de Bary, (1876), thuộc nhóm sinh vật có nhân thật, ngành phụ: Oomycota; lớp: Oomycetes; Bộ: Pythiales; Họ: Pythiaceae.

* Kết luận: Nguyên nhân gây bệnh thối rễ keo tai tƣợng ở 2 huyện: Yên Sơn và Chiêm Hóa là 2 loại nấm: Phytophthora cinamomiPythium vexans. Ký hiệu các chủng nấm nhƣ sau: Phytophthora cinamomi chủng MB,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vexans chủng CH2. Qua nghiên cứu thấy nấm Phytophthora cinamomi là loại nấm gây tác hại mạnh hơn nấm Pythium vexans cho khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại tuyên quang (Trang 51)