Giải pháp về mặt pháp luật

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 63 - 67)

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định trong tố tụng hình

3.2.1 Giải pháp về mặt pháp luật

Như đã đề cập ở trên, hoạt động TCGĐ cũng như giám định cịn một vài thiếu sót trong quy định hiện hành gây ra những vướng mắc ảnh hưởng quá trình giải quyết vụ án. Trong thời kì BLTTHS đang trên con đường được sửa đổi, bổ sung, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần xây dựng chế định TCGĐ được hoàn thiện hơn.

Thứ nhất, về thời hạn giám định.

Thời hạn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự nhanh hay chậm trong tiến độ giải quyết vụ án. Nếu quy định rõ ràng mốc thời gian tổ chức, cá

59

nhân được trưng cầu phải đưa ra bản kết luận thì người giám định sẽ có trách nhiệm hơn trong cơng việc của mình. Đồng thời dựa vào thời hạn, có thể phân biệt nguyên nhân là do cơ quan THTT hay người giám định trong trường hợp vụ án bị chậm trễ. Mặt khác, tình hình tội phạm ngày càng tăng, số lượng án lớn, cơ quan THTT không thể cứ “dây dưa” hết vụ án này đến vụ án khác. Quy định thời hạn cụ thể góp phần làm cho vụ án được giải quyết nhanh gọn, tránh sự tồn đọng quá nhiều hồ sơ, ảnh hưởng hiệu quả công việc.

Nếu như thời hạn điều tra dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm để xác định thời gian điều tra thì thiết nghĩ pháp luật cũng nên quy định theo hướng trên đối với hoạt động giám định. Bởi vì tính chất mỗi vụ án khác nhau, có vụ án phức tạp nhưng cũng có vụ án cực kì đơn giản. Vì thế, quy định khung thời gian tối đa cho hoạt động giám định tùy theo loại tội phạm là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, cũng nên trao quyền gia hạn cho tổ chức, người giám định nếu vụ án mang tính chất phức tạp hoặc vì lý do khách quan nào đó. Nếu hết thời hạn gia hạn mà vẫn không kết luận được thì phải trả lời cho cơ quan THTT và trình bày rõ lý do. Đồng thời để tránh tình trạng vụ án kéo dài do giám định, pháp luật TTHS nên có chế tài thích hợp nếu tổ chức, người giám định làm việc không đúng thời hạn nêu ra mà khơng có lý do chính đáng.

Thứ hai, về kết luận chung thẩm khi có sự mâu thuẫn giữa các KLGĐ.

Luật GĐTP mới ra đời chỉ mới đề cập tới cơ chế giám định lại nhưng cũng né tránh việc quy định rõ đâu là kết luận cuối cùng. Vì vậy, theo quan điểm cá nhân, trong trường hợp có hai kết quả giám định mâu thuẫn, việc đánh giá, lựa chọn kết quả nào cần hết sức thận trọng và phải áp dụng các biện pháp tố tụng hoặc nghiệp vụ khác để xác định giá trị của các kết luận. Trước hết phải TCGĐ lại lần thứ ba để kiểm tra hai kết quả giám định trước. Nếu giám định nhiều lần cho nhiều kết quả khác nhau thì phải trưng cầu ý kiến chuyên gia để xem xét tính khoa học của từng quá trình giám định và KLGĐ. Cần thiết phải triệu tập giám định viên trực tiếp giải trình về trình tự giám định, phương pháp giám định và kết quả giám định. Có thể triệu tập cả hai giám định viên có kết luận khác nhau để họ cùng trình bày, tranh luận khoa học với nhau về phương pháp giám định, KLGĐ của mình thì mới có cơ sở đánh giá

60

đúng đắn, khách quan. Bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp nên có văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật này, đồng thời có khẳng định nhất định trong mỗi trường hợp đâu sẽ là bản giám định cuối cùng. Chẳng hạn như trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định thì KLGĐ đó có phải là kết luận cuối cùng hay khơng, hay trong trường hợp tương trợ tư pháp thì bản KLGĐ của cá nhân, tổ chức nước ngồi có được xem là KLGĐ chính thức?

Thứ 3, về quyền giám định lại của bị can, những người tham gia tố tụng khác.

Trong trường hợp KLGĐ theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án khơng thỏa đáng hoặc bị khiếu nại thì bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác có quyền yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Tuy nhiên trong một số trường hợp cơ quan THTT lại từ chối với những lý do hết sức chung chung như “xét không cần thiết”. Tuy trách nhiệm chứng minh thuộc các cơ quan THTT nhưng thiết nghĩ để đảm bảo lợi ích của bị can, bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác thì cơ quan THTT bắt buộc phải giám định lại theo yêu cầu của những người này. Bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác có quyền khiếu nại về yêu cầu giám định lại không được giải quyết lên Tòa án cấp trên hoặc đưa vào nội dung kháng cáo về việc vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, có quyền yêu cầu hủy án để điều tra, xét xử lại. Ngay cả trong các trường hợp vụ án đã được xét xử và có hiệu lực pháp luật nhưng các đương sự vẫn yêu cầu, cho rằng việc giám định không khách quan và yêu cầu giám định lại, lúc này các cơ quan THTT cũng phải tiến hành TCGĐ lại để kiểm tra tính hợp pháp của kết quả giám định mà các cơ quan THTT đã giám định ban đầu và đã được xét xử. Như thế mới có thể đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội và không bỏ lọt tội phạm, nhất là không kết án oan người vô tội và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Việc trao cho họ quyền được yêu cầu giám định lại sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo, đồng thời tránh tình trạng tắc trách, làm việc đầy cảm tính hay những tiêu cực trong việc giải quyết vụ án của cơ quan THTT. Tham khảo pháp luật nhiều nước trên thế giới như Đức, Thụy Điển, Trung Quốc thì cho phép người tham gia tố tụng (cả trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự) có quyền tự mình u cầu các tổ chức giám định pháp

61

y, kỹ thuật hình sự cũng như tổ chức, cá nhân chuyên môn bất kỳ thực hiện giám định như là một cách thức tìm kiếm chứng cứ phục vụ việc tranh tụng của họ. Các kết luận giám định đó được người tham gia tố tụng sử dụng như là một chứng cứ để xuất trình, cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan này có trách nhiệm xem xét, đánh giá kết luận giám định đó như các chứng cứ khác. Ngoài ra, người tham gia tố tụng vẫn có thể yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định, kể cả trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại và bản thân người tham gia tố tụng vẫn có thể tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định để tìm kiếm chứng cứ bảo đảm cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ chứng minh của mình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong quá trình tham gia tố tụng. Người giám định thực hiện giám định theo yêu cầu của người tham gia tố tụng có thể xuất hiện tại phiên toà với tư cách là người làm chứng về chuyên môn cho người tham gia tố tụng đó [18] . Cịn pháp luật Nga cũng qui định khi tiến hành GĐTP, nghi can phạm tội, bị cáo, kể cả người làm chứng, bị hại, người bào chữa có quyền tìm hiểu quyết định TCGĐ, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại bởi một cơ quan giám định khác…Như thế, việc trao quyền được độc lập giám định lại nếu cơ quan THTT khơng những giải quyết vừa hài hịa với pháp luật trên thế giới mà còn đảm bảo việc giải quyết vụ án được công minh hơn.

Thêm vào đó, pháp luật cũng nên quy định rõ ràng các trường hợp phải bắt buộc giám định bổ sung, trường hợp nào bắt buộc giám định lại cho dù có hay khơng có khiếu nại của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng theo hướng liệt kê như các trường hợp bắt buộc phải TCGĐ tại khoản 3 Điều 155 BLTTHS. Ví dụ như khi người giám định kết luận về những vấn đề vượt quá lĩnh vực chun mơn hoặc vượt q trình độ của họ hay khi phát hiện người giám định không khách quan vơ tư trong khi làm nhiệm vụ thì phải tiến hành giám định lại. Quy định một cách chi tiết như thế sẽ tránh gây mập mờ, dùng dằng trong quyết định giám định bổ sung, giám định lại, tránh việc đưa ra một quyết định hồn tồn chỉ dựa vào cảm tính hay quan điểm cá nhân.

62

Mặc dù có các qui định về quyền được yêu cầu giải thích KLGĐ của người yêu cầu giám định nhưng khơng có chế tài buộc cơ quan được trưng cầu phải trả lời. Đây là kẽ hở của pháp luật bởi vì người giám định có thể bẻ cong cơng lý, biến người chưa đến mức là tội phạm thành người phạm tội, chuyển khung hình phạt từ thấp thành cao...như thực tế rất dễ thấy trong những vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe. Việc không qui định rõ nghĩa vụ của giám định viên cũng như khơng có chế tài nghiêm khắc sẽ khơng thể chấm dứt tình trạng tránh đến phiên tịa, từ chối tranh luận hay tồn bộ trách nhiệm của giám định viên chỉ vẻn vẹn là một văn bản cam đoan chịu trách nhiệm về KLGĐ. Hậu quả là, nhiều vấn đề trong KLGĐ khơng thể bóc tách rõ ràng và đi vào im lặng khiến nhiều vụ án phải đình chỉ hoặc xử lý theo hướng không đúng với sự thật khách quan, với bản chất của vụ án. Chính vì thế cần có những chế tài nghiêm khắc trong trường hợp tổ chức hay giám định viên trả lời không đúng thời hạn cơ quan trưng cầu đưa ra, giám định kết quả sai do chủ quan, tắc trách trong công việc hoặc từ chối giám định mà khơng có lý do chính đáng. Cũng cần phải xử lý nghiêm các trường hợp người giám định không tuân thủ những quy định của pháp luật và cơ quan THTT. Việc giải quyết các vấn đề như xử lý kỉ luật giám định viên thuộc trách nhiệm của ai? Hình thức xử lý như thế nào? Tương ứng với sai phạm nào?...là rất quan trọng. Đồng thời cần cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của người được yêu cầu giám định, ràng buộc hơn nữa quyền và nghĩa vụ của giám định viên, của cơ quan chuyên ngành, quản lý giám định viên, nhấn mạnh trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan chuyên ngành trong việc phối hợp thực hiện...để quyền của các chủ thể trong hoạt động giám định không phải chỉ trên lý thuyết. Đối với cơ quan THTT, cần có chế tài thích đáng khi họ khơng ra quyết định TCGĐ khi thật sự cần thiết hoặc không cho phép giám định bổ sung, giám định lại mà lý do đưa ra quá mơ hồ hoặc khơng chính đáng. Chế tài là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo quá trình thực thi pháp luật được thực hiện tốt, vì thế, xây dựng những quy định mang tính chất “trừng phạt” là một điểm hết sức cần được chú trọng.

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)