Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh phù đầu ở lợn sau cai sữa trên địa bàn tỉnh thái bình và chế tạo thử nghiệm auto - vaccine phòng bệnh (Trang 26 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.1.Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Bệnh phù đầu do vi khuẩn E. coli thường xảy ra ở giai đoạn lợn sau cai sữa, trên những lợn ăn khỏe, nhiều....và xảy ra rất đột ngột. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do ở giai đoạn này, lợn vừa chuyển sang giai đoạn phát triển mới, hệ tiêu hóa của lợn chưa hoàn toàn thích ứng với điều kiện dinh dưỡng mới. Khi lợn ăn quá nhiều, không kịp tiêu hóa sẽ tạo điều kiện

Theo Morris (1985) [59], Imberechts và cs (1992) [51], (1994) [52],

đã phân lập được vi khuẩn E. coli phân lập từ các mẫu hạch màng treo ruột

và đoạn không tràng của lợn mắc bệnh phù đầu. Kết quả này cũng phù hợp

với nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hải (2001) [6] khi phân lập vi khẩn E. coli từ

hạch màng treo ruột của lợn mắc bệnh phù đầu sau cai sữa. Kết quả này cho phép khẳng định được rằng khi lợn mắc bệnh phù đầu do E. coli, vi khuẩn này sẽ di chuyển lên phần trên của ruột non (phần không tràng) hoặc theo mạch máu vào trong hạch màng treo ruột, trong đó 68,75% mẫu hạch màng treo ruột và 59,09% mẫu ruột đoạn không tràng cho kết quả dương tính với

E. coli mang 2 gen VT2e và F18.

Theo Bùi Lưu Ly và cs (2007) [16] lợn ở giai đoạn sau cai sữa về mặt mô học xuất hiện cấu trúc thụ thể tương ứng với yếu tố bám dính của vi khuẩn E. coli gây bệnh, vì vậy vi khuẩn này có cơ hội phát triển và gây bệnh. Bằng phương pháp PCR cho thấy có sự kết hợp chặt chẽ giữa 2 gen F18 và VT2e

Phạm Ngọc Thạch, Lương Thị Mai Lan (2006) [30] khi nghiên cứu về những đặc điểm bệnh lý bệnh phù đầu ở lợn gây bệnh thực nghiệm cho thấy thân nhiệt ở lợn mắc bệnh chỉ tăng ở khoảng 24 - 36h sau khi gây bệnh, nhưng sau đó thân nhiệt lại bình thường, cuối thời kỳ bệnh thân nhiệt lại giảm so với lợn khỏe. Tần số hô hấp và tần số tim mạch lại tăng so với lợn trước khi gây bệnh từ 25,74 lần/phút và 92,34 lần/phút (lợn trước khi gây bệnh), tăng cao nhất đến 72h sau khi gây bệnh.

Theo Lê Văn Lãnh và cs, (2008) [15] thông qua việc xác định gen mã hóa yếu tố độc lực là verotoxin, đã thiết lập được phản ứng PCR để giám định

E. coli dung huyết gây phù đầu lợn. Trong các điều kiện bước đầu, phương

pháp PCR được ứng dụng trong giám định E. coli gây dung huyết phù đầu ở

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2002) [12] bệnh phù đầu ở lợn con sau cai

sữa gây ra bởi các chủng E. coli O138, O139, O141 sản sinh độc tố VT2e với

tỷ lệ chết lên tới 61,44%.

Võ Thành Thìn và cs (2011) [33] đã sử dụng phương pháp điện di xung điện trường (Pulsed - Field Gel Electrophoresis - PFGE). Phương pháp PFGE có thể ứng dụng để phân tích đặc điểm dịch tễ và lựa chọn chủng vi khuẩn để

nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do E. coli gây ra ở lợn. Kết

quả phân lập 18 chủng vi khuẩn E. coli tại Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, 5 chủng phân lập tại một số tỉnh miền Bắc, 3 chủng phân lập tại Miền Nam cho thấy 8/15 chủng vi khuẩn mang kháng nguyên F4 có mức độ tương đồng ở trên mức 85%. Như vậy, sự sai khác về genome giữa các chủng mang kháng nguyên F4 để vắc xin toàn khuẩn có thể đảm bảo được tính tương đồng kháng nguyên cao giữa chủng vi khuẩn có trong vắc xin và chủng vi khuẩn gây bệnh

thực địa. Đối với các chủng vi khuẩn E. coli mang kháng nguyên F18, chỉ có

4/11 chủng có mức độ tương đồng trên 85% (có thể có quan hệ), các chủng còn lại hầu như không có quan hệ với nhau. Điều này có nghĩa là tính kháng

nguyên của các chủng vi khuẩn E. coli mang kháng nguyên F18 gây bệnh ở

các địa phương khác nhau có thể khác nhau. Có thể nói mức độ tương đồng của các chủng mang kháng nguyên F4 cao hơn và có quan hệ gần hơn so với các chủng mang kháng nguyên F18. Tuy nhiên, kết quả phân tích tương đồng

genome của các chủng vi khuẩn E. coli tại Việt Nam cũng như các nước khác

trên thế giới đều có mức độ tương đồng thấp và không đồng nhất. Những chủng vi khuẩn gây bệnh tại các địa điểm khác nhau có thể mang một số yếu tố gây bệnh khác nhau hoặc có những biến đổi nhỏ trong genome. Điều này sẽ

tạo ra tính đa dạng về kháng nguyên của vi khuẩn E. coli gây bệnh. Vì vậy,

trong chiến lược nghiên cứu, phát triển vắc xin cần chú ý tìm được chủng vi khuẩn có tính tương đồng cao với các chủng gây bệnh trong cả nước, nhằm

đảm bảo khả năng bảo hộ của vắc xin tại các khu vực chăn nuôi khác nhau. Nhưng khi chưa tìm ra được chủng vi khuẩn có tính tương đồng cao với các

chủng E. coli gây bệnh phù đầu trong cả nước thì việc sử dụng auto- vaccine

sẽ mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

Nguyễn Khả Ngự, Lê Văn Tạo (1996) [20] đã nghiên cứu tình hình bệnh phù đầu lợn trên địa bàn một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Để phòng bệnh, Nguyễn Khả Ngự, Lê Văn Tạo và cs (1999) [21], đã nghiên

cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh từ các chủng E. coli phân lập được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh phù đầu ở lợn sau cai sữa trên địa bàn tỉnh thái bình và chế tạo thử nghiệm auto - vaccine phòng bệnh (Trang 26 - 29)