Xuất biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại tuyên quang (Trang 33)

Hiện nay biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất là biện pháp phòng trừ tổng hợp gồm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học,...

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh, biện pháp sinh học đƣợc đề xuất dựa trên các tài liệu tham khảo Schmitthenner, A.F. and R.G. Bhat. 1994; Phytophthora Technical Group, 2006 [58], [52] và những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của vật gây bệnh.

Biện pháp hóa học đƣợc đề xuất dựa trên thí nghiệm xác định loại thuốc đặc hiệu đƣợc tiến hành trong phòng thí nghiệm. Dựa theo một số tài liệu nghiên cứu về kiểm soát nấm Pythium bằng thuốc hóa học theo JJ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bezuidenhout, JM Darvas &JC Toerien,1987 [47] và Coffey, M D & Joseph, M C 1985 [42]. Thử nghiệm trên 3 loại thuốc là: Agri-Fos 400; Phos-inject 200; Ridomil. Nồng độ pha lần lƣợt nhƣ sau Agri-Fos 400 pha 2,5- 5ml/l; Phos-inject 200 pha 5-10ml/l; Ridomil pha 5g/l.

Mỗi loại cấy trên 3 đĩa petri và có đĩa petri đối chứng. Trƣớc tiên đục một lỗ thạch có đƣờng kính 1cm ở giữa hộp lồng, cấy nấm ở ba điểm góc hộp lồng tạo thành một tam giác. Dùng pipét hút dịch thuốc đã pha theo đúng nồng độ cho vào lỗ đục, băng kín và để ở tủ định ôn ở nhiệt độ 25oC. Sau 24 giờ; 48 giờ và 60 giờ kiểm tra và đo vòng kháng nấm của thuốc so với đối chứng.

Phƣơng pháp kiểm tra khả năng kháng nấm bằng cách đo khoảng cách từ tâm đĩa petri cho đến đỉnh sinh trƣởng của sợi nấm. Khoảng cách càng lớn thì khả năng kháng nấm càng cao. Làm cơ sở cho việc lựa chọn và sử dụng thuốc phòng trừ.

CHƢƠNG III

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có tọa độ địa lý từ 21o29’ ÷ 22o42’ vĩ độ Bắc và 104o50’ ÷ 105o36’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang. - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên. - Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ.

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về đơn vị hành chính: tỉnh có 06 huyện và 01 thành phố với 129 xã, 07 phƣờng và 05 thị trấn

3.1.2. Địa hình, địa thế

Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh có địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi thấp và thung lũng chạy dọc theo các con sông. So với các tỉnh vùng núi phía Bắc thì Tuyên Quang có độ cao trung bình không lớn, đỉnh cao nhất tỉnh là đỉnh Chạm Chu với độ cao là 1.587 m, nơi thấp nhất là ở phía Nam huyện Sơn Dƣơng độ cao 23 - 24 m so với mực nƣớc biển.

Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và chia thành 3 vùng chính sau:

* Địa hình núi cao: Là vùng núi cao nằm ở phía Bắc tỉnh bao gồm toàn bộ huyện Nà Hang, 11 xã vùng cao của huyện Chiêm Hoá, 2 xã vùng cao của huyện Hàm Yên và một phần phía Bắc của huyện Yên Sơn; Chiếm trên 50 % diện tích toàn tỉnh, độ dốc trung bình từ 20o  25o. Độ cao trung bình khoảng 660 m, địa hình giảm dần từ Bắc xuống Nam. Có một số ngọn núi cao trên 1.000m nhƣ: Cuối Toong cao 1.112m, Ta Pao cao 1.388 m, Chạm Chu cao 1.587 m. Địa hình vùng núi cao, dốc không có khả năng trữ nƣớc, thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp. Ở một số nơi vùng núi đá vôi nhƣ: Na Hang, Bắc Chiêm Hoá, Sơn Dƣơng có hiện tƣợng karst, cần thận trọng khi xây dựng các công trình cấp nƣớc tránh hiện tƣợng thấm mất nƣớc.

* Địa hình vùng núi thấp: Gồm các xã của huyện Chiêm Hoá (trừ 11 xã vùng cao), huyện Hàm Yên (trừ 2 xã vùng cao), một phần phía Nam huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dƣơng, chiếm khoảng 40% diện tích toàn tỉnh. Địa hình phức tạp, có nhiều sông suối, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Độ cao trung bình dƣới 500 m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thƣờng từ 15o- 20o. Địa hình đồi núi thấp có nhiều loại hình thuỷ tự nhiên có thể đắp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngăn các đồi nhỏ tạo thành hồ chứa nƣớc nhân tạo phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

* Địa hình đồi và thung lũng (dọc sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy): Vùng đồi trung du nằm ở phần giữa tỉnh, gồm thị xã Tuyên Quang, phần còn lại của huyện Yên Sơn và Sơn Dƣơng; có diện tích nhỏ, chiếm khoảng 10% diện tích toàn tỉnh. Vùng này có những cánh đồng tƣơng đối rộng, bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Địa hình thung lũng phân bố dọc theo các con sông, tạo thành các bãi bồi thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp và hoa màu, tuy nhiên kiểu địa hình này thƣờng bị ngập nƣớc vào mùa mƣa lũ.

Tuyên Quang nằm khoảng giữa miền núi cao với vùng trung du nên so với các tỉnh lân cận về phía Bắc nhƣ: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang thì độ dốc tƣơng đối nhỏ hơn. Tuy nhiên với địa hình đồi núi dốc có ảnh hƣởng rất lớn đến việc đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và phân bố dân cƣ. Ngoài ra địa hình đồi núi dốc còn làm gia tăng quá trình xói mòn đất, làm đất trống bạc màu nhanh chóng, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp.

3.1.3. Đặc điểm khí tượng, thủy văn

3.1.3.1. Khí hậu

Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều; mƣa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thƣờng gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tƣợng nhƣ mƣa đá, gió lốc thƣờng xảy ra trong mùa mƣa bão với lƣợng mƣa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700 mm.

Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 220 - 240C. Cao nhất trung bình 330 - 350C, thấp nhất trung bình từ 120 - 130 C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch), hay có sƣơng muối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các sông chính chảy qua đất Tuyên Quang gồm có: sông Lô, sông Gâm và phần thƣợng nguồn sông Phó Đáy.

a. Sông Lô: Bắt nguồn từ Trung Quốc vào Việt Nam nhập vào sông Hồng ở Việt Trì, dài 470 km (phần Việt Nam 275 km), sông Lô có nhiều nhánh sông lớn hình rẻ quạt, có diện tích lƣu vực là 39.000 km2 (Việt Nam 22.600 km2) cùng với các sông nhánh lớn nhƣ sông Gâm, sông Chảy và sông Phó Đáy. Đoạn sông Lô chảy trên địa phận tỉnh Tuyên Quang dài 145 Km với diện tích lƣu vực khoảng 2.090 km2, bao gồm cả trung và hạ lƣu sông.

b. Sông Gâm: Là phụ lƣu cấp I lớn nhất của lƣu vực sông Lô, chiếm khoảng 44,1% diện tích của toàn bộ lƣu vực sông Lô. Sông Gâm dài 297 km (Phần Việt Nam 217 km), diện tích lƣu vực là 17.200 km2. Đoạn sông Gâm chảy trong tỉnh dài 109km với diện tích lƣu vực 2.870 km2, chảy theo hƣớng Bắc Nam, hợp lƣu với sông Lô ở ngã ba Lô - Gâm phía trên thị xã Tuyên Quang khoảng 10 km.

c. Sông Phó Đáy: Là phụ lƣu cuối cùng đổ vào sông Lô ở gần cửa sông. Tổng diện tích toàn lƣu vực 1610 km2, tƣơng ứng với chiều dài 170km. Đoạn chảy trên đất Tuyên Quang dài 84 km với diện tích lƣu vực khoảng 800 km2. Sông chảy theo hƣớng Bắc Nam qua vùng mƣa ít nên dòng chảy không dồi dào nhƣ sông Lô, sông Gâm. Sông Phó Đáy có lòng sông hẹp, nông, khả năng vận tải thuỷ rất hạn chế.

Ngoài các sông chính trên, trong tỉnh còn có nhiều sông suối nhỏ chằng chịt có độ dốc lớn có khả năng khai thác thuỷ năng cho tỉnh.

3.1.4. Địa chất thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra trƣớc đây và kết quả nghiên cứu từ bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 tháng 11/2001, Tuyên Quang có 7 nhóm đất sau:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 15.945 ha, chiếm 2,72% DTTN, trong đó có các loại đất:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Diện tích 1.380 ha, chủ yếu phân bố dọc các sông lớn (sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy) trên địa bàn các huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn và Hàm Yên. Đất thƣờng bị ngập vào mùa mƣa lũ; mùa khô không đƣợc tƣới nên hàng năm chỉ gieo trồng các cây màu ngắn ngày nhƣ ngô, lạc, đậu, đỗ,... năng suất đạt ở mức trung bình.

+ Đất phù sa không được bồi (P): Diện tích 3.310 ha, có nhiều ở các huyện Sơn Dƣơng và Chiêm Hoá, phân bố ở địa hình cao hơn so với đất phù sa đƣợc bồi hàng năm . Phần l ớn trên đất này đã đƣợc trồng cây ngắn ngày nhƣ lúa, hoa màu nhƣng năng suất thấp.

+ Đất phù sa có tầng loang l ổ đỏ vàng (Pf): Diện tích 685 ha, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Yên Sơn và Sơn Dƣơng nơi địa hình cao, thiếu nƣớc. Do điều kiện tƣới khó khăn đất này thƣờng chỉ đƣợc cấy 1 vụ lúa mùa.

+ Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích 9.940 ha, phân bố rải rác ở các huyện nhƣng nhiều nhất ở huyện Chiêm Hoá . Phần lớn loại đất này đƣợc sử dụng trồng 1 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa, năng suất trung bình thấp.

+ Đất phù sa Glây (Pg): Diện tích 630 ha, phân bố chủ yếu ở TX. Tuyên Quang nơi địa hình thấp, khó thoát nƣớc.

- Nhóm đất dốc tụ

+ Đất thung lũng do sản phẩm d ốc tụ (D): Diện tích 7.125 ha, chiếm 1,21% DTTN, có nhiều ở huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng, Hàm Yên ở các thung lũng thấp giữa các dãy núi. Đất thƣờng đƣợc sử dụng trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá.

- Nhóm đất bạc màu

+ Đất xám bạc màu (Ba): Diện tích 3.570 ha chiếm 0,61% DTTN, phân bố rải rác ở các huyện Yên Sơn, Chiêm Hoá và Sơn Dƣơng, thƣờng đƣợc sử dụng trồng một vụ lúa hoặc chuyên màu, năng suất thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đất đen do bồi tụ cacbonát (Rdv): Diện tích 280 ha chiếm 0,05% DTTN, phân bố rải rác ở Sơn Dƣơng, Chiêm Hoá, Nà Hang. Đất này có thành phần cơ giới thịt nặng, chua, cần cải tạo bổ sung lân và kali.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 397.535 ha chiếm 67,75% diện tích tự nhiên, gồm các loại đất:

+ Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Diện tích 3.862 ha, phân bố chủ yếu ở huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn và một ít ở huyện Chiêm Hoá xen kẽ giữa các dãy núi đá vôi . Tầng đất dày khá tơi xốp, thƣờng có thành phần cơ gi ới thịt trung bình đến sét, hàm lƣợng dinh dƣỡng cao và cân đối, thích hợp với nhiều loại cây trồng dài ngày.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): Diện tích 390.661 ha, phân bố rộng khắp các huyện trong tỉnh. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày (chè) và cây ăn quả, vùng đồi núi dốc trên 250 cần bảo vệ rừng và trồng rừng là chính. Đất này cũng có ý nghĩa sử dụng lớn trong nhiều lĩnh vực khác.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Diện tích 3.012 ha, phân bố rải rác ở các huyện nhƣng nhiều nhất ở huyện Chiêm Hoá. Đất thƣờng ở địa hình bậc thang thấp sát chân núi, thoát nƣớc tốt nhƣng dễ bị hạn. Loại đất này thƣờng cấy 1 vụ lúa hoặc một vụ lúa 1 vụ màu cho năng suất thấp.

- Nhóm đất vàng đỏ:Diện tích 101.670 ha, chiếm 17,33% DTTN

+ Đất đỏ vàng trên đá granít (Fa): Diện tích 25.158 ha, phân bố ở các huyện Sơn Dƣơng, Hàm Yên, Yên Sơn. Đất có địa hình đồi dốc lớn, chia cắt xen kẽ với các đồi đá cát và phiến sét, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 69.731 ha, tập trung ở các huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn. Đất này có địa hình, độ dốc biến động, đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thƣờng khô hạn, chặt rắn. Trên loại đất này phần l ớn còn rừng, nơi độ dốc < 250 có thể khai thác trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Diện tích 6.781 ha, phân bố rải rác ở tất cả các huyện. Đất có địa hình thấp thoải, có nhiều cuội sỏi cục lớn kích thƣớc từ 1 - 6 cm ở độ sâu dƣới 50 cm. Loại đất này thƣờng đƣợc sử dụng trồng các loại cây nhƣ chè, cây ăn quả, mía,... nhƣng do dễ b ị mất nƣớc nên đất chặt rắn.

- Nhóm đất vàng đỏ tích mùn: Diện tích 36.285 ha chiếm 6,18% DTTN.

+ Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất (Hs): Diện tích 26.969 ha, phân bố chủ yếu ở địa bàn núi cao huyện Nà Hang. Trên đất này phần lớn còn thảm thực vật rừng.

+ Đất mùn vàng đỏ trên đá granít (Ha): Diện tích 3.309 ha, phân bố chủ yếu ở huyện Sơn Dƣơng (khu vực núi Tam Đảo), có độ dốc từ 250 trở lên. Loại đất này chủ yếu sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.

+ Đất mùn vàng đỏ trên đá cát (Hq): Diện tích 6.007 ha, phân bố chủ yếu ở huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên (khu vực núi Chạm Chu), độ dốc từ 250 trở lên do vậy chủ yếu cũng chỉ dùng vào lâm nghiệp.

3.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu của Đoàn Địa chất 109, Liên đoàn Bản đồ 207 công bố năm 1994 - 1995 và tài liệu của các Bộ, ngành hữu quan, Tuyên Quang có khoảng trên 200 mỏ và điểm mỏ khoáng sản khác nhau: Sắt (Yên sơn, Hàm Yên), Thiếc (Sơn Dƣơng), Barit (Sơn Dƣơng, Yên Sơn, Chiêm Hoá), Mangan (Chiêm Hoá, Nà Hang), Antimoan (Chiêm Hoá, Nà Hang, Yên Sơn), Cao Lanh (Sơn Dƣơng, Yên Sơn), đá vôi, đất Sét,...

Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn nhiều loại khoáng sản khác nhƣ vonfram, pirit, kẽm, chì, sét chịu lửa, nƣớc khoáng, vàng, cát, sỏi,... Những loại này có trữ lƣợng nhỏ, nằm rải rác nhƣng cũng đang đƣợc khai thác sử dụng ở nhiều điểm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động

Theo số liệu thống kế năm 2009 dân số trung bình toàn tỉnh là 725.188 ngƣời, mật độ dân số bình quân là 124 ngƣời/km2, trong đó Nam chiếm 50,10%, Nữ 49,90%. Dân cƣ phân bố không đồng đều: dân cƣ thành thị chiếm 13%, dân cƣ nông thôn chiếm 87%.

Trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc anh em sinh sống, bao gồm dân tộc Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Sán dìu,…Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh ở mức 11,69 ‰.

Dân số trong độ tuổi lao động 397.700 ngƣời chiếm 54,84% tổng dân số. Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khu vực nhà nƣớc là 34.789 ngƣời chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh. Trong đó lao động làm nghề nông chiếm 8 %, lao động công nghiệp chiếm 20,2 % và các ngành khác chiếm 71,8 % tổng số lao động trong tỉnh.

3.2.2. Thực trạng chung về kinh tế của tỉnh

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch quan trọng, theo hƣớng sản xuất hàng hoá gắn với sản xuất công nghiệp chế biến và nhu cầu thị trƣờng, phù hợp với đƣờng lối phát triển kinh tế của đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng khối dịch vụ, công

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại tuyên quang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)