Về cơ chế hoạt động của Viện kiểm sát trong trưng cầu giám

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 60 - 63)

3.1 Thực tiễn thực hiện hoạt động trưng cầu giám định

3.1.4 Về cơ chế hoạt động của Viện kiểm sát trong trưng cầu giám

56

Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố trong hoạt động TCGĐ thông qua các hoạt động quy định tại Điều 112 BLTTHS. Cụ thể Viện kiểm sát đề ra yêu cầu điều tra và tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS (như ra quyết định TCGĐ theo quy định Điều 155 BLTTHS); yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của Bộ luật này; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; huỷ bỏ các quyết định khơng có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra...Thực hiện chức năng kiểm sát trong giai đoạn điều tra nói chung và trong hoạt động TCGĐ, giám định nói riêng, Viện kiểm sát có quyền kiểm sát các hoạt động liên quan đến TCGĐ; yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động TCGĐ; yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của Điều tra viên; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành hoạt động TCGĐ (Điều 113 BLTTHS).

Đối với hoạt động TCGĐ, Việc kiểm sát vừa có nhiệm vụ phối hợp với Cơ quan điều tra trong hoạt động TCGĐ vừa có chức năng kiểm sát hoạt động ra quyết định TCGĐ của Cơ quan điều tra cũng như kiểm sát hoạt động giám định. Theo quy định pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền ra quyết định TCGĐ, tuy nhiên trên thực tế, Viện kiểm sát thường có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định TCGĐ – thực hiện chức năng phối hợp là chủ yếu, chứ không trực tiếp trưng cầu. Như đã đề cập ở trên, BLTTHS quy định “khi xét thấy cần thiết” Viện kiểm sát có quyền trực tiếp thực hiện một số hoạt động điều tra, trong đó có TCGĐ. Đây là một trong những vướng mắc trong quy định pháp luật bởi cụm từ “xét thấy cần thiết” mang tính định tính rất cao, nếu Viện kiểm sát khơng thật sự cơng tâm với cơng việc có thể dễ dàng dựa vào quy định chung chung này để né tránh tội. Còn trong hoạt động kiểm sát, vẫn cịn tình trạng lơ là trong việc kiểm tra các hoạt động của cơ quan điều tra dẫn đến những kết quả đáng tiếc. Thạc sĩ Trần Văn Quảng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Thành phố Hải Phòng, trong cho biết theo quy định, Viện Kiểm sát có quyền và trách nhiệm kiểm sát từ đầu các vụ án nhưng hiện nay tối đa cũng chỉ khoảng 40% các vụ

57

việc được cơ quan này kiểm sát điều tra từ đầu. Viện kiểm sát vẫn còn đang rất thụ động trong q trình điều tra. Do đó đã tồn tại một thực tế nhiều căn cứ, quyết định của Viện hoàn toàn dựa vào việc thu thập tài liệu, chứng cứ của Cơ quan điều tra mà khơng có những bảo đảm để xác định được là việc thu thập chứng cứ đó có đầy đủ, có đúng trình tự pháp luật hay khơng. Ơng Quảng ví von Viện bây giờ giống một người chuyên nếm các món ăn, còn cơ quan điều tra là người đi chợ mua rau, cá, thịt…về chế biến: “Thông thường, ơng Viện chỉ nói cho thêm ít rau thơm, ít ớt vào

cho đẹp, cịn khơng biết rau ấy có phải rau sạch hay bị phun thuốc sâu. Con cá mang về có tươi hay ươn cũng khơng biết.” [42] Chẳng hạn vụ Giám định pháp y lộn bị hại

phản ánh sự lỏng lẻo trong cơ chế giám sát của Viện cũng như sự hoạt động tắc trách của các cơ quan THTT khác:

Khoảng 21h30p ngày 16/8/2012, nhóm thanh niên ở làng Plei Tơ Nghia (phường Quang Trung, Thành phố Kon Tum) gồm Siu Phi ( 1995), Siu Thyl (sinh 1997), A Gầm (sinh 1994), A Bin (sinh 1997), A Luân (sinh 1992) và A Sử (sinh 1996) tụ tập nhậu tại một quán trên địa bàn. Thấy Bạch Đăng Sang (sinh 1988, trú thôn Phương Quý 1, xã Vinh Quang, Thành phố Kon Tum) cùng nhóm bạn đi ngang qua. Phi chủ động mời Sang vào làm vài ly giao lưu, nhưng cách mời của Phi đã khiến Sang phật lòng rồi bỏ đi. Khoảng 23h cùng ngày, nhóm Phi thấy nhóm Sang đang ở nhà nghỉ Quảng Nam (phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum) thì cầm rựa, mã tấu và gạch đá xông vào chém nhiều nhát khắp người Sang. Sang nén đau bỏ chạy thoát thân. Đến trưa ngày 17/8/2012, nhóm của Phi bị cơ quan Công an bắt giữ. Cùng ngày, thượng tá Trần Thanh Nhã - Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra công an Thành phố Kon Tum đã ra văn bản số 200, quyết định TCGĐ tỷ lệ thương tật của người bị hại Bạch Đăng Sang.

Tuy nhiên, văn bản số 124/GD-PY ngày 18/8/2012 của giám định viên pháp y Lê Vĩnh Lạc căn cứ theo quyết định trưng cầu số 200 của Công an Thành phố Kon Tum để giám định cho Bạch Đăng Sang lại đưa ra một cái tên lạ hoắc: Nguyễn Thành Lâm (sinh năm 1985, trú thôn Phương Quý 1, xã Vinh Quang) với tỷ lệ thương tật tạm thời là 33% chứ không phải là Sang. Mặc dù chưa biết thương tật của bị hại Sang có đủ tỷ lệ để truy tố trách nhiệm hình sự cho nhóm Phi hay khơng, nhưng vào

58

ngày 11/12/2012, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra cơng an Kon Tum đã lấy kết quả của bản giám định pháp y số 124/GD-PY nói trên để ra bản kết luận điều tra số 15/KLĐT đề nghị truy tố 6 bị can như đã nêu về tội “cố ý gây thương tích” bằng cách “đắp” tỉ lệ 33% thương tật tạm thời của Lâm sang cho Sang. Để ra bản cáo trạng số 16/KSĐT ngày 11/1/2013, nhằm truy tố nhóm của Phi, Viện kiểm sát nhân dân Kon Tum cũng đã lấy “căn cứ” thương tật của Lâm theo bản giám định pháp y số 124 làm tỷ lệ thương tật cho Sang. Theo đó, Tịa án Kon Tum cũng đã chấp nhận những sai lầm trên để đưa ra xét xử vụ án ngày 9/4/2013. Tuy nhiên, khi vụ án được tiến hành đưa ra xét xử thì đã bị hỗn vì cơng an tìm mãi mà khơng thấy bị hại Bạch Đăng Sang đang ở đâu.[45]

Có thể nói đây là tình huống bi hài trong quá trình giải quyết vụ án được đánh giá là khá đơn giản. Đối với Viện kiểm sát, câu hỏi đặt ra là cơ chế giám sát của Viện đã thực hiện như thế nào để việc giám định lộn bị hại mà cơ quan này khơng hề hay biết ? Thậm chí Viện kiểm sát thành phố Kon Tum còn lấy nguyên thương tật trong bản Giám định pháp y số 124 để làm căn cứ đưa ra bản cáo trạng số 16/KSĐT ngày 11/01/2013, hùng hồn kết tội các bị can? Đối với các vụ án cố ý gây thương tích, chỉ cần tỉ lệ thương tật có sự thay đổi một chút cũng đã có tính quyết định đến khung hình phạt rồi, đằng này lại lấy tỉ lệ thương tật của người này đắp cho người kia thì khơng biết trách nhiệm của các cơ quan THTT này ở đâu?

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)