Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân theo quy định tại bộ luật dân sự 2005 (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 66 - 68)

1.4 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền

1.4.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra

Mối quan hệ nhân – quả (nguyên nhân – kết quả) là mối liên hệ phổ biến giữa sự vật và hiện tượng – một trong sáu cặp phạm trù theo triết học của chủ nghĩa Mác –

60

Lênin. Bằng cặp phạm trù này, triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chỉ ra rằng trong quá trình phát sinh, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội ln có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Sự vật, hiện tượng này ra đời từ một hoặc nhiều sự vật, hiện tượng khác và ngược lại. Tuy nhiên, xác định mối tương quan nhân quả trong quá trình phát sinh, phát triển của các sự vật, hiện tượng là vấn đề phức tạp, bởi lẽ một sự vật, hiện tượng xuất hiện có thể là kết quả của một sự vật, hiện tượng khác nhưng cũng có thể là kết quả của nhiều sự vật, hiện tượng. Mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại đã xảy ra chính là mối quan hệ biện chứng giữa các sự vật, hiện tượng, trong đó nguyên nhân là hành vi trái pháp luật và hậu quả (kết quả) là thiệt hại xảy ra. Khi xác định mối quan hệ nhân – quả dưới góc độ triết học duy vật biện chứng, chúng ta cần nắm được hai yêu cầu:

Một là, nguyên nhân và hậu quả nối tiếp nhau trong không gian và thời gian, trong

đó bao giờ nguyên nhân cũng là “cái” xảy ra trước và hậu quả là “cái” xảy ra sau.

Hai là, giữa nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ mang tính chất nội tại, tất yếu,

nghĩa là khi sự vật, hiện tượng là nguyên nhân xuất hiện thì ắt hẳn sẽ dẫn tới hậu quả là sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng khác.

Dựa vào mối liên hệ này, khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp luật dân sự nói riêng đã xác định: chỉ những thiệt hại nào được coi là kết quả tất yếu, không thể tránh khỏi của hành vi trái pháp luật thì người có hành vi trái pháp luật đó mới phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Một hậu quả (thiệt hại) xảy ra trong thực tế có thể do một nguyên nhân (hành vi trái pháp luật) hoặc do nhiều nguyên nhân (nhiều hành vi trái pháp luật). Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do nhiều nguyên nhân thì cần phải xác định đâu là nguyên nhân chủ yếu, đâu là nguyên nhân thứ yếu; đâu là nguyên nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan; đâu là nguyên nhân bên trong, đâu là nguyên nhân bên ngoài; đâu là nguyên nhân trực tiếp, đâu là nguyên nhân gián tiếp… và đặc biệt là cần phải phân biệt nguyên nhân dẫn đến thiệt hại với điều kiện – như là một chất xúc tác – đẩy hậu quả xảy ra nhanh hoặc chậm hơn.

Như vậy, đặt nội dung mối quan hệ nhân – quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp bồi thường do xâm phạm quyền nhân thân của cá

61

nhân ta thấy rằng chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân, hay nói cách khác hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các thiệt hại về vật chất và các thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân thì người có hành vi trái pháp luật đó mới phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng việc xác định mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra rất phức tạp, vì xác định nguyên nhân nào trong nhiều nguyên nhân đã dẫn đến thiệt hại đã xảy ra là một điều không phải dễ trong nhiều trường hợp.

Vì vậy, khi xác định mối quan hệ nhân – quả địi hỏi phải có sự xem xét, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách khách quan, thận trọng để đi đến kết luận chính xác về mối quan hệ nhân – quả.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân theo quy định tại bộ luật dân sự 2005 (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)