1.3 Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
1.3.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân
chỉ được bảo vệ một cách tương đối khỏi sự xâm phạm của các thành viên khác trong chính gia đình đó mà thơi. Các quyền này được xác lập một cách khác nhau ở từng cá nhân, phụ thuộc vào hồn cảnh gia đình của người đó (đã lập gia đình chưa, có con cái hay khơng) và phụ thuộc vào địa vị của người đó trong gia đình (là con hay là cha, là chồng hay là vợ). Các quyền này có thể chấm dứt khi các cá nhân khác trong gia đình khơng cịn nữa.
1.3 Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân quyền nhân thân của cá nhân
1.3.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân thân của cá nhân
Ở Việt Nam, quyền con người được bảo hộ bằng Hiến pháp và bằng cả hệ thống pháp luật. Mỗi ngành luật khác nhau đều quy định và bảo hộ quyền con người bằng phương thức, biện pháp phù hợp với phạm vi, đối tượng, phương pháp điều chỉnh, với nhiệm vụ và nguyên tắc đặc trưng của mình. Chẳng hạn, ngành luật hành chính sử dụng các chế tài hành chính như phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm…; luật hình sự dùng các chế tài hình sự như cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, phạt tù, thậm chí áp dụng hình phạt tử hình đối với kẻ xâm phạm quyền nhân thân của người khác.
Ở góc độ pháp luật dân sự, quyền con người trong lĩnh vực dân sự được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp dân sự. Cùng với quyền đối với tài sản, quyền nhân thân là một trong hai nhóm quyền dân sự được pháp luật dân sự bảo vệ. Tất cả các quyền nhân thân của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo
43
vệ 25 là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Đây là nguyên tắc có ý nghĩa nền tảng cho các quy định của pháp luật dân sự nói chung và BLDS nói riêng.
Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, bảo đảm sự bình đẳng và an tồn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội 26 , pháp luật dân sự không chỉ quy định một phạm vi rộng rãi các quyền nhân thân cá nhân có khả năng được hưởng mà còn tạo điều kiện cho cá nhân thực hiện các quyền nhân thân một cách trọn vẹn nhất. Trong trường hợp quyền nhân thân bị xâm phạm, pháp luật dân sự quy định những phương thức và các biện pháp để cá nhân bảo vệ quyền nhân thân của mình.
Khi quyền nhân thân bị xâm phạm, phương thức bảo vệ quyền nhân thân đầu tiên được pháp luật quy định đó là chủ thể quyền tự bảo vệ quyền nhân thân của mình. Ví dụ: cá nhân tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; hoặc trực tiếp yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có thiệt hại xảy ra). Phương thức chủ thể quyền tự bảo vệ quyền nhân thân của mình đã tạo điều kiện linh động, thuận tiện, đơn giản khơng chỉ đối với bên có quyền nhân thân bị xâm phạm mà cịn đối với cả bên có hành vi xâm phạm trong việc khắc phục các hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình. Tuy nhiên, trong thực tế khơng phải lúc nào người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân đều tự nguyện, tự giác thực hiện việc khắc phục mọi hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của người khác nhưng không tự nguyện, tự giác khắc phục những hậu quả xấu do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, pháp luật dân sự cho phép người có quyền nhân thân bị xâm phạm được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai và bồi thường các thiệt hại (nếu có thiệt hại xảy ra).
Điều 25 BLDS 2005 đã quy định các phương thức và biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân 27. Đây là những phương thức và biện pháp bảo vệ quyền nhân
25 Khoản 1 Điều 9 BLDS 2005. 26 Điều 1 BLDS 2005. 27
Điều 25 BLDS 2005 quy định: Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền: 1. Tự mình cải chính;
44
thân mang tính đặc trưng của pháp luật dân sự. Những phương thức và biện pháp bảo vệ quyền dân sự được sử dụng trong trường hợp khác nhau và theo trình tự từ thấp đến cao, hậu quả từ nhẹ đến nặng và rất phù hợp với đặc thù của quan hệ pháp luật dân sự, như trước tiên phải tôn trọng ý chí của các bên theo tinh thần “việc dân sự cốt ở đôi bên”, tôn trọng sự thỏa thuận của họ và Tòa án hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ can thiệp khi một hoặc các bên có yêu cầu.
Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân cần lưu ý rằng không phải bất kỳ biện pháp nào cũng đều có thể áp dụng cho bất kỳ quyền nhân thân nào khi bị xâm phạm hoặc áp dụng đồng thời tất cả các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân cho mọi trường hợp. Việc lựa chọn áp dụng một hay nhiều biện pháp bảo vệ tùy thuộc vào nội dung, tính chất của loại quyền nhân thân bị xâm phạm. Việc lựa chọn, áp dụng biện pháp bảo vệ không phù hợp hoặc không cần thiết sẽ không dẫn đến hiệu quả tốt nhất mà trong nhiều trường hợp cịn phản tác dụng, thậm chí cịn có thể xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.
Quan hệ pháp luật được hình thành giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại với yêu cầu được bồi thường thiệt hại được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Sự kiện người gây thiệt do hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm dân sự. Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do pháp luật quy định xuất phát từ Hiến pháp 28, đặc biệt Điều 10 BLDS 2005 quy định: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Nội dung của nguyên tắc là buộc các chủ thể “không được xâm phạm”, bởi vậy nếu “xâm phạm” sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế với mục đích khắc phục những hậu quả xấu đã, đang và sẽ xảy ra do hành vi trái pháp luật. Đó chính là nội dung của trách nhiệm dân sự, bởi lẽ trách nhiệm dân sự là sự quy định của pháp luật dân sự về hậu quả pháp lý mà người có hành vi vi phạm quy tắc xử sự phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân sự bị xâm phạm.
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai;
3. u cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
28
45
Dựa trên nền tảng là Hiến pháp và những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, Điều 604 BLDS 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Nếu trách nhiệm dân sự nói chung được phát sinh ngay sau khi có hành vi vi phạm pháp luật thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh sau khi hành vi vi phạm pháp luật đã được gây ra trong thực tế một thiệt hại cụ thể, có thể xác định được.
Như vậy, có thể nói rằng: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền