Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của cá nhân

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân theo quy định tại bộ luật dân sự 2005 (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 37 - 40)

1.2 Các quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của BLDS 2005

1.2.3 Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của cá nhân

Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể bao gồm: quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; và quyền bí mật đời tư.

1.2.3.1 Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37 BLDS) Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là giá trị nhân thân gắn liền với bản thân của cá nhân. Những giá trị nhân thân này là sự đánh giá, nhìn nhận của xã hội đối bản thân của một cá nhân. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Trên thực tế vì những lý do, mục đích khác nhau mà những giá trị nhân thân này bị xâm phạm rất nhiều. Trong các vụ việc này phải kể đến vụ ông Trần Thanh Minh (Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phú Hải, thành phố Phan Thiết)

31

khởi kiện ông Đồng Văn Thanh (Bí thư Đảng ủy phường này) tới TAND thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận yêu cầu xin lỗi và bồi thường thiệt hại vì cho rằng tháng 4/2006 ơng Thanh “dựng chuyện” cán bộ, nhân dân phường phản ánh về “mối quan hệ không lành mạnh” giữa ông và bà cựu phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, cùng việc hai người hùn vốn kinh doanh Internet để chỉ đạo kiểm tra nhằm mục đích hạ uy tín, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và phá hoại hạnh phúc của gia đình ơng 19. Hay vụ việc ca sĩ Phương Thanh khởi kiện bà Lê Nguyễn Hương Trà (chủ nhân của blog Cogaidolong) đến TAND quận Tân Bình, Tp. HCM yêu cầu phải xin lỗi cơng khai vì cho rằng bà Lê Nguyễn Hương Trà đã có hai bài viết trên blog của mình về cơ với nội dung sai sự thật, xúc phạm tới danh dự, hạ uy tín của cơ 20…

Tuy nhiên, trên thực tế để có thể xác định được danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm phạm đến đâu và xác định mức bồi thường là bao nhiêu thì khơng phải dễ. Có thể một hành vi nói xấu, chửi rủa người này trước mặt mọi người khơng làm cho người đó bị xấu hổ nhưng cũng hành vi đó đối với một người khác có thể làm cho họ cảm thấy xấu hổ, được cho là sỉ nhục, bôi nhọ danh dự của họ. Mặt khác, đây là những giá trị nhân thân không định ra được đại lượng vật chất, không trị giá được thành tiền. Do vậy, khi xác định thiệt hại thực tế xảy ra, xác định giá trị nhân thân bị xâm phạm là bao nhiêu rất khó.

1.2.3.2 Quyền bí mật đời tư (Điều 38 BLDS)

Quyền được bảo vệ đời tư (right to privacy) trước hết được đề cập trong Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR). Theo Điều này, không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy.

Quy định trong Điều 12 UDHR sau đó được tái khẳng định trong Điều 17 Cơng ước các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), trong đó nêu rằng: “Khơng ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc

19

Xem: Chủ tịch kiện bí thư dựng chuyện quan hệ nam nữ, http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2007/06/3b9f6e52/ (cập nhật ngày 8/6/2007).

20

Xem: Tòa án thụ lý đơn kiện của ca sĩ Phương Thanh, http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/99081/Toa-an-thu- ly-don-kien-cua-ca-si-Phuong-Thanh.html (cập nhật ngày 18/10/2007).

32

bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy”.

Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tơn trọng và được pháp luật bảo vệ. Theo quy định tại Điều 38 BLDS thì bí mật đời tư là những gì thuộc đời sống riêng tư của mỗi người (tài sản, thân thể, sức khỏe, bút tích, lai lịch…) mà người đó khơng muốn tiết lộ cho người khác biết. Đó là những thơng tin, tài liệu riêng tư, có khi mang tính chất thầm kín của cá nhân mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của cá nhân khác. Đối với những thông tin, tư liệu thuộc bí mật đời tư của một người thì khơng ai được thu thập, quảng bá, phổ biến cho người khác biết, trừ khi có sự đồng ý của người đó hoặc có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngồi ra thì thư tín, điện thoại, điện tín và nói chung là những phương tiện liên lạc, truyền tải qua mạng thơng tin máy tính của cá nhân đều thuộc bí mật đời tư…

Trên thực tế quyền bí mật đời tư bị vi phạm rất nhiều. Chẳng hạn, hiện tượng một số “trung tâm dữ liệu khách hàng” có trụ sở trong nước thu thập các thông tin, tài liệu chi tiết về các cá nhân cần biết trong xã hội để cung cấp, mua bán cho những người có yêu cầu. Các thông tin, tư liệu này đều liên quan đến yếu tố cá nhân mà cá nhân không muốn tiết lộ cho người khác biết, phần lớn thuộc phạm vi quyền nhân thân, bí mật đời tư của cá nhân 21. Hay việc nghe trộm điện thoại, điện tín, bóc trộm thư tín cũng là hành vi xâm phạm bí mật đời tư.

Tuy nhiên, khi đề cập đến quyền bí mật đời tư thì cũng cịn vấn đề cần phải xem xét lại trong quy định của pháp luật. Khi nào thì xem đây là bí mật đời tư cũng là vấn đề cịn nhiều tranh cãi. Đã có khá nhiều vụ kiện liên quan đến bí mật đời tư và gây ra nhiều tranh cãi khi xem xét thế nào là bí mật đời tư. TAND Quận 3, Tp. HCM cũng thụ lý vụ việc liên quan tới bí mật đời tư. Một người đàn ơng kiện một nhà xuất bản, yêu cầu cải chính, khơng tái bản và không lưu hành một tác phẩm vì đã xuyên tạc sự thật, xâm phạm đời tư của ông. Theo người này, bài báo trong tác phẩm đã tường thuật lời khai của ông tại phiên xử ly hơn, có nhiều chi tiết liên quan đời sống riêng tư. Nhà xuất bản và tác giả đã “đem nỗi đau đời tư của người khác để kinh doanh”, làm ảnh hưởng lớn

21

33

đến cuộc sống của ông 22. Đây là một vụ ly hôn được xét xử công khai và việc ly hôn của ông đã được đưa vào tác phẩm, đây có xem là xâm phạm bí mật đời tư. Hay việc ca sĩ Hồ Ngọc Hà kiện báo Pháp luật và cuộc sống đã có bài viết xâm phạm bí mật đời tư của cơ khi có bài viết đăng về đám cưới của cơ khi cơ 16 tuổi 23. Những sự kiện này có xem là bí mật đời tư hay khơng khi ca sĩ Hồ Ngọc Hà có đám cưới khi cơ cịn q trẻ và bây giờ cô là người nổi tiếng lại bị báo chí đưa những thơng tin từ quá khứ lên báo. Trong khi đó, đám cưới là một sự kiện diễn ra công khai được nhiều người biết đến. Luật pháp Việt Nam có một danh mục quy định các bí mật quốc gia nhưng đối với bí mật đời tư của cơng dân thì những quy định chưa đầy đủ. Do vậy, pháp luật cần đưa ra một quy định đầy đủ và mang tính chính xác thế nào là bí mật đời tư để từ đó mới có thể bảo vệ bí mật đời tư của cá nhân thích đáng nhất.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân theo quy định tại bộ luật dân sự 2005 (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)