3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.3. Biện pháp phòng trị bệnh phù đầu lợn
Để phòng bệnh phù đầu lợn có hiệu quả phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp với phương châm tăng cường khả năng miễn dịch cho lợn con và giảm thiểu khả năng tiếp xúc với vi khuẩn.
Theo Bertschinger. H.U, N (1992) [39], Nagy B, Fekete Pzx (1999) [61] để hạn chế bệnh phù đầu lợn sau cai sữa cần thực hiện các biện pháp sau:
Phòng bệnh phù đầu hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào chăm sóc tăng cường sức đề kháng cho lợn. Chăm sóc tốt sẽ hạn chế sự xâm
nhập ban đầu của các chủng E. coli gây bệnh vào trong đàn lợn.
Cần tập cho lợn con cai sữa ăn sớm và cho ăn từ từ, ăn nhiều bữa (3 - 4 bữa trong ngày) để tạo khả năng thích nghi cao nhất về mặt sinh lý với thức ăn (Bùi Xuân Đồng, 2002) [5]. Tăng khẩu phần thức ăn xơ để ngăn chặn bệnh tiêu chảy trong thời kỳ cai sữa. Tổng lượng thức lợn con ăn vào phải được giới hạn ở thời điểm cai sữa và tăng dần lên đến mức bình thường sau 2 - 3 tuần. Lượng thức ăn hạn chế và lượng chất xơ cao có tác dụng làm giảm mật độ E. coli trong đường tiêu hóa của lợn.
Phải làm giảm thiểu các yếu tố stress từ môi trường và quá trình chăm sóc nuôi dưỡng như làm mát đột ngột, vận chuyển, di chuyển chuồng hoặc sự trộn lẫn không cần thiết giữa các lứa đẻ. Định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi nhằm giảm số lượng mầm bệnh.
Thực hiện phòng bệnh bằng cách tạo miễn dịch để ngăn ngừa sự chiếm giữ ruột non một mức độ lớn về lâm sàng hay trung hòa các tác động của
EDP. Miễn dịch đối với bệnh E. coli gây ra thường dựa trên tác dụng bảo vệ
của kháng thể, ngăn cản hiện tượng bám dính vào tế bào thượng bì niêm mạc ruột non đồng thời trung hòa độc tố do vi khuẩn tiết ra hay kháng thể từ sữa của lợn mẹ đã được tiêm phòng bệnh. Chính vì vậy sử dụng vắc xin tại chỗ chế tạo từ các chủng E. coli gây bệnh phân lập được là phương pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất.
Theo Markku Johansen và cs (1997) [58], Lê Văn Tạo (2006) [27], sử dụng vắc xin và chế phẩm sinh học là biện pháp quan trọng để khống chế bệnh phù đầu ở lợn sau cai sữa.
Theo Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình và cs (2004) [8], các liệu pháp kháng sinh nên áp dụng sớm, ngay sau khi phát hiện bệnh sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn, từ đó làm giảm lượng độc tố, sẽ cho hiệu quả điều trị cao. Mặt khác điều trị kịp thời và triệt để cũng là biện pháp hạn chế mầm bệnh bài xuất tránh lây lan. Để có hiệu quả điều trị cao nên xác định tính mẫn cảm của
vi khuẩn E. coli thông qua phương pháp thử kháng sinh đồ.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Bệnh phù đầu do vi khuẩn E. coli thường xảy ra ở giai đoạn lợn sau cai sữa, trên những lợn ăn khỏe, nhiều....và xảy ra rất đột ngột. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do ở giai đoạn này, lợn vừa chuyển sang giai đoạn phát triển mới, hệ tiêu hóa của lợn chưa hoàn toàn thích ứng với điều kiện dinh dưỡng mới. Khi lợn ăn quá nhiều, không kịp tiêu hóa sẽ tạo điều kiện
Theo Morris (1985) [59], Imberechts và cs (1992) [51], (1994) [52],
đã phân lập được vi khuẩn E. coli phân lập từ các mẫu hạch màng treo ruột
và đoạn không tràng của lợn mắc bệnh phù đầu. Kết quả này cũng phù hợp
với nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hải (2001) [6] khi phân lập vi khẩn E. coli từ
hạch màng treo ruột của lợn mắc bệnh phù đầu sau cai sữa. Kết quả này cho phép khẳng định được rằng khi lợn mắc bệnh phù đầu do E. coli, vi khuẩn này sẽ di chuyển lên phần trên của ruột non (phần không tràng) hoặc theo mạch máu vào trong hạch màng treo ruột, trong đó 68,75% mẫu hạch màng treo ruột và 59,09% mẫu ruột đoạn không tràng cho kết quả dương tính với
E. coli mang 2 gen VT2e và F18.
Theo Bùi Lưu Ly và cs (2007) [16] lợn ở giai đoạn sau cai sữa về mặt mô học xuất hiện cấu trúc thụ thể tương ứng với yếu tố bám dính của vi khuẩn E. coli gây bệnh, vì vậy vi khuẩn này có cơ hội phát triển và gây bệnh. Bằng phương pháp PCR cho thấy có sự kết hợp chặt chẽ giữa 2 gen F18 và VT2e
Phạm Ngọc Thạch, Lương Thị Mai Lan (2006) [30] khi nghiên cứu về những đặc điểm bệnh lý bệnh phù đầu ở lợn gây bệnh thực nghiệm cho thấy thân nhiệt ở lợn mắc bệnh chỉ tăng ở khoảng 24 - 36h sau khi gây bệnh, nhưng sau đó thân nhiệt lại bình thường, cuối thời kỳ bệnh thân nhiệt lại giảm so với lợn khỏe. Tần số hô hấp và tần số tim mạch lại tăng so với lợn trước khi gây bệnh từ 25,74 lần/phút và 92,34 lần/phút (lợn trước khi gây bệnh), tăng cao nhất đến 72h sau khi gây bệnh.
Theo Lê Văn Lãnh và cs, (2008) [15] thông qua việc xác định gen mã hóa yếu tố độc lực là verotoxin, đã thiết lập được phản ứng PCR để giám định
E. coli dung huyết gây phù đầu lợn. Trong các điều kiện bước đầu, phương
pháp PCR được ứng dụng trong giám định E. coli gây dung huyết phù đầu ở
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2002) [12] bệnh phù đầu ở lợn con sau cai
sữa gây ra bởi các chủng E. coli O138, O139, O141 sản sinh độc tố VT2e với
tỷ lệ chết lên tới 61,44%.
Võ Thành Thìn và cs (2011) [33] đã sử dụng phương pháp điện di xung điện trường (Pulsed - Field Gel Electrophoresis - PFGE). Phương pháp PFGE có thể ứng dụng để phân tích đặc điểm dịch tễ và lựa chọn chủng vi khuẩn để
nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do E. coli gây ra ở lợn. Kết
quả phân lập 18 chủng vi khuẩn E. coli tại Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, 5 chủng phân lập tại một số tỉnh miền Bắc, 3 chủng phân lập tại Miền Nam cho thấy 8/15 chủng vi khuẩn mang kháng nguyên F4 có mức độ tương đồng ở trên mức 85%. Như vậy, sự sai khác về genome giữa các chủng mang kháng nguyên F4 để vắc xin toàn khuẩn có thể đảm bảo được tính tương đồng kháng nguyên cao giữa chủng vi khuẩn có trong vắc xin và chủng vi khuẩn gây bệnh
thực địa. Đối với các chủng vi khuẩn E. coli mang kháng nguyên F18, chỉ có
4/11 chủng có mức độ tương đồng trên 85% (có thể có quan hệ), các chủng còn lại hầu như không có quan hệ với nhau. Điều này có nghĩa là tính kháng
nguyên của các chủng vi khuẩn E. coli mang kháng nguyên F18 gây bệnh ở
các địa phương khác nhau có thể khác nhau. Có thể nói mức độ tương đồng của các chủng mang kháng nguyên F4 cao hơn và có quan hệ gần hơn so với các chủng mang kháng nguyên F18. Tuy nhiên, kết quả phân tích tương đồng
genome của các chủng vi khuẩn E. coli tại Việt Nam cũng như các nước khác
trên thế giới đều có mức độ tương đồng thấp và không đồng nhất. Những chủng vi khuẩn gây bệnh tại các địa điểm khác nhau có thể mang một số yếu tố gây bệnh khác nhau hoặc có những biến đổi nhỏ trong genome. Điều này sẽ
tạo ra tính đa dạng về kháng nguyên của vi khuẩn E. coli gây bệnh. Vì vậy,
trong chiến lược nghiên cứu, phát triển vắc xin cần chú ý tìm được chủng vi khuẩn có tính tương đồng cao với các chủng gây bệnh trong cả nước, nhằm
đảm bảo khả năng bảo hộ của vắc xin tại các khu vực chăn nuôi khác nhau. Nhưng khi chưa tìm ra được chủng vi khuẩn có tính tương đồng cao với các
chủng E. coli gây bệnh phù đầu trong cả nước thì việc sử dụng auto- vaccine
sẽ mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất.
Nguyễn Khả Ngự, Lê Văn Tạo (1996) [20] đã nghiên cứu tình hình bệnh phù đầu lợn trên địa bàn một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Để phòng bệnh, Nguyễn Khả Ngự, Lê Văn Tạo và cs (1999) [21], đã nghiên
cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh từ các chủng E. coli phân lập được.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Theo Theo Bertschinger. H. U, Nielsen. N. O (1992) [39], bệnh thường xảy ra đột ngột ở lợn con cai sữa với các dấu hiệu điển hình của bệnh là phù mặt và có triệu chứng thần kinh. Tỷ lệ lợn bị bệnh chết từ 40 - 100%, những con to béo nhất đàn, ăn no nhất thường bị chết. Lợn bệnh bị sốt 1 - 2 ngày đầu nhiễm bệnh sau đó hạ xuống có khi dưới mức bình thường. Lợn bệnh bị sưng đầu, mí mắt, nên có con bị lồi mắt ra. Bị sưng hầu nên lợn bệnh giảm tiếng kêu, khó thở. Lợn bệnh có triệu chứng thần kinh như đi xoay vòng theo một chiều nhất định, yếu hai chân sau nên nằm co giật, bốn chân giãy liên tục hoặc thẳng cứng trước khi chết. Khi mổ ra thấy ruột non chứa đầy chất lỏng và khí căng phồng, quan sát từ bên ngoài thấy đoạn thì thâm đen hoặc đỏ đen, đoạn thì trắng bệch. Đây là bệnh tích điển hình lợn mắc bệnh sưng phù đầu.
Xoang ngực và xoang bao tim có nhiều dịch fibrin, sưng phù ở mức độ khác nhau trên hai lá phổi. Tim có xuất huyết ở cơ và màng bao tim. Sưng phù ở lớp dưới niêm mạc dạ dày được thể hiện trong vùng viêm ở phần thân vị. Nó có thể khác nhau từ chỗ rất khó thấy cho đến có độ dầy 2cm hoặc lớn hơn. Nếu trường hợp nặng thì hiện tượng sưng phù có thể tận tới lớp cơ. Sưng phù có thể đánh giá tốt nhất bằng cách kiểm tra thanh mạc và áo cơ ở đường cong lớn. Chất dịch sưng phù này thường là huyết thanh đông.
Sưng phù túi mật đôi khi có thể thấy, đó là dấu hiệu của nội độc tố tác động. Màng treo kết tràng là nơi phổ biến cho bệnh sưng phù, đôi khi một đoạn ruột non hay trực tràng có biểu hiện sưng phù lớp dưới niêm mạc. Các trường hợp thực nghiệm, lớp dưới niêm mạc của manh tràng khác nhau ở bề ngoài từ bình thường cho đến sưng, xuất huyết.
Bệnh tích vi thể: Bệnh tích vi thể quan trọng nhất là chứng thoái hóa mạch máu ảnh hưởng đến động mạch nhỏ. Tổn thương có thể ở nhiều cơ quan và mô. Mạng lưới động mạch bên cạnh màng treo kết tràng, bên cạnh hạch bạch huyết kết tràng luôn bị ảnh hưởng.
Tổn thương cấp tính sớm nhất là hoại tử tế bào cơ. Một số mạch máu có thể bị ảnh hưởng với sự thâm nhiễm fibrin. Tổn thương mạch máu khó phát hiện ở thể cấp tính, nhưng ở những con còn sống sót thì tổn thương này khá rõ ràng.
Lợn đã hồi phục sau bệnh hoặc sống sót vài ngày có dấu hiệu tổn thương ở não, dây thần kinh, tiểu động mạch. Những dấu hiệu này là kết quả của tổn thương mạch máu dẫn đến phù và thiếu máu cục bộ. Trong các trường hợp bệnh cấp tính có chứng phù mạch màng não, mềm xung quanh mạch máu.
Theo Bertschinger. H. U, Nielsen. N. O (1992) [39], Markku Johansen et
al (1997) [58], các type E. coli O138, O139, O141 gây bệnh phù đầu lợn sau
cai sữa thường sản xuất độc tố Verotoxin (VT) và mang yếu tố bám dính F18.
Schierak và cs (2006) [64] cho biết có 68,6% chủng E. coli phân lập từ
lợn khỏe mang ít nhất một gen mã hóa độc tố đường ruột chịu nhiệt typ I & II, độc tố đường ruột không chịu nhiệt typ I cũng như độc tố Shiga toxin 2e và yếu tố bám dính F4, F5, F6, F8 và F41.
Markku Johansen et al (1997) [58] và Bosworth. B. T và cs (1996) [40]
phòng cho lợn con 1 - 2 tuần tuổi. Thí nghiệm được tiến hành trên 2 lô thí nghiệm có sử dụng vắc xin và không sử dụng vắc xin, sau đó gây nhiễm trên
cả 2 lô thí nghiệm (giai đoạn 21 - 28 ngày tuổi) bằng canh khuẩn E. coli sản
xuất VT2e. Kết quả lô thí nghiệm không sử dụng vắc xin lợn mắc bệnh phù đầu với triệu chứng điển hình: hoại tử mạch máu, giảm tăng trọng, mất thăng bằng, phù mi, chết; lợn được tiêm phòng không gây phản ứng phụ, tỷ lệ mắc bệnh phù đầu giảm, có tác dụng tạo ra kháng thể chống lại bệnh phù đầu.
Docic M, Bilkei G (2006) [44] cũng đã chế tạo vắc xin vô hoạt từ các
chủng E. coli sản xuất VT2e. Thí nghiệm tiến hành tại trại lợn có tỷ lệ lợn
mắc bệnh phù đầu sau cai sữa cao. Nhóm 1 (n = 351) sử dụng vắc xin cho lợn con 1 tuần tuổi với liều lượng 12,5 microgram, tiêm nhắc lại lúc 3 tuần tuổi với liều lượng 25 microgram. Nhóm 2 (n =350) không sử dụng vắc xin. Kết quả thí nghiệm cho thấy:
+ Tỷ lệ tăng trọng trung bình (301 ± 31g/ngày) và 278 ±41g/ngày) + Tỷ lệ tử vong do phù đầu giảm 0,9% so với 6,9%
+ Tăng trọng trong giai đoạn vỗ béo đến 4 tháng tuổi không có sự khác biệt giữa các nhóm: 711 ± 41g so với 708 ± 40g.
Chƣơng 2
NỘI DUNG VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lợn con sau cai sữa nuôi tại các huyện, của tỉnh Thái Bình - Vi khuẩn E. coli gây bệnh phù đầu ở lợn.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu : Các trại lợn chăn nuôi theo hình thức công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Địa điểm xét nghiệm mẫu: Bộ môn Công nghệ vi sinh - Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên .
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2010 - 12/ 2011.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều tra một số đặc điểm dịch tễ bệnh phù đầu lợn trên địa bàn tỉnh Thái Bình Thái Bình
2.1.1.1. Tình hình lợn mắc bệnh phù đầu trong các năm 2008, 2009, 2010 2.1.1.2. Tình hình lợn mắc bệnh phù đầu theo địa điểm
2.1.1.3. Tình hình lợn mắc bệnh phù đầu theo mùa 2.1.1.3. Tình hình lợn mắc bệnh phù đầu theo tuổi 2.1.1.4. Tình hình lợn chết do mắc bệnh phù đầu
2.2.2. Phân lập vi khuẩn E. coli từ những lợn mắc bệnh phù đầu
2.2.2.1. Thu thập mẫu bệnh phẩm và phân lập vi khuẩn E. coli gây bệnh
2.2.2.2. Giám định một số đặc tính sinh vật, hóa học của chủng vi khuẩn E. coli phân lập được
2.2.2.3. Xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân lập được
+ Xác định type kháng nguyên O + Xác định yếu tố bám dính + Xác định yếu tố dung huyết
+ Xác định khả năng sản sinh độc tố
2.2.2.4. Thử độc lực của chủng vi khuẩn E. coli phân lập được
2.2.2.5. Thử tính mẫn cảm với kháng sinh và hóa dược của chủng vi khuẩn E. coli phân lập được
2.2.3. Chế tạo auto - vaccine phòng bệnh phù đầu lợn
- Chọn chủng E. coli chế tạo vắc xin
- Kiểm tra, đánh giá auto - vaccine trong phòng thí nghiệm - Thử nghiệm auto - vaccine trên lợn thí nghiệm
- Khảo sát đáp ứng miễn dịch của lợn thí nghiệm sử dụng auto - vaccine.
2.3. Vật liệu nghiên cứu
- Môi trường, hóa chất thông dụng đạt tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) của
Merck được chọn lọc để sử dụng phân lập và giám định vi khuẩn E. coli, chế
tạo và kiểm nghiệm vắc xin tại chỗ.
- Kháng huyết thanh chuẩn dùng định type vi khuẩn phân lập được. - Động vật thí nghiệm
Chuột bạch khỏe 22 - 25gr/con; thỏ khỏe 2,5 - 3 kg/con.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ
Sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả (Descriptive study), dịch tễ học phân tích (Analytic study) và dịch tễ học thực nghiệm (Nguyễn Như Thanh, 2001) [29]; Nguyễn Văn Thiện, 1997) [31].
- Điều tra một số đặc điểm dịch tễ bệnh phù đầu lợn theo Dirk U. Pfeiffer (2002) [45].
Phương pháp phân tích dịch tễ:
Để so sánh nguy cơ mắc bệnh phù đầu và chết do bệnh phù đầu ở lợn sau cai sữa theo lứa tuổi, mùa vụ, chúng tôi dùng chỉ tiêu nguy cơ tương đối