Có thiệt hại xảy ra

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân theo quy định tại bộ luật dân sự 2005 (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 57 - 63)

1.4 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền

1.4.1 Có thiệt hại xảy ra

Như tên gọi của loại trách nhiệm này, có thiệt hại xảy ra là điều kiện tiền đề của trách nhiệm bồi thường. Việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm khôi phục lại các lợi ích cho người bị thiệt hại nên thiệt hại xảy ra là yếu tố không thể thiếu khi áp dụng loại trách nhiệm này. Khơng có thiệt hại xảy ra thì khơng phát sinh trách nhiệm bồi thường. Người có hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân nhưng khơng gây thiệt hại thì người này có thể phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự hoặc một số hình thức trách nhiệm dân sự khác nhưng chắc rằng sẽ

51

không thể buộc họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chỉ khi nào hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì người có hành vi đó mới phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; và chỉ khi nào xác định được mức độ thiệt hại thì mới có thể ấn định mức bồi thường thiệt hại. Xuất phát từ quy định của pháp luật dân sự: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần” 32, nên thiệt hại xảy ra khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm sẽ bao gồm:

Thứ nhất: Thiệt hại về vật chất

Thiệt hại về vật chất là sự biến đổi theo chiều hướng xấu đi đối với tài sản hoặc các lợi ích vật chất của một người, thể hiện ở những tổn thất thực tế tính được thành tiền mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì lợi ích vật chất bị thiệt hại được bồi thường bao gồm:

- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (được quy định tại Điều 608 BLDS 2005); - Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm (được quy định tại Khoản 1 Điều 609 BLDS 2005);

- Thiệt hại về vật chất do tính mạng bị xâm phạm (được quy định tại Khoản 1 Điều 610 BLDS 2005);

- Thiệt hại về vật chất do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (được quy định tại Khoản 1 Điều 611 BLDS 2005);

- Các lợi ích vật chất khác, nếu pháp luật có quy định (ví dụ trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể tại Điều 628 BLDS 2005).

Về mặt lý luận, thiệt hại vật chất được phân thành hai loại, đó là thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp.

Thiệt hại trực tiếp: là những thiệt hại đã hoặc sẽ xảy ra trên thực tế, có đủ cơ sở để

xác định các thiệt hại đó. Việc xác định các thiệt hại trực tiếp tương đối dễ dàng, có thể liệt kê một số loại thiệt hại trực tiếp như:

- Tài sản bị hư hỏng, mất mát, bị hủy hoại;

32

52

- Chi phí cho việc ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại về tài sản;

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

- Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xun chăm sóc thì thiệt hại trực tiếp bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng nạn nhân;

- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm…

Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại mà phải dựa trên sự suy đoán khoa học,

logich và hợp lý mới xác định được mức độ thiệt hại. Vì vậy, đối với những loại thiệt hại mà chỉ mang tính suy diễn, khơng có cơ sở khoa học để xác định, khơng phù hợp với lẽ thường của cuộc sống thì khơng được xác định là thiệt hại để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì các loại thiệt hại sau đây sẽ được xem xét là loại thiệt hại gián tiếp:

- Các khoản thiệt hại do không thu được các lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản khi tài sản bị xâm hại;

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại;

- Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại khi thân nhân của họ bị xâm phạm sức khỏe;

- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng khi tính mạng bị xâm phạm;

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm hại.

53

Cần lưu ý rằng, cho dù thiệt hại là thiệt hại trực tiếp hay thiệt hại gián tiếp thì các khoản thiệt hại muốn được bồi thường phải là thiệt hại thực tế, có thể tính tốn được, xác định được. Vì vậy thiệt hại thực tế không chỉ là thiệt hại đã xảy ra mà còn bao gồm cả thiệt hại sẽ xảy ra và có đủ cơ sở để ước lượng các thiệt hại đó.

Thứ hai: Thiệt hại do tổn thất về tinh thần

Tổn thất về tinh thần là vấn đề không mới trong lịch sử lập pháp của nhân loại. Các quy định về bồi thường về mặt tinh thần đã được các luật gia La Mã cổ đại quy định trong các trường hợp làm chết người, gây thương tích dưới dạng bồi thường “giá trị của sự đau thương”. Tuy nhiên, với pháp luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam thì khái niệm về tổn thất tinh thần và bồi thường thiệt hại do tổn thất tinh thần là điểm tương đối mới.

Điểm qua lịch sử ban hành các văn bản pháp luật, chúng ta thấy rằng văn bản đầu tiên được xem là văn bản quy định tương đối toàn diện vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là Thơng tư số 173/UBTP ngày 23/3/1972 của Ủy ban thẩm phán. Thông tư 173/UBTP ngày 23/3/1972 đã nêu những nguyên tắc cơ bản, những căn cứ làm cơ sở để giải quyết bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa, đến tài sản riêng của cơng dân hay tính mạng, sức khỏe của người khác. Tuy nhiên, nội dung của Thông tư 173/UBTP ngày 23/3/1972 chỉ quy định giải quyết bồi thường thiệt hại vật chất khi các lợi ích trên bị xâm hại mà không đề cập đến việc bồi thường tổn thất tinh thần.

Ngày 28/10/1995, Quốc hội Khóa IX đã thơng qua BLDS. Đây là BLDS đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1996. Với BLDS 1995, lần đầu tiên pháp luật dân sự quy định về trách nhiệm bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, nhưng chỉ quy định “tùy từng trường hợp” 33 Tòa án quyết định buộc người xâm phạm phải bồi thường “một khoản tiền” bù đắp về tinh thần, cịn khoản tiền đó là bao nhiêu thì BLDS 1995 lại khơng quy định.

Công văn số 16 ngày 9/2/1999 của TANDTC là văn bản hướng dẫn vấn đề xác định tổn thất về tinh thần được quy định tại BLDS 1995. Theo nội dung của Công văn

33

54

16 ngày 9/2/1999 của TANDTC thì thiệt hại tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, khơng thể có cơng thức chung để quy ra bằng tiền áp dụng trong tất cả các trường hợp. Việc giải quyết bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần cũng tùy vào từng trường hợp mà nhằm mục đích an ủi, động viên, tạo điều kiện để khắc phục khó khăn, làm dịu đi nỗi đau cho chính nạn nhân hoặc thân nhân của họ.

Ngày 28/4/2004, HĐTP TANDTC đã ban hành Nghị quyết 01 nhằm hướng dẫn một số quy định của BLDS 1995 về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Khi giải thích về thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân, Nghị quyết 01 ngày 28/4/2004 của HĐTP TANDTC hướng dẫn: “Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc bị mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm”.

Ngày 14/6/2005, Quốc hội Khóa XI đã thơng qua BLDS được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006. Khác với khái niệm thiệt hại vật chất được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 307 BLDS thì khái niệm thiệt hại do tổn thất về tinh thần chưa được xác định cụ thể trong nội dung BLDS. Khoản 3 Điều 307 BLDS 2005 chỉ xác định khi “người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngồi việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai cịn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại”.

Ngày 8/7/2006 HĐTP TANDTC đã ban hành Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Khi giải thích khái niệm về tổn thất tinh thần của cá nhân, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP đã kế thừa nội dung của Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP mà khơng có sự thay đổi hoặc bổ sung.

Mặc dù BLDS 1995 và BLDS 2005 đều quy định việc bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần khi các quyền nhân thân bị xâm phạm nhưng đến nay việc bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Có ý kiến cho rằng thiệt hại do tổn thất về tinh thần là thiệt hại khơng thể tính được thành tiền, khơng

55

thể phục hồi bằng biện pháp bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần bằng cách tính tốn và quy ra một khoản tiền là một dạng chế tài đối với người gây thiệt hại chứ khơng phải là mục đích bồi thường thiệt hại, khơi phục lại các lợi ích nhân thân, các giá trị nhân thân cho người bị thiệt hại bởi lẽ tinh thần không thể chuộc lại, mua lại bằng tiền hoặc nỗi đau bị mất người thân lại có thể xoa dịu bằng tiền.

Ngược lại với ý kiến trên, cũng có quan điểm cho rằng: đồng ý là khơng thể xóa nỗi đau tinh thần bằng tiền, sự bồi thường tuy khơng thể xóa nhịa hoặc làm biến mất sự thiệt hại về tinh thần khi các quyền nhân thân bị xâm phạm nhưng vẫn tốt hơn nếu có một số tiền thích đáng nhằm an ủi, động viên người bị thiệt hại với tinh thần “có cịn hơn khơng có”. Việc ước lượng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần tuy rất khó nhưng khơng phải vì trở ngại này mà gạt bỏ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Nếu thế chẳng khác nào, lợi ích nào vơ giá thì lại khơng có giá mà khái niệm vơ giá và khái niệm khơng có giá là hai khái niệm hồn toàn khác biệt. Quan điểm này đã đánh giá việc không quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần trước khi BLDS 1995 được thơng qua là một sai sót nên khi BLDS 1995 và sau đó BLDS 2005 đều quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần là một sự tiến bộ trong việc mở rộng các quyền dân sự đối với cá nhân, bảo đảm các quyền của con người một cách triệt để hơn.

Cần lưu ý rằng, trong BLDS các nhà làm luật không sử dụng thuật ngữ “thiệt hại tinh thần” mà gọi là “ tổn thất tinh thần”. Giải thích về việc sử dụng thuật ngữ “tổn thất tinh thần”, các nhà làm luật cho rằng “tinh thần” là những giá trị “phi vật chất” thuộc về tâm lý, tình cảm, thuộc về đời sống nội tâm của con người, không thể xác định thiệt hại chính xác. Vì vậy, khi xác định thiệt hại về tổn thất tinh thần do quyền nhân thân bị xâm phạm cần nắm được những đặc điểm sau:

Thứ nhất, tổn thất về tinh thần là những mất mát về tinh thần, để lại những vết hằn

sâu trong tâm lý, khó hoặc khơng thể phai mờ trong ký ức của người bị xâm phạm hoặc định kiến xã hội. Một khi tinh thần đã bị xâm phạm thì khơng thể khơi phục lại tình trạng ban đầu như trường hợp lợi ích vật chất bị xâm phạm, nên không sử dụng khái niệm thiệt hại tinh thần.

56

Thứ hai, thiệt hại do tổn thất về tinh thần là những tổn thất phi vật chất, không

mang tính kinh tế, khơng mang tính đền bù ngang giá, khơng thể tính ra được thành tiền.

Thứ ba, khi xác định tổn thất về tinh thần thì khơng phải trong mọi trường hợp đều

giống nhau mà cần phải căn cứ vào từng điều kiện, hoàn cảnh của từng chủ thể cụ thể bị xâm hại mà xác định mức độ tổn thất.

Thứ tư, khơng được dùng hình thức bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần

như là biện pháp duy nhất để khôi phục được các lợi ích tinh thần, các giá trị nhân thân của người bị thiệt hại mà phải kết hợp với nhiều biện pháp khác như xin lỗi, cải chính cơng khai, thậm chí trong nhiều trường hợp các biện pháp này lại có tác dụng, đạt hiệu quả cao hơn biện pháp bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân theo quy định tại bộ luật dân sự 2005 (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)