Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương - chi nhánh cần thơ (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.1. Phương pháp luận

2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng

2.1.2.1. Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay khơng nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định.

2.1.2.2. Doanh số thu nợ

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.

2.1.2.3. Dư nợ

Là chỉ tiêu phản ánh tại thời điểm xác định nào đó của ngân hàng hiện cịn cho vay bao nhiêu và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. Để đánh giá các chỉ tiêu trên, ta thường so sánh các mức độ tăng giảm của từng chỉ tiêu nêu trên qua các năm, với tỷ lệ tăng giảm là bao nhiêu để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng.

Dư nợ = doanh số cho vay – doanh số thu nợ

2.1.2.4. Nợ quá hạn, nợ xấu

Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng và khơng có lý do chính đáng. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm nợ 3, 4 và 5.

2.1.2.5. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%)

Chỉ số này giúp các nhà phân tích biết được khả năng huy động vốn của ngân hàng vào hoạt động cho vay. Qua đó, đánh giá được khả năng thu hút vốn từ bên ngoài của ngân hàng.

Vốn huy động/tổng nguồn vốn (%) = x 100%

2.1.2.6. Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%)

Đây là chỉ số tính tốn mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng và giúp nhà phân tích xác định được quy mơ tín dụng của ngân hàng.

Tổng dư nợ/tổng tài sản (%) = x 100% Tổng vốn huy động

Tổng nguồn vốn

Tổng dư nợ Tổng tài sản

Phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Cơng thương Cần Thơ

2.1.2.7. Tổng dư nợ/vốn huy động (%)

Chỉ tiêu này nói lên khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào hoạt động tín dụng. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay q nhỏ đều khơng tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng khơng có hiệu quả.

Tổng dư nợ/tổng vốn huy động (%) = x 100%

2.1.2.8. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)

Chỉ tiêu này cho biết nợ quá hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ, góp phần đo lường nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt và ngược lại.Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém.

Nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) = x 100%

2.1.2.9. Nợ xấu trên tổng dư nợ (%)

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao.

Nợ xấu/tổng dư nợ (%) = x 100%

2.1.2.10. Hệ số thu nợ (%)

Hệ số thu nợ thường được sử dụng để đánh giá công tác thu nợ của ngân hàng. Nó biểu hiện khả năng thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng trong một kỳ. Hệ số thu nợ càng lớn thì phản ảnh hoạt động thu nợ của Ngân hàng càng tốt, đồng thời thể hiện ý thức trả nợ của người dân cao, đồng vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả.

Hệ số thu nợ (%) = x 100% Tổng dư nợ Tổng vốn huy động Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tổng dư nợ Nợ xấu Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

Phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Cơng thương Cần Thơ

2.1.2.11. Vịng quay vốn tín dụng (vịng)

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình luân chuyển đồng vốn cho vay, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

Vịng quay vốn tín dụng (vịng) = x 100%

2.1.2.12. Thời gian thu nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi nợ là nhanh hay chậm về mặt thời gian. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng ngày càng cao, tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng càng nhanh.

Thời gian thu nợ bình quan = x 360 ngày

2.1.2.13. Lãi treo:

Lãi treo là tổng số lãi chưa thu được do nợ quá hạn. Trong hoạt động ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng ln tìm cách hạn chế đến mức thấp nhất số lãi treo này.

2.1.2.14. Lãi treo trên tổng doanh thu từ hoạt động tín dụng (%)

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ doanh thu từ lãi chưa thu hoặc không thu được từ hoạt động cho vay.

Lãi treo/tổng doanh thu (%) = x 100 %

2.1.2.15. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn (%)

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Cơng thức tính:

T ổng dư nợ/tổng nguồn vốn (%) = x 100 %

2.1.2.16. Dư nợ ngắn (trung,dài) hạn trên tổng dư nợ

Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Để từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời. Dư nợ bình quân Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Doanh số thu nợ Lãi treo Tổng doanh thu Tổng dư nợ Tổng nguồn vốn

Phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Cần Thơ

Dư nợ ngắn (trung, dài) trên tổng dư nợ (%) = Tổng dư nợ ngắn (trung, dài) Tổng dư nợ cho vay

2.1.2.17. Nợ khó địi trên tổng dư nợ (%)

Đây cũng là một chỉ tiêu đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.

2.1.2.18. Số khách hàng có nợ xấu / Tổng số khách hàng

Chỉ số này cho ta biết chất lượng khách hàng của ngân hàng và khả năng thẩm định cho vay của ngân hàng

2.1.2.19. Dự phòng rủi ro / Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ dự phòng rủi ro của ngân hàng so với tổng dư nợ cho vay

2.1.2.20. Dự phòng rủi ro / Nợ mất vốn

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng dự phòng rủi ro của ngân hàng hay các khoản bù đắp vốn khi có nợ mất vốn xảy ra.

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương - chi nhánh cần thơ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)