Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân theo quy định tại bộ luật dân sự 2005 (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 63 - 66)

1.4 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền

1.4.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Điều 71 Hiến pháp 1992 nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Cơng dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm… Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”.

Theo quy định của pháp luật, mọi cá nhân đều có quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín… Một hành vi xâm phạm đến những quyền tuyệt đối này đều bị coi là hành vi trái pháp luật dù người xâm phạm có lỗi cố ý hay lỗi vơ ý, thậm chí trong cả những trường hợp cá biệt khơng có lỗi 34.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là một loại trách nhiệm pháp lý nói chung hoặc trách nhiệm dân sự nói riêng nên một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm này là tính trái pháp luật của hành vi gây thiệt hại. Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật 35. Vi phạm các quy định của pháp luật được hiểu là việc không thực hiện những điều mà pháp luật buộc phải thực hiện hoặc thực hiện những việc mà pháp luật cấm, không cho thực hiện. Vi phạm các

34

Khoản 2 Điều 604 BLDS 2005.

35

57

quy định của pháp luật là vi phạm bất cứ quy định nào của bất cứ ngành luật nào trong hệ thống pháp luật.

Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hành vi trái pháp luật là những hành vi xâm hại tới tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và đa phần được thể hiện dưới dạng hành động.

Đặt khái niệm hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật trong điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân, chúng ta có thể xác định một số hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân là hành vi trái pháp luật. Những hành vi trái pháp luật trong trường hợp này có thể là:

- Mượn danh, mạo danh của người khác với sự cố ý nhằm trục lợi cho bản thân hoặc hạ thấp uy tín của người khác;

- Hành vi thể hiện sự không tôn trọng quyền nhân thân của mỗi cá nhân đối với thành phần dân tộc, hoặc xác định quốc tịch;

- Sử dụng hình ảnh của cá nhân mà khơng có hoặc không được sự đồng ý của người này, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng hoặc pháp luật có quy định khác;

- Sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh;

- Người phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật trong tình trạng tính mạng của nạn nhân bị đe dọa nhưng không đưa nạn nhân đến cơ sở y tế;

- Cơ sở y tế từ chối việc cứu chữa hoặc không tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa nạn nhân;

- Thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận cơ thể mà khơng có sự đồng ý của bệnh nhân hoặc của thân nhân của họ;

58

- Mổ tử thi mà khơng có sự đồng ý của người quá cố trước khi người này chết hoặc sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ khi khơng có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chết, trừ trường hợp cần thiết theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Liên quan đến quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết, những hành vi sau đây sẽ bị coi là hành vi trái pháp luật: 36

+ Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.

+ Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.

+ Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.

+ Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mơ, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. + Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.

+ Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

+ Cấy tinh trùng, nỗn, phơi giữa những người cùng dịng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.

+ Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

+ Tiết lộ thơng tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.

- Nhận bộ phận cơ thể của người khác vì mục đích thương mại, kiếm lời từ việc mua bán bộ phận cơ thể người.

- Tiết lộ thơng tin về việc xác định lại giới tính của người khác hoặc phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính 37.

36

Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

37

59

- Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm được Bộ luật Hình sự quy định như: tội hành hạ người khác (Điều 110), tội hiếp dâm (Điều 111), tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), tội cưỡng dâm (Điều 113), tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), tội dâm ô với trẻ em (Điều 116), tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 118), tội mua bán phụ nữ (Điều 119), tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120), tội làm nhục người khác (Điều 121), tội vu khống (Điều 122), tội giết người (Điều 93), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104)…

- Thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân mà không được sự đồng ý của người này, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Các hành vi cưỡng ép kết hôn; cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cưỡng ép ly hơn; các hành vi bạo lực trong gia đình.

- Hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của cá nhân, trừ trường hợp cá nhân lợi dụng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở để che giấu hành vi vi phạm pháp luật.

- Hành vi xâm phạm quyền tự do đi lại, tự do cư trú của cá nhân, trừ trường hợp bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Hành vi xâm phạm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp của cá nhân.

- Hành vi xâm phạm quyền tự do kinh doanh của cá nhân, thể hiện ở các khía cạnh như lựa chọn hình thức kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, giao kết hợp đồng, thuê lao động…

Các quyền nhân thân được quy định trong BLDS hết sức đa dạng, phong phú nên việc xác định hành vi trái pháp luật xâm phạm các quyền nhân thân là việc phức tạp cả về phương diện lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân theo quy định tại bộ luật dân sự 2005 (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)