Xác định thiệt hại về vật chất khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân theo quy định tại bộ luật dân sự 2005 (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 70 - 82)

1.5 Xác định thiệt hại khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm

1.5.1 Xác định thiệt hại về vật chất khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm

nhân thân của cá nhân dựa trên nền tảng các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, bao gồm bốn điều kiện, đó là: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại đã xảy ra, và lỗi của người gây thiệt hại. Khi phân tích những điều kiện để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân, nhóm tác giả đã dựa vào các điều kiện chung để nêu lên những nét đặc thù của loại trách nhiệm này, thể hiện ở việc trình bày về điều kiện xác định thiệt hại và xác định hành vi trái pháp luật xâm phạm các quyền nhân thân của cá nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra trên thực tế.

1.5 Xác định thiệt hại khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm

Như đã trình bày ở mục 1.3, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường nhằm bù đắp tổn thất về tinh thần.

1.5.1 Xác định thiệt hại về vật chất khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm phạm

Thiệt hại về vật chất bao gồm: - Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

- Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm. - Thiệt hại về vật chất do tính mạng bị xâm phạm.

- Thiệt hại về vật chất do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

1.5.1.1 Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm mà gây thiệt hại về tài sản thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

Thứ nhất, tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc hư hỏng. Đây phải là những thiệt hại do

64

hiện bằng cách đốt nhà của nạn nhân khi nạn nhân đang ngủ trong nhà. Về nguyên tắc, người gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường toàn bộ giá trị của những tài sản bị mất, bị hủy hoại. Tuy nhiên khi xác định thiệt hại trong trường hợp này cần phải xác định giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm xảy ra thiệt hại để xác định mức độ thiệt hại.

Đối với tài sản bị hư hỏng nhưng vẫn cịn giá trị sử dụng thì phải xác định giá trị còn lại của tài sản trước và sau khi xảy ra thiệt hại mà ấn định mức bồi thường cho phù hợp. Xác định thiệt hại trong trường hợp này là xác định mức chênh lệch về giá trị của tài sản trước và sau khi bị thiệt hại.

Thứ hai, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản. Lợi ích được bồi

thường trong trường hợp này là lợi ích chắc chắn thu được nếu tài sản không bị xâm phạm, ví dụ: tiền cho thuê nhà khi đã ký hợp đồng cho thuê nhà nhưng nhà bị đốt cháy trong án mạng. Khi xác định khoản lợi thu được cần phải trừ đi các chi phí cần thiết để có được các khoản lợi đó.

Thứ ba, các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Đó là các

khoản mà chủ sở hữu dùng để sửa chữa tài sản, mua vật liệu thay thế, chi phí giám định tài sản, chi phí ngăn chặn thiệt hại… Những chi phí được bồi thường trong trường hợp này phải là chi phí thực sự cần thiết mà nếu khơng áp dụng thì thiệt hại sẽ tiếp tục xảy ra.

1.5.1.2 Xác định thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm

Những tổn thất về sức khỏe của con người khơng thể cân, đong, đo, đếm để tính tốn thành tiền và khơng thể lấy vật chất để bù đắp được. Vì vậy, xác định thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm thực chất là tính tốn các tổn thất liên quan phát sinh khi sức khỏe bị xâm hại nên thiệt hại vật chất do sức khỏe bị xâm phạm là số tiền mà nạn nhân và gia đình nạn nhân phải bỏ ra để phục hồi sức khỏe cùng với thu nhập thực tế của nạn nhân bị mất hoặc giảm sút so với trước khi bị tai nạn. Với các điều kiện, phương tiện khám chữa bệnh rất cách biệt nhau ở xã hội chúng ta hiện nay (bệnh viện công – bệnh viện tư, thuốc nội – thuốc ngoại nhập, các loại dịch vụ phục vụ khám chữa bệnh…) nên việc xác định thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm là việc không đơn giản. Trên cơ sở quy định tại Điều 609 của BLDS 2005, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn việc xác định thiệt hại về vật chất khi sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

65

Thứ nhất: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức

năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

Thứ hai: thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước

khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó. Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền cơng từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng khơng ổn định và khơng thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

66

- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì khơng được bồi thường theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 609 BLDS 2005.

Trong trường hợp xác định thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm thì điểm lưu ý là cần phải xác định thời hạn được hưởng bồi thường để làm cơ sở xác định số tiền phải bồi thường. Khoản 1 Điều 612 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết”.

Như vậy, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động thì các khoản bồi thường trên được tính từ khi xảy ra tai nạn đến khi người đó chết. Để xác định thời hạn này thông thường người gây thiệt hại sẽ bồi thường theo định kỳ hàng tháng, quý hoặc theo năm… và như vậy người được bồi thường sẽ được hưởng bồi thường cho đến chết. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận bồi thường một lần và trong trường hợp này thời hạn được hưởng bồi thường không trùng với thời hạn thực tế (có thể chết trước hoặc sau thời điểm đó) nhưng cách thức bồi thường một lần thường là cách cho người bị thiệt hại lựa chọn.

Thứ ba: chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều

trị. Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

Thứ tư: thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời

gian điều trị. Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền cơng từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng

67

liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại khơng có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng khơng và do đó khơng có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền cơng chăm sóc bằng mức tiền cơng trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

- Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ khơng bị mất thu nhập thực tế và do đó khơng được bồi thường.

Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền cơng trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất hồn tồn khả năng lao động.

1.5.1.3 Xác định thiệt hại về vật chất do tính mạng bị xâm phạm

Khi tính mạng của con người đã bị xâm phạm thì sẽ khơng có gì bù đắp nổi. Vì vậy, bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm cũng chỉ là việc tính tốn các khoản chi phí và tổn thất thành một khoản tiền để bù đắp về kinh tế, mang tính chất an ủi phần nào cho thân nhân người bị thiệt hại. Thiệt hại về vật chất do tính mạng bị xâm phạm là khoản tiền do gia đình nạn nhân phải bỏ ra và số tiền mà những người được nạn nhân cấp dưỡng. Vì thế, theo quy định tại Điều 610 BLDS 2005 thì thiệt hại vật chất do tính mạng bị xâm hại bao gồm các khoản sau đây:

Thứ nhất, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt

hại trước khi chết.

Đây là khoản tiền được xác định trong trường hợp trước khi nạn nhân chết đã có một thời gian điều trị. Các loại thiệt hại này được xác định tương tự như tại điểm a Khoản 1 Điều 609 BLDS 2005. Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-

68

HĐTP thì người gây thiệt hại còn phải bồi thường thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại trước khi chết.

Thứ hai, chi phí hợp lý cho việc mai táng nạn nhân.

Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ... Việc xác định tính hợp lý đối với khoản chi phí mai táng là vấn đề phức tạp bởi vì phong tục, tập quán ở mỗi vùng miền khác nhau, điều kiện sống, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình cũng khác nhau, nhiều thói quen trong cuộc sống mặc dù được một bộ phận dân cư thừa nhận và thực hiện… nhưng thói quen ấy chưa chắc là phong tục mà thậm chí cịn bị xem là hủ tục. Vì thế, các khoản chi phí cho mai táng chỉ được coi là hợp lý nếu những khoản chi đó là cần thiết và thực tế thân nhân của nạn nhân đã bỏ ra để lo liệu đám tang của nạn nhân, có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lệ.

Thứ ba, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Cấp dưỡng là việc một người phải bằng một khoản vật chất nhất định để nuôi dưỡng nhằm đảm bảo cuộc sống cho người khác. Tuy nhiên, chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường

41

.

Dựa trên quy định tại Điều 50 Luật Hơn nhân và gia đình 2000, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP xác định đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng bao gồm:

41

69

- Vợ hoặc chồng khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ ni dưỡng;

- Cha, mẹ là người khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình mà cha hoặc mẹ khơng trực tiếp ni dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Em chưa thành niên khơng có tài sản để tự ni mình hoặc em đã thành niên khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình, trong trường hợp khơng cịn cha mẹ hoặc cha mẹ khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để cấp dưỡng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân theo quy định tại bộ luật dân sự 2005 (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 70 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)