PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 93 - 98)

3.4.2 .Khái qt tình hình tín dụng của các nông hộ từ cuộc điều tra

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ

Một vấn đề quan trọng mà bất cứ nông hộ phải quan tâm đó là việc mình vay vốn về sản xuất kinh doanh rồi nhưng liệu nó có hiệu quả hay khơng hiệu quả có phát triển kinh tế gia đình hay lại nhận mắc nợ thêm một món nợ nữa? Để trả lời câu hỏi này thì đề tài tiến hành :

4.2.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ thông qua các con số thống kê số thống kê

Bảng 29: BẢNG THỂ HIỆN TÌNH HÌNH TRẢ NỢ VÀ NGUỒN TIỀN TRẢ NỢ Số hộ trả được nợ vay (hộ) Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu Khơng Khơng Trả nợ vay đúng hạn 33 0 100 0

Nguồn tiền trả nợ từ hiệu quả sản xuất

kinh doanh 32 1 97 3

Nguồn tiền trả nợ từ mượn người khác để

trả lãi (có lãi suất) 5 28 15 85

Nguồn tiền trả nợ từ mượn từ người thân

(khơng có lãi suất) 2 31 6 97

Nguồn tiền trả nợ từ nguồn khác 5 28 15 85

(Nguồn: thống kê từ kết quả điều tra trực tiếp năm 2008)

nông hộ ở huyện cai Lậy tỉnh Tiền Giang dựa vào hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn vay hay là lại tiếp tục vay mượn để trả nợ do sử dụng đồng vốn không hiệu quả. Để hiểu rõ vấn đề này đề tài tiến hành phân tích các vấn đề được đặt ra như sau:

+ Tình hình trả nợ vay

Từ bảng thống kê trên cho thấy các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu rất tốt trong việc trả nợ vay ngân hàng tỷ lệ này là 100%. Nguyên ngân của vấn đề này là việc vay vốn của các các nông hộ ở đây đại đa số là thông qua các tổ vay vốn. Nên sắp đến kì hạn trả nợ vay thì họ đến nhắc nhở người đi vay. Một nguyên nhân khác đó là người dân ở đây rất sợ nợ của ngân hàng. Họ cho rằng nợ ngân hàng là nợ của nhà nước nên cần phải trả đúng hạn. Nếu họ khơng có tiền thì họ cũng phải tìm cách nào đó để đúng hạn có tiền trả cho ngân hàng. Cụ thể nguồn tiền để họ trả nợ vay ngân hàng:

+ Đối với nguồn tiền trả nợ vay từ hiệu quả sản xuất kinh doanh

Theo thống kê thì khoảng 97% nguồn trả nợ vay là của ngân hàng là nguồn tiền từ hiệu quả sản xuất kinh doanh. Số còn lại 3% thì người dân ở đây xoay sở bằng các nguồn khác như vay, mượn người thân, bán tài sản để trả nợ,….

+ Đối với nguồn tiền trả nợ vay từ các nguồn khác

Bên cạnh nguồn tiền chính mà họ có được từ hiệu quả sản xuất kinh doanh thì cịn có thêm nguồn tiền khác để trả nợ vay ngân hàng. Cụ thể đối với nguồn tiền trả nợ từ mượn người khác để trả lãi (có lãi suất) là 15%. Theo tham khảo ý kiến thì một số nơng hộ cịn mượn thêm người khác để trả nợ cho nguồn chính thức và chịu khoản tiền lãi suất rất cao. Khi họ trả nợ xong rồi làm đơn xin vay lại rồi lấy số tiền vừa mới vay được trả nợ nguồn vay khơng chính thức. Cịn một số mượn người thân trong gia đình để trả lãi chiếm tỷ lệ là 6%. Số nông hộ cịn lại thì họ hốt hụi, làm thêm ngồi cơng việc sản xuất kinh doanh của mình để trả nợ cho ngân hàng chiếm tỷ lệ là 15% xét trên tồn số mẫu.

Tóm lại qua tình hình trả nợ vay nguồn chính thức cho thấy việc xoay chuyển đồng vốn để trả nợ của nông hộ tương đối tốt. Nhưng vẫn tồn tại một số hộ phải vay mượn từ nguồn khác để trả nợ. Điều này cho thấy hiệu sử dụng vốn vay ở đây chưa cao.

4.2.2 Đánh giá thu nhập của hộ trước và sau khi vay

- Kiểm định sự khác nhau giữa hai trung bình tổng thể thu nhập trước và sau khi vay

Một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay nữa đó là thu nhập trước và sau khi vay là tiến hành kiểm định trung bình tổng thể giữa thu nhập trước và sau khi vay của nông hộ. Sau đây là bảng:

Bảng 30: BẢNG KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC NHAU CỦA HAI TRUNG BÌNH TỔNG THỂ THU NHẬP TRUNG BÌNH MỘT NĂM TRƯỚC VÀ SAU

VAY CỦA NƠNG HỘ Chỉ tiêu Số quan sát Trung bình (triệu đồng)( ) Độ lệch chuẩn (triệu đồng)

Thu nhập trước khi vay

(1) 33 42,1 34,2

Thu nhập sau khi vay (2) 33 43,6 29,7

Chênh lệch (1) –(2) 33 - 1,5 20,3

Giá trị kiểm định t -0,4165

(Nguồn: thống kê từ kết quả điều tra trực tiếp năm 2008)

Qua bảng thống kê trên cho thấy trung bình trước khi vay thì thu nhập trung bình của một hộ là khoảng 42,1 triệu đồng. Cịn sau khi vay thì thu nhập trung bình của một hộ là khoảng 43,6 triệu. Chênh lệch khoản thu nhập trước và sau khi vay của một hộ là khoảng 1,4 triệu. Nếu xét về mặt định lượng thì cho thấy con số chênh lệch này tương đối là nhỏ.

Nếu gọi và lần lượt là trung bình tổng thể của thu nhập trước khi vay và sau khi vay

- Giả thiết

Gọi H0: - = o H1: - ≠0 - Giá trị kiểm định: t = -0,4165

Như vậy thì chấp nhận giả thiết H0. Như vậy cho thấy khơng có cơ sở cho rằng có sự khác nhau của các trung bình tổng thể của thu nhập trước khi vay và sau khi vay.

Một vấn đề đáng nói ở đây cho thấy thu nhập trung bình một năm trước và sau vay của nơng hộ khơng có gì khác nhau. Cho thấy tín dụng nơng thôn chưa thật sự hiệu quả cao cho nơng hộ. Mục đích của việc vay vốn là để cung cấp thêm một nguồn vốn để thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bất cứ ai cũng muốn ngoài việc vay vốn để sản xuất thì cuối cùng sẽ trả được nợ và có thêm một khoản thu nhập nào đó để phát triển kinh tế gia đình. Nhưng ngược lại qua kiểm định t cho thấy khơng có sự khác nhau nhiều lắm giữa trước và sau khi vay.

Ta thấy trên con số tuyệt đối trung bình thấy rằng thu nhập trung bình của hộ sau vay vốn lớn hơn thu nhập trung bình của hộ trước vay vốn nhưng con số này không lớn và không tạo được sự khác biệt trong tổng thể địa bàn nghiên cứu. Điều này cho thấy một điều là nguồn vốn vay cũng có hiệu quả trong việc cung cấp nguồn vốn cho người dân khi cần nhưng nó làm cho nơng hộ hai tác động: tác động (1) sản xuất kinh doanh tăng, tác động (2) có thêm một khoản chi phí trong chi tiêu của gia đình đó là lãi vay. Do đó nếu tác động thu nhập lớn hơn tác động chi phí lãi vay thì cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Nhưng từ kết quả thống kê của mơ hình cho khơng có dấu hiệu nào nói có sự khác biệt giữa hai thu nhập nhưng qua đây cho thấy lượng vốn vay cũng có tác động làm tăng qui mơ sản xuất kinh doanh của hộ.

4.2.3 Đánh giá thu nhập của hộ có vay vốn và khơng vay vốn

Bên cạnh việc đánh giá có sự khác nhau giữa thu nhập của nông hộ trước và sau khi vay để xem việc vay vốn có hiệu quả và phần nào phát triển kinh tế hộ gia đình hay khơng? Thì một vấn đề đặt ra là có gì khác nhau về thu nhập đối với hộ khơng có vay và hộ có vay hay khơng?

Tuy dữ liệu khơng có sự bằng nhau về số số mẫu giữa hộ có vay (33 hộ) và khơng có vay vốn (18 hộ) theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân cụm. Nhưng những hộ dân ở đây có điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện khí hậu, điều kiện tiếp cận với nguồn thông tin đại chúng, … là như nhau. Do đó mẫu nghiên cứu cũng có thể đại diện cho cả địa bàn nghiên cứu. Do đó ta cũng có thể so sánh

thu nhập giữa hộ có vay và khơng có vay bằng phương pháp kiểm định sự khác nhau giữa hai trung bình tổng thể trong trường hợp mẫu độc lập.

Qua bảng thống kê bên dưới cho thấy trung bình thì thu nhập trung bình của một hộ khơng vay là khoảng 28,120 triệu đồng. Cịn sau khi vay thì thu nhập trung bình của một hộ là khoảng 43,6 triệu. Chênh lệch khoản thu nhập trước và sau khi vay của một hộ là khoảng 15,499 triệu. Nếu xét về mặt định lượng thì cho thấy con số chênh lệch này khá lớn. Lý do mà có sự chênh lệch khá lớn này là do thường thì những hộ không vay là những hộ nghèo, ruộng đất ít, tài sản ít,…. Và có thể là nhóm này cũng có thành phần khơng thể tiếp cận với tín dụng do thiếu tài sản thế chấp hay do tâm lý sợ mắc nợ,… nên khơng có có thêm nguồn vốn để hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình.

Bảng 31: BẢNG KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA THU NHẬP CỦA HỘ VAY VÀ KHÔNG VAY VỐN NGÂN HÀNG

Chỉ tiêu Số quan sát Trung bình (triệu đồng) ( ) Độ lệch chuẩn (triệu đồng)

Thu nhập hộ không vay (1) 18 28,120 20,4 Thu nhập hộ có vay (2) 33 43,620 29,7

Tổng cộng 51 38,149 27,593

Chênh lệch (1) –(2) - 15,499

Giá trị kiểm định Z -2,1972

(Nguồn: thống kê từ kết quả điều tra trực tiếp năm 2008)

Để thấy rõ hơn sự khác nhau về ý nghĩa thống kê. Ta có các kiểm định sau: Nếu gọi và lần lược là trung bình tổng thể thu nhập của hộ khơng vay vốn và của hộ có vay vốn

- Kiểm định hai đuôi + Giả thiết

Gọi H0: - = o H1: - ≠0

Như vậy thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy kết quả cho thấy có sự khác nhau của hai trung bình tổng thể thu nhập của hộ không vay vốn và của hộ có vay vốn. - Kiểm định một đi + Giả thiết Gọi H0: - = o H1: - < 0 + Giá trị kiểm định: Z = -2,1972 P < Z = 0,0165 < 0,05

Như vậy thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy cho thấy thu nhập trung bình của hộ có vay vốn lớn hơn thu nhập trung bình của hộ khơng vay vốn.

Như vậy điều này nói lên tác dụng của tín dụng nơng thơn trong việc cung cấp nguồn vốn để giúp người cần vốn có thêm nguồn vốn để mở rộng đầu tư, sản xuất. Như vậy, cho thấy tín dụng nơng thơn thật sự có tác dụng cho nơng hộ ở địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)