TRẢ LỜI CÁC GIẢ THUYẾT ĐƯỢC ĐẶT RA

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 98)

3.4.2 .Khái qt tình hình tín dụng của các nông hộ từ cuộc điều tra

4.3 TRẢ LỜI CÁC GIẢ THUYẾT ĐƯỢC ĐẶT RA

Từ kết quả phân tích việc tiếp cận tín dụng của các nông hộ và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông đã trả lời cho các giả thuyết của mơ hình đã đặt ra:

- Hầu hết người dân trong huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang đều có thể tiếp cận đến nguồn vốn vay

Tỷ lệ hộ có khả năng tiếp cận tín dụng là 64,7%. Cịn số hộ cịn lại khơng tiếp cận tín dụng do một số nguyên nhân như đủ vốn sản xuất kinh doanh, hay mang tâm lý sợ mắc nợ, hay không đủ tài sản thế chấp... nên đã làm giảm khả tiếp cận tín dụng của hộ

- Nguồn tín dụng chính thức có tác dụng cải thiện đời sống của nơng hộ ở huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.

Qua kết quả kiểm định sự khác nhau của hai trung bình tổng thể thu nhập trước và sau khi vay. Cho thấy khơng có sự khác nhau giữa thu nhập trước và sau khi vay nghĩa là nguồn vốn vay của ngân hàng chưa có hiệu quả cao. Nguồn vốn

vay này giúp cho nông hộ tăng đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng lại có thêm một khoản chi trả lãi hàng kì. Tuy nhiên cũng khơng có căn cứ cho rằng việc sử dụng vốn vay là không hiệu quả.

- Có sự khác biệt trong thu nhập của các nơng hộ có vay và khơng vay từ nguồn chính thức

Qua kiểm định sự khác nhau giữa hai trung bình thu nhập giữa hộ có và khơng có vay đã trả lời rằng việc vay vốn có tác dụng tốt hơn trong việc cải thiện thu nhập của hộ trong điều kiện là cùng điều kiện tự nhiên và cùng địa bàn nghiên cứu.

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC NÔNG HỘ

TẠI HUYỆN CAI LẬY - TỈNH TIỀN GIANG 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

5.1.1. Đối với hộ có vay

- Việc tiếp cận tín dụng của người dân cịn tồn tại những khó khăn. Cụ thể như sau:

+ Nguồn thông tin vay từ tổ chức cho vay chưa thật sự hiểu quả đối với người đi vay. Cụ thể thông tin từ cán bộ, tổ chức cho vay chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%. Ngồi ra một thơng tin từ ti vi, báo đài đối với nông hộ rất thấp là 2,9%. Nguyên nhân của vấn đề này là do nông hộ tại địa bàn nghiên cứu đại đa số là nông dân nên:

o Không thường xuyên tiếp xúc với báo đài,

o Không thường xuyên gặp gỡ và tiếp xúc với cán bộ tín dụng, o Tâm lý khơng quan tâm đến những đề liên quan đến nợ nần.

Điều này cho thấy tổ chức đi vay cần có biện pháp tốt hơn trong việc thơng tin về ngân hàng và các dịch vụ liên quan đến ngân hàng để người đi vay, đặc biệt là nông hộ tại địa bàn nghiên cứu hiểu rõ hơn. Đặc biệt là các vấn đề tín dụng nơng thơn. Kết quả của vấn đề làm cho nơng hộ cịn gặp những khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng.

+ Tín dụng nơng thơn cũng vẫn chưa thật sự hồn hảo đối với nơng hộ. Họ cịn gặp những khó khăn bất cặp. Điều này thể hiện qua khoảng 15% hộ khó khăn trong việc là vốn vay không phù hợp với một đích sử dụng, và kế đó là khoảng 12% hộ gặp khó khăn trong việc chờ đợi lâu. Và trong đó tỷ lệ hộ gặp một khó khăn đến 27,3% và hộ gặp hai khó khăn là 9,1%. Điều này cho thấy việc tiếp cận tín dụng của người dân trở nên khó khăn. Nguyên nhân của vấn đề này là việc các tổ chức cho vay thiếu cung cấp thơng tin về tín dụng nơng thơn để nơng hộ hiểu hơn về tín dụng nơng thơn và các lĩnh vực khác. Mặt khác, cũng do trình độ học vấn và kiến thức xã hội của nông hộ ở đây bị hạn chế.

- Lượng vốn vay của các nông hộ ở đây chưa được đáp ứng đủ nhu cầu.

Theo thực trạng tại đại bàn nghiên cứu thì có khoảng 30% hộ có vay khơng đủ nhu cầu vốn. Theo tham khảo ý kiến người dân thì đa số hộ cho rằng không đủ tài sản thế chấp. Ngồi ra, cịn một số hộ vẫn mang tâm lý sợ mắt nợ nên không dám vay nhiều. Điều đó dẫn đến việc khơng đủ vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Bên cạnh đó kiểm định sự khác nhau giữa hai trung bình tổng thể giữa trước và sau khi vay cho thấy khơng có sự khác nhau giữa hai trung bình tổng thể. Nhưng việc sử dụng vốn vay của các nơng hộ có hiệu quả chưa cao ngun nhân là do:

+ Trình độ học vấn của chủ hộ (người quyết định chính trong gia đình) cịn thấp nên thiếu kiến thức về sản xuất kinh doanh, thiếu kiến thức áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất. Từ đó dẫn đến việc đầu tư sản xuất là khơng có hiệu quả cao.

+ Tỷ lệ hộ có người ngồi tuổi lao động cao chiếm 23,5%. Tỷ lệ này cho thấy cũng khá cao. Điều này cho mức độ ảnh hưởng trong thu nhập của hộ cũng khá cao. Kết quả là làm cho thu nhập của hộ bị giảm đi do hộ phải gánh chịu thêm một khoản chi phí như thuốc men, bệnh tật, chi cho giao dục,… thay vì có thêm thu nhập.

+ Các khoảng chi phí đi phát sinh. Cụ thể là tỷ lệ chi phí vay trong tổng lượng vốn được vay là 0,88%. Đặc biệt là chi phí cho tổ trưởng lớn như vậy làm số tiền thực tế nhận được thấp. Như vậy thì giá trị đầu tư vào sản xuất kinh thấp. Nên làm cho việc sử dụng đồng vốn đó khơng hiệu quả nữa.

+ Chưa có áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

+ Vốn vay không mang lại hiệu quả do một số điều kiện khách quan như: bệnh dịch, thiên tai, dịch bệnh,… xảy ra mà nông hộ thiếu kiến thức về cách phịng ngừa thì sẽ dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng sẽ không cao.

+ Vẫn cịn tình trạng sử dụng sai mục đích. Nếu xét về một góc độ nào đó ta thấy vốn vay cung cấp cho cả gia đình khơng đổi nhưng nếu lượng vốn vay không dùng đúng chỗ, dùng đúng vào việc sản xuất kinh doanh để tọ ra thu nhập sẽ dẫn đồng vốn này không hiệu quả. Đặc biệt là theo khảo sát có tỷ lệ 48,9% hộ

thì sẽ dẫn đến việc vừa mắc nợ ngân hàng vừa không đủ vốn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

+ Đặc điểm hộ của địa bàn có tỷ lệ hộ có thu nhập bình qn đầu người cao, thấp, trung bình. Như vậy sẽ có trường hợp có hộ nghèo. Một số hộ còn mắc nợ nên họ vay vốn về để trả nợ và kết quả là làm cho khơng có vốn để sản xuất kinh doanh, khơng sinh lời đồng vốn. Điều đó dẫn đến là tổng thể nghiên cứu của địa bàn khơng có hiệu quả về sử dụng vốn. Do đó, cần có biện pháp để tạo điều kiện cho người nghèo vay được vốn và sử dụng đúng mục đích vốn.

+ Còn tồn tại tỷ lệ hộ vay mượn từ thân nhân để trả nợ vay ngân hàng. Nguyên nhân của vấn đề này là:

o Một số nông hộ chưa bán nông sản hay chưa thu tiền được từ kết quả knih doanh

o Một số hộ nghèo sử dụng vốn không đúng mục đích đã làm cho nguồn vốn kinh doanh vào sản xuất không đủ nên dẫn đến thu nhập không đủ để trả

o Một số hộ gặp phải thiên tai, dịch bệnh, bệnh dịch, giá nguyên liệu tăng bất ngờ,…. làm cho việc sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên phải vay mượn thêm để trả nợ.

5.1.2. Đối với hộ khơng có vay

Tỷ lệ hộ không vay chiếm tỷ lệ 33,5% trong tổng số mẫu điều tra. Theo kết quả thống kê kiểm định cho thấy những hộ có tiếp cận với vốn vay ngân hàng phần lớn có thu nhập cao hơn những hộ khơng có vay vốn ngân hàng. Nguyên nhân của vấn đề này là do hộ không vay không đủ vốn để sản xuất kinh doanh nhưng họ:

o Không muốn vay ngân hàng do một số nguyên nhân như: Sợ mang tiếng là mắc nợ, sợ không trả nổi, tâm lý sợ nợ khi mà khơng có phương án sản xuất kinh doanh nào hết.

o Khơng có khả năng tiếp cận tín dụng do thiếu tài sản thế chấp hay có tài sản thế chấp nhưng khơng có giấy tờ chứng minh việc sở hữu hợp pháp của nó.

Theo tìm hiểu thì trong tỷ lệ 33,5% hộ khơng vay trong đó có 38,89% hộ có nhu cầu vay vốn, cịn lại 61,11% hộ khơng có nhu cầu vay. Và nhu cầu vay

trung bình của những nơng hộ tại đây là 5,5 triệu đồng. Trong đó hộ có nhu cầu vay cao nhất là 10 triệu và hộ có nhu cầu vay ít nhất là 1 triệu đồng.

Hình 5: NHU CẦU VAY VỐN CỦA MẪU NGHIÊN CỨU CHƯA TIẾP CẬN NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG

Khi được hỏi lý do tại sao không vay vốn ngân hàng thì đại đa số hộ cho rằng họ đủ vốn để sản xuất kinh doanh rồi, số cịn lại sợ mắc nợ, sợ khơng trả nỗi nợ của ngân hàng.

5.2 GIẢI PHÁP

5.2.1 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng nơng thơn

Tín dụng nơng thơn là nguồn tín dụng có chi phí thấp, ổn định, có khả năng đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của nông hộ. Những ưu điểm đó cho thấy nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính chính thức là điểm cần thiết đối với nơng hộ. Căn cứ vào sự phân tích ở trên cho thấy các nông hộ ở đây khơng hồn tồn có thể tiếp cận tín dụng chính thức. Do đó cần có biện pháp nỗ lực từ các phía:

5.2.1.1 Về phía hộ có vay

- Chủ động trong việc tìm hiểu các thơng tin về tín dụng nơng thơn để có thể tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng khi thiếu vốn. Khi phát sinh nhu cầu về vốn thì nơng hộ nên chủ động tìm hiểu bằng cách tìm hiểu một số thơng tin trên báo đài hay chủ động trực tiếp đến ngân hàng tham khảo ý kiến của nhân viên ngân hàng. Một số thông tin mà nông hộ cần tìm hiểu là thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn, lãi suất,..

- Bỏ đi tâm lý sợ mang tiếng mắc nợ, sợ nợ nếu cảm thấy cần vốn. Cần hiểu vay vốn với mục đích là để bổ sung nguồn vốn sản xuất kinh doanh để đủ

Nhu cầu vay vốn

61,11% 38,89%

Khơng có nhu cầu

có nhu cầu

- Cần phải thể hiện uy tín của mình đối với đối các tổ chức cho vay như trả nợ lãi và nợ vay đúng hạn. Qua đó cho thấy một lịch sử vay tốt đối với tổ chức cho vay. Như vậy thì họ sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn của hộ xin vay sẽ được ngân hàng đồng ý một cách nhanh chóng. Như vậy người đi vay phải tự trao dồi thêm một số kiến thức về sản xuất kinh doanh hay về lĩnh vự tín dụng nơng thơn để có quyết định đúng đắn là vay hay khơng vay vốn mà sản xuất kinh doanh vẫn hiệu quả. Từ đó sẽ dẫn đến việc là khi cảm thấy vay vốn có lợi thì cố gắng sử dụng đồng vốn có hiệu quả, học hỏi kinh nghiệm sản xuất để việc đầu tư đó khơng chỉ có thể trả nợ mà cịn có thêm thu nhập cho gia đình.

- Theo thực trạng tại đại bàn nghiên cứu thì có khoảng 30% hộ có vay không đủ nhu cầu vốn. Như vậy việc vay đủ vốn sản xuất kinh doanh là một vấn đề được đặt ra. Do đó, để có căn cứ cho các tổ chức tài chính chính thức cho vay đúng theo nhu cầu thì các nơng hộ nên làm đầy đủ các giấy tờ chứng minh giá trị sở hữu hợp pháp của họ đối với tài sản đó.

5.2.1.2 Về phía hộ khơng có vay

- Thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản cố định, làm căn cứ vay vốn ngân hàng. Đặc biệt là đối với đất ruộng, cần nhanh chóng làm đầy đủ thủ tục hành chính đăng ký quyền sử dụng đất (bằng khoán đỏ).

- Chủ động tìm đến tổ chức cho vay và bỏ những tâm lý sợ nợ khi cảm thấy mình thiếu vốn.

- Cần tìm hiểu thêm về thủ tục xin vay và điều kiện vay vốn vay nếu có nhu cầu qua các hình thức báo, tạp chí, tivi,...

- Đối với trường hợp hộ gia đình khó khăn mà khơng có tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng mà có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh thì nên chủ động xin vay ở ngân hàng Chính sách với hình thức là khơng thế chấp tài sản mà tín chấp. Như vậy thì những hộ này cần liên hệ với tổ nhóm tổ vay vốn của huyện để tìm hiểu thủ tục để được vay về hình thức này.

5.2.1.3 Về phía tổ chức tài chính chính thức

- Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nghiệp vụ tín dụng

có liên quan đến khách hàng vay vốn, tạo điều kiện cho họ nắm bắt và thực hiện tốt các nguyên tắc, quy trình, thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Qua đây giúp nơng hộ có thể có thêm thơng tin về tín dụng nơng thơn. Cụ thể những vấn đề này có thể được phát qua đài phát thanh của huyện xã, ấp.

- Cần nghiên cứu kỹ thị trường để xác định được nhu cầu vốn tín dụng, làm

cơ sở cho việc hoạch định chiến lược khách hàng để đầu tư vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế khu vực nơng thơn. Các tổ chức tín dụng cần phải đổi mới hoạt động tín dụng đồng bộ, từ việc hợp lý hóa quy trình, thủ tục huy động và cho vay, đa dạng hóa hình thức tín dụng, phương thức cho vay, tuyển chọn cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng bằng lợi ích vật chất đối với cán bộ làm tốt công tác được giao, cũng như xử lý nghiêm minh đối với những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật trong hoạt động tín dụng, đổi mới cơng nghệ ngân hàng theo hướng đi thẳng và cơng nghệ hiện đại, góp phần đắc lực cho chiến lược hội nhập quốc tế. Làm được điều này thì sẽ giúp các tổ chức cho vay có thêm khách hàng tiếp cận tín dụng.

- Đa dạng hóa các phương thức cấp tín dụng

Kết hợp nhiều phương thức cho vay linh hoạt như phương thức cho vay dự án đầu tư, cho vay hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn… nhằm giúp cho người vay chủ động hơn trong việc sử dụng vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp, giảm thiểu các thủ tục vay, tiết kiệm được các chi phí gián tiếp khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Đặc biệt, phát triển loại hình tín dụng cho th tài chính trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn. Mở rộng thị trường cho th tài chính nơng thơn nhằm khắc phục hạn chế về tài sản đảm bảo nợ vay (cho vay không cần tài sản thế chấp như vay ngân hàng). Hoạt động cho thuê tài chính giúp các hộ sản xuất đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ với qui mô vốn lớn, thời gian cho thuê trung, dài hạn (5 - 10 năm) đáp ứng nhu cầu vốn, thực hiện cơ giới hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

- Đổi mới chính sách huy động vốn cho phù hợp với điều kiện ở nơng thơn để khuyến khích người dân đến với ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)