Pháp luật thực định về thẩm quyền trưng cầu giám định

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 27)

2.1.1 Cơ quan có quyền ra quyết định trưng cầu giám định

Tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS quy định: “Khi có những vấn đề cần được xác

định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan THTT ra quyết định TCGĐ.”

Tại khoản 1 Điều 33 BLTTHS quy định:

“Các cơ quan THTT gồm có: a) Cơ quan điều tra;

b) Viện kiểm sát; c) Toà án.”

Như vậy theo quy định của pháp luật, những cơ quan có thẩm quyền ra quyết định TCGĐ bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Như đã biết, chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự một bên là Nhà nước và một bên là người phạm tội, khác với quan hệ pháp luật dân sự cả hai bên đều bình đẳng, đây là hai chủ thể có địa vị pháp lý và vị thế khác nhau. Nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự thơng qua các cơ quan chun trách của mình; những cơ quan này có quyền điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự nếu họ xâm phạm các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ. Vì thế, trách nhiệm

23

chứng minh phải thuộc về cơ quan THTT; bị can, bị cáo có quyền tham gia vào việc xác định sự thật vụ án, đề xuất và đánh giá chứng cứ nhưng khơng có nghĩa vụ chứng minh là mình vơ tội. Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 64 BLTTHS : “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy

định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.ˮ Thu thập chứng cứ là hoạt

động của cơ quan THTT nhằm phát hiện thu giữ, bảo quản các thông tin, tư liệu liên quan vụ án theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định. Để thu thập chứng cứ, cơ quan THTT có quyền triệu tập người làm chứng, tiến hành khám xét, khám nghiệm cũng như TCGĐ. Hơn nữa, theo nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 10 BLTTHS thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ. Suy ra thu thập chứng cứ là hoạt động đòi hỏi cơ quan THTT phải có trách nhiệm thực hiện để nhằm sáng tỏ vụ án hình sự. Dựa vào cơ sở lý luận trên mà cơ quan THTT bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đều được trao thẩm quyền ra quyết định TCGĐ.

* Cơ quan điều tra

Như đã đề cập ở trên, TCGĐ một hoạt động được quy định trong giai đoạn điều tra. Mục đích của việc TCGĐ là để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án. Nếu như việc chứng minh những tình tiết của vụ án bằng chứng cứ là một việc rất quan trọng của Cơ quan điều tra để từ đó có thể quyết định là tội phạm có xảy ra hay khơng, quyết định những vấn đề cần thiết trong điều tra tội phạm như việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, hỏi cung, khám xét…thì KLGĐ là một trong những phương tiện chứng minh hữu hiệu, góp phần làm sáng tỏ những uẩn khúc của vụ án với mục đích tìm ra thủ phạm, xác định năng lực trách nhiệm hình sự của bị can, có thể dùng làm chứng cứ minh oan cho người vơ tội, hay làm rõ những tình tiết tăng nặng cũng như giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Cho nên, xuất phát từ vai trò điều tra, phát hiện, tìm chứng cứ buộc tội, Cơ quan điều tra là cơ quan có vai trị chủ đạo trong việc quyết định TCGĐ. Theo Điều 110 BLTTHS và Pháp lệnh Điều tra hình sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì có Cơ quan điều tra của Cơng an nhân dân, của Quân đội nhân

24

dân và của Viện kiểm sát. Mỗi Cơ quan điều tra của mỗi cơ quan có phạm vi điều tra khác nhau. Tuy nhiên tất cả các Cơ quan điều tra trên đều có thẩm quyền TCGĐ.

Điều tra là khâu đột phá, là giai đoạn đầu giữ vai trò rất quan trọng trong tiến trình TTHS. Có thể nói những kết quả khả quan cũng như những sai lầm tư pháp nghiêm trọng nhất như bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội...thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra. Vì thế, giao thẩm quyền quyết định TCGĐ cho Cơ quan điều tra có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án, giúp cho các hoạt động của Cơ quan điều tra có tính liên tục, tránh những thủ tục rườm rà.

* Viện kiểm sát

Bên cạnh Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng có thẩm quyền TCGĐ. Từ khi Viện kiểm sát ra đời cho đến nay, chức năng của Viện kiểm sát được quy định trong các bản Hiến pháp là kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có quyền “khi xét thấy

cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này”

theo quy định tại khoản 2 Điều 112 BLTTHS, trong đó có hoạt động TCGĐ.

Quyền cơng tố của Viện kiểm sát là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm đối với người phạm tội. Để thực hiện điều này Viện kiểm sát phải đảm bảo việc thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, q trình thực hiện quyền cơng tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định việc truy tố hoặc không truy tố người phạm tội ra Tòa, hoặc khi vụ án được đình chỉ theo quy định pháp luật. Mục đích của hoạt động thực hiện quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra là nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội. Hoạt động này phải hết sức đầy đủ, chính xác khách quan theo đúng trình tự, thủ tục nội dung do pháp luật quy định. Giai đoạn này Viện kiểm sát có trách nhiệm áp dụng các biện pháp do BLTTHS quy định nhằm đảm bảo việc điều tra, truy tố được kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả, khơng để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội, bảo đảm cho hoạt động điều tra được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó mà trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát cũng được ra quyết định TCGĐ mặc dù Cơ quan

25

điều tra trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra là chủ yếu. Pháp luật cũng không quy định rõ ràng khi nào là “xét thấy cần thiết” để Viện kiểm sát ra quyết định TCGĐ, nhưng có thể hiểu rằng trong một vụ án cần có sự hỗ trợ của bản KLGĐ thì vụ việc mới được sáng tỏ mà Cơ quan điều tra khơng ra quyết định TCGĐ thì Viện kiểm sát ra quyết định trưng cầu nhằm đảm bảo sự thật khách quan của vụ án.

* Tòa án

Tuy pháp luật có quy định Tịa án có thẩm quyền ra quyết định TCGĐ nhưng phạm vi thẩm quyền của Tòa án hạn hẹp hơn rất nhiều so với Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, xuất phát từ chức năng chính của Tòa án là thực hiện việc xét xử. Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Thẩm phán có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi xét thấy có những chứng cứ không thể bổ sung tại phiên tòa được (Điều 179 BLTTHS). Như vậy có thể hiểu rằng Thẩm phán trong giai đoạn này khơng có quyền TCGĐ mà trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần phải TCGĐ thì mới có thể thu thập chứng cứ được thì Thẩm phán trả hồ sơ lại để điều tra bổ sung mà không ra quyết định TCGĐ. Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử chỉ có quyền ra quyết định TCGĐ khi cần giám định tâm thần với bị cáo chứ khơng có thẩm quyền TCGĐ với các loại giám định khác chẳng hạn giám định pháp y, giám định kĩ thuật hình sự…Đối với các vấn đề khác, Hội đồng xét xử chỉ có quyền quyết định giám định lại hay giám định bổ sung (khoản 5 Điều 215 BLTTHS). Một ví dụ điển hình cho sự vượt quyền của Tịa án:

“…Theo hồ sơ, do có mâu thuẫn với nhau nên tối 19-10-2010, Võ Đình Phúc đã dùng dao chém Phạm Văn Dơn gây thương tật. Tháng 7-2012, Tịa án nhân dân huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, giám định viên trình bày có sự sai sót trong việc giám định vết thương ở vai trái của người bị hại là 01% nên xác định lại tỉ lệ thương tật của người bị hại là 11%. Xét thấy việc trình bày của giám định viên phù hợp với giấy chứng thương và các tài liệu có tại hồ sơ vụ án nên công tố viên chấp nhận và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo từ 12 đến 15 tháng tù. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử ra quyết định trưng cầu Trung tâm Pháp y Phú Yên giám định đối với thương tích của người bị hại. Theo văn bản kiến

26

nghị của Viện kiểm sát, BLTTHS quy định chỉ Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có quyền ra quyết định TCGĐ thương tích. Trong giai đoạn xét xử, Tịa án chỉ có quyền TCGĐ pháp y tâm thần khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó, việc Tịa án huyện Tuy An TCGĐ thương tích của người bị hại là khơng đúng thẩm quyền…”.[39]

Có thể nói rằng quyết định TCGĐ có thể được đưa ra trong suốt quá trình từ điều tra cho đến xét xử chứ không chỉ nằm trong giai đoạn điều tra. Quy định phạm vi chủ thể và thời điểm ra quyết định TCGĐ rộng rãi như vậy giúp cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh gọn hơn rất nhiều. Theo các quy định pháp luật thì việc TCGĐ do các cơ quan THTT tiến hành; bị can và những người tham gia tố tụng khác (kể cả người bào chữa) chỉ có quyền được nhận thơng báo về nội dung KLGĐ, được trình bày ý kiến và được yêu cầu giám định bổ sung, giám định lại, nhưng khơng có quyền tự mình u cầu giám định độc lập. Từ quy định tại Điều 158 BLTTHS cho thấy bị can và những người tham gia tố tụng khác có những quyền như sau đối với KLGĐ: Thứ nhất, họ có quyền yêu cầu cơ quan TCGĐ thông báo về nội dung KLGĐ. Ví dụ trong vụ án cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 BLHS, sau khi Cơ quan điều tra tiến hành trưng cầu và cơ quan giám định đã có kết luận thì bị can, người bị hại có quyền u cầu Cơ quan điều tra thông báo về kết quả giám định thương tích, việc yêu cầu này phải bằng văn bản. Thứ hai, bị can, những người tham gia tố tụng khác khi được thơng báo về KLGĐ được trình bày ý kiến về nội dung của KLGĐ. Nếu khơng đồng ý có quyền u cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những ý kiến, yêu cầu đó phải được cơ quan thơng báo nội dung KLGĐ ghi vào biên bản. Cơ quan đã trưng cầu phải xem xét ý kiến, yêu cầu của bị can và những người tham gia tố tụng khác một cách nghiêm túc, khách quan, nếu có căn cứ phải thực hiện như yêu cầu để đảm bảo quyền và lợi ích của họ. Như vậy, xuất phát từ vị trí, vai trị nhiệm vụ của các các cơ quan THTT mà pháp luật trao cho họ thẩm quyền quyết định TCGĐ mà không trao quyền trực tiếp yêu cầu TCGĐ cho bị can, bị cáo như đã phân tích ở trên. Xét ở khía cạnh mối quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội, những quy định như thế phần nào đã giải quyết hài hòa giữa trách nhiệm của Nhà nước với việc đề cao tính dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong các hoạt động tố tụng tư pháp; bảo đảm việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng thời hạn luật

27

định, khơng gây xáo trộn q trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên BLTTHS không quy định quyền cũng như nghĩa vụ của những người TCGĐ. Có thể tham chiếu quyền và nghĩa vụ của người TCGĐ trong theo Điều 21 Luật GĐTP, đã bổ sung khá đầy đủ quyền và nghĩa vụ của những người TCGĐ như trên tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong hoạt động TCGĐ.

2.1.2 Nội dung quyết định trưng cầu giám định.

Quyết định trưng cầu giám định là văn bản tố tụng do cơ quan THTT ban hành, nhằm mục đích giao nguồn chứng cứ cho cơ quan chun mơn giám định, qua đó kết luận về các vấn đề cần giám định, làm cơ sở để giải quyết vụ án. Đối với từng loại đối tượng, phải có quyết định trưng cầu riêng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS, Điều 25 Luật GĐTP thì trong quyết định TCGĐ, cơ quan THTT cần ghi rõ:

- Tên cơ quan TCGĐ; họ, tên người có thẩm quyền TCGĐ; - Tên tổ chức; họ, tên người được TCGĐ;

- Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

- Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có); - Nội dung yêu cầu giám định;

- Quyền lợi và nghĩa vụ của người giám định theo Điều 60 BLTTHS; - Ngày, tháng, năm TCGĐ và thời hạn trả KLGĐ.

Trong trường hợp TCGĐ bổ sung hoặc trưng cầu lại thì quyết định phải ghi rõ là TCGĐ bổ sung hay TCGĐ lại. Kèm theo văn bản quyết định TCGĐ, trong trường hợp cần thiết, cơ quan THTT có thể thêm cơng văn trình bày cụ thể các thơng tin có liên quan đến yêu cầu giám định. Trường hợp tài liệu, vật chứng, dấu vết, mẫu vật có số lượng lớn thì cần lập bản thống kê kèm theo biên bản giao nhận. Nhìn chung, pháp luật quy định rất rõ ràng về những yêu cầu nội dung phải có trong quyết định TCGĐ.

28

Đây là văn bản pháp lý đầu tiên không chỉ mở ra cả một quy trình giám định phía sau mà cịn là cơ sở để người giám định tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS. Khi một người được bổ nhiệm làm giám định viên, điều đó khơng có nghĩa là người đó đương nhiên được tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS mà chỉ đến khi có quyết định TCGĐ của cơ quan THTT, nêu rõ họ tên trong quyết định thì họ mới có thể tham gia vào vụ án với tư cách là những người tham gia tố tụng khác. Khi đó, quyền và nghĩa vụ của họ phát sinh, cũng hình thành nên mối quan hệ tố tụng giữa người giám định và người THTT. Tóm lại, quyết định TCGĐ đã xác lập vị trí tố tụng, quyền và nghĩa vụ cũng như hậu quả pháp lý mà người giám định phải chịu khi tham gia vào việc giải quyết vụ án.

Đối với phần nội dung yêu cầu giám định, cần phải tuân theo một số quy tắc như: Yêu cầu đặt ra phải rõ ràng, cụ thể, dứt khốt, tránh dài dịng, thiếu chuẩn xác có thể gây nhầm lẫn. Nội dung cần giám định phải thích đáng, phù hợp, không vượt quá giới hạn lĩnh vực chuyên môn giám định, nhưng cần tận dụng khả năng cao nhất của tổ chức giám định và người giám định. Và chỉ được đặt ra những câu hỏi về chuyên môn, không được yêu cầu tổ chức và người giám định giải quyết các câu hỏi thuộc nhiệm vụ của Cơ quan THTT. Bên cạnh đó, các yêu cầu phải được sắp xếp theo thứ tự hợp lý và có thể tiếp tục bổ sung dựa trên những vấn đề mới do người giám định phát hiện trong q trình thực hiện cơng việc. Những u cầu rõ ràng cũng như thơng tin chính xác sẽ giúp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tiếp cận vấn đề dễ dàng và đi đúng hướng mà cơ quan có thẩm quyền đưa ra. Tuy BLTTHS khơng đề cập đến

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)