Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 67 - 77)

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định trong tố tụng hình

3.2.2 Các giải pháp khác

Thứ nhất, đứng trước thực trạng thiếu hụt giám định viên như hiện nay, Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ nhiều hơn nữa tới giám định viên thường

63

xuyên cũng như vụ việc. Chi phí cuộc sống ngày một tăng địi hỏi thù lao cho giám định viên cũng tăng ở mức xứng đáng để khuyến khích sự cống hiến của những người này. Để nâng cao chất lượng giám định, rất cần thiết tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho những giám định viên để nâng cao tay nghề, có chế độ làm việc thích hợp đối với giám định viên có chun mơn cao nhưng đến tuổi về hưu để tận dụng chất xám. Thẩm phán Phạm Cơng Hùng, Tịa Phúc thẩm Tòa án Tối cao Thành phố Hồ Chí Minh đã từng có ý kiến: “Nên có sự

phân cấp giám định viên, cụ thể là sơ cấp, trung cấp… Những sự việc đơn giản sẽ do các giám định viên sơ cấp phụ trách, còn những vụ việc phức tạp sẽ giao cho những giám định viên trung cấp làm. Việc phân định như trên sẽ rõ về trình độ chun mơn, quyền lợi, trách nhiệm của những người làm công tác GĐTP.” Đây cũng là một

hướng đúng đắn giúp phân bổ đều cơng việc, tránh tình trạng nơi thì có q nhiều việc, nơi thì khơng có việc để làm.

Song song với việc cải thiện về chất lượng và số lượng giám định viên, cơ quan chức năng cũng cần phải trang bị phương tiện kĩ thuật hiện đại để cơng tác giám định có thể chuẩn xác hơn. Bản chất giám định là sử dụng tri thức chuyên môn và phương tiện kĩ thuật để đưa ra những kết luận theo yêu cầu của cơ quan THTT nên việc có đầy đủ các phương tiện cũng mang ý nghĩa quyết định đến KLGĐ.

Thứ hai, về trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động TCGĐ và giám định.

Thiết nghĩ Viện kiểm sát cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Cơ quan điều tra trong việc giám sát hoạt động giám định. Pháp luật TTHS cho phép Kiểm sát viên, Điều tra viên có quyền tham dự giám định nên cần thiết tham gia vào hoạt động giám định nhiều hơn nữa, xây dựng mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ tốt giữa Kiểm sát viên, Điều tra viên và giám định viên nhằm bảo đảm nội dung TCGĐ phải cụ thể, sâu sát sự việc và những vấn đề cần kết luận; KLGĐ phải giải đáp các nội dung của quyết định TCGĐ, tránh những tiêu cực do sự quản lý lỏng lẻo. ThS Trần Văn Bảy, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp - Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến : “Lâu

nay các cơ quan tố tụng căn cứ vào KLGĐ để xét xử nhưng các tổ chức giám định, giám định viên làm gì, hoạt động ra sao thì ít ai biết, vấn đề kiểm sốt trong lĩnh vực

64

GĐTP hiện còn bỏ ngỏ. Chúng ta buộc lòng phải tin tưởng vào kết luận của đơn vị giám định bằng niềm tin nội tâm. Do vậy rất cần có cơ chế kiểm sốt chất lượng giám định.”

Quả vậy, để thực hiện quyền công tố cũng như kiểm sát của mình, Kiểm sát viên cần chủ động phát hiện các vấn đề cần phải giám định để báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành TCGĐ. Kiểm sát viên phải kiểm sát việc TCGĐ của Cơ quan điều tra và việc giám định của người giám định theo đúng quy định tại các Điều 155, 156, 157 và 158 BLTTHS. Nếu thấy nội dung KLGĐ chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc phát sinh những vấn đề mới liên quan đến các tình tiết vụ án đã được kết luận trước đó, thì Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra TCGĐ bổ sung hoặc trực tiếp ra quyết định TCGĐ bổ sung. Nếu thấy có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các KLGĐ về cùng một vấn đề thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định TCGĐ lại hoặc trực tiếp ra quyết định TCGĐ lại. Kiểm sát viên phải kiểm sát để đảm bảo việc giám định bổ sung và giám định lại theo đúng quy định tại Điều 159 BLTTHS.

Thêm vào đó, để hạn chế sự tùy tiện trong việc TCGĐ, hạn chế sự tốn kém về thời gian và kinh phí Nhà nước mà vẫn đảm bảo quá trình điều tra vụ án, pháp luật nên có những quy định rõ ràng hơn trong trường hợp nào Viện kiểm sát có quyền ra quyết định TCGĐ để có thể đảm bảo chức năng công tố của cơ quan này. So với BLTTHS 1988 (đã sửa đổi, bổ sung) thì BLTTHS hiện hành đã trao cho Viện kiểm sát quyền được TCGĐ một cách trực tiếp tại Điều 155. Tuy nhiên để cho quyền này thâm nhập vào thực tế chứ không phải chỉ nằm trên nguyên tắc thì việc cụ thể hóa vấn đề này là một yêu cầu cấp thiết.

Vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được đưa ra bàn luận và tìm những giải pháp thích hợp nhằm hồn thiện chế định TCGĐ. Từng lỗ hổng nhỏ từng bước từng bước được “lấp lại” thì việc có được một hệ thống pháp luật TTHS nói chung và chế định TCGĐ nói riêng hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ chỉ là vấn đề trong tương lai gần.

65

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu chế định trưng cầu giám định, có thể khẳng định rằng hoạt động này khơng chỉ có vai trị và ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn điều tra mà xuyên suốt cả tiến trình giải quyết vụ án. Kết luận giám đinh – kết quả của hoạt động trên là một nguồn chứng cứ vơ cùng quan trọng, có tính chất quyết định trong một số trường hợp.

Trải qua quá trình phát triển, những quy định liên quan tới vấn đề trưng cầu giám định cũng như giám định ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, góp phần làm cho hệ thống pháp luật về hình sự nói chung và tố tụng hình sự nói riêng được đầy đủ. Tuy nhiên như đã đề cập, các hoạt động trên cịn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, nổi cộm là vấn đề thời hạn, mâu thuẫn trong các bản kết luận giám định, quyền độc lập giám định lại hay cơ chế kiểm sát của Viện kiểm sát. Xã hội ngày càng phát triển, đất nước đang chuyển mình đổi mới trên tất cả mọi mặt, tất yếu nhu cầu cần pháp luật bảo vệ ngày càng tăng. Như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng phát biểu: “Yêu cầu của nhân dân đối với các cơ quan tư

pháp sẽ ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm và mọi vi phạm pháp luật.” Chính vì thế, nâng cao hiệu quả hoạt động trưng

cầu giám định, giám định là một yêu cầu vô cùng cấp thiết của cơ quan chức năng cũng như nhũng người học tập và nghiên cứu pháp luật . Đứng trước thềm sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành cùng sự chuẩn bị ra đời của Nghị định hướng dẫn Luật Giám định Tư pháp 2012, tác giả mong muốn những ý kiến cũng như đề xuất của mình liên quan đến các bất cập đề cập ở trên sẽ góp một phần nhỏ trong việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.

Trong giới hạn khả năng, trình độ, thời gian nghiên cứu ngắn, luận văn tốt nghiệp chỉ hệ thống khái quát những lý luận về hoạt động trưng cầu giám định, đồng thời đưa ra một số thực trạng và giải pháp. Vì thế đề tài có thể chưa đủ độ

sâu, rộng cần thiết. Đây cũng là một đề tài khá mới mẻ, chưa có sự nghiên cứu nhiều, tài liệu cịn rất ít ỏi nên trong q trình hồn thành luận văn khơng tránh khỏi những sai sót. Vì thế, tác giả mong được q thầy cơ chỉ dạy và bè bạn góp ý thêm để luận văn có thể hồn thiện hơn, có thể đem lại một chút giá trị cho hệ thống pháp luật Việt Nam.

Qua đây, tác giả cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến quý thầy cô đã bồi dưỡng những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm qua, cảm ơn cơ Võ Thị Kim Oanh đã tận tình hướng dẫn tác giả trong q trình viết khóa luận, cảm ơn tất cả bạn bè là chỗ dựa tinh thần cho tác giả, để tác giả có thể hồn thành khóa luận này đúng thời hạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU Các Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ Hình Luật Sài Gịn 1972.

2. Bộ Luật hình sự 1999 (có sửa đổi bổ sung 2009). 3. Bộ luật Tố tụng hình sự 1973.

4. Bộ luật Tố tụng hình sự 1988. 5. Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.

6. Hiến pháp 1992 (có sửa đổi bổ sung). 7. Luật Giám định Tư Pháp 2012.

8. Nghị định 117 – HĐBT ngày 21/7/1988 về giám định tư pháp.

9. Nghị định 67/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh giám định Tư pháp. 10. Pháp lệnh Giám định Tư pháp 2004.

11. Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 2002.

12. Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 2004 (sửa đổi bổ sung 2009).

13. Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định viên tư pháp và Thông tư số 02/2009/TT-BTP ngày 17/9/2009 của Bộ Tư pháp.

14. Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSND-BCA-BQP.

15.Thông tư 2795 – HCTP ngày 12/12/1956 về giám định pháp y. 16. Thông tư số 02/2009/TT-BTP ngày 17/9/2009 của Bộ Tư pháp.

17. Thông tư 423 – TT/LB ngày 12/5/1961.

Sách, báo, một số tài liệu tham khảo

18. PGS.TS Nguyễn Ngọc Anh (Chủ biên) – Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2009.

19. Báo cáo cơng tác phịng chống tham nhũng năm 2012 của Chính phủ.

20. Báo cáo tổng thuật về Giám định tư của Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Thụy Điển, Nhật Bản, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số nước khác – Bộ Tư pháp ngày 7/9/2011.

21. Nguyễn Anh Định – Luận văn “Kết luận giám định trong Tố tụng hình sự - Trường Đại học Luật TP. HCM khóa 1999 – 2004.

22. Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” (Ban hành kèm theo Quyết định số 258/QĐ-TTg) ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

23. Giáo trình Khoa học điều tra hình sự Đại học Luật Hà Nội 2005.

24. Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam 2013 trường Đại học Luật TP.HCM – Nhà Xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.

25. Lê Hoàng Nam - Luận văn “Địa vị pháp lí người giám định trong Tố tụng hình sự” – Trường Đại học Luật TP. HCM khóa 1997-2002.

26. Cao Xuân Quyết- Giám định pháp y và điều tra hình sự - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

27. Tập bài giảng Luật Tố tụng hình sự - Khoa Luật Hình sự - Trường Đại học Luật TP. HCM.

28. Tờ trình của Chính phủ về Dự thảo Luật GĐTP tại kỳ họp thứ 2 QH khóa XIII, tháng 10/2011.

29. Từ điển Tiếng Việt – Ban biên soạn chuyên từ điển New Era – Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin.

30. Từ điển Tiếng Việt – Ngôn ngữ Việt Nam – Nhà xuất bản Thanh niên.

31. PGS.TS Võ Khánh Vinh - Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Hình sự - Nhà xuất bản Cơng an nhân dân 2004.

32. Nguyễn Như Ý – Đại từ điển Tiếng Việt – Nhà Xuất bản Văn hóa Thơng tin.

Tạp chí online

33. Lê Dũng – “Chết chưa rõ nguyên nhân” – Mục An ninh, trang http://www.baobacgiang.com.vn/ ngày 06/6/2013.

34. Thu Hằng – “Giám định tư pháp: thiếu người tài!” – Mục Tư pháp, trang http://phapluatvn.vn ngày 14/4/2010.

35. Tiến Hiếu - “Loạn kết quả giám định tư pháp – Bài 1: Án kéo rê, tòa khổ, đương sự mệt mỏi” - Trang http://www.vinalaw.com.vn.

36. Tiến Hiểu – “Thiếu từ con người, phương tiện đến quy định” – Mục Tạp chí

pháp luật , trang http://phapluattp.vn ngày 18/10/2012.

37. Minh Khoa – Đăng Trường – “Án tắc vì giám định” – Mục Pháp luật, trang http://www.cand.com.vn ngày 13/03/2010.

38. Phong Linh – “Tìm lại bình yên sau một vụ án tày đình” – Mục Pháp luật cuối tuần, trang http://www.phapluatvn.vn ngày 30/5/2011

39. Xuân Long – “Tịa trưng cầu giám định khơng đúng luật” – Trang http://phapluattp.vn ngày 20/02/2013.

40. Tấn Lộc – “Vụ “Khổ sở khi tìm cha cho con” , Viện Kiểm sát rút hồ sơ để giám định lại AND” – Mục Tạp chí pháp luật , trang http://phapluattp.vn ngày 22/4/2013).

41. Duy Minh – “Trăm phương nghìn kế chế ma túy giả” - Theo http://www.anninhthudo.vn tại mục An ninh đời sống ngày 22/07/2012.

42. Đức Minh - "VKS nếm món ăn, cơ quan điều tra đi chợ” – Mục Tạp chí pháp luật, trang http://phapluattp.vn ngày 30/4/2011.

43. Nguyễn Sỹ - “Vụ giả tâm thần trốn tội tại Long An: Phẫn nộ khi công lý bị bỡn cợt” - Mục An ninh thế giới, trang http://antg.cand.com.vn , ngày 19/03/2013. 44. Phương Thảo – “Kết luận giám định vênh nhau ln gây khó cho cơ quan tố tụng “ – Trang http://phapluatxahoi.vn/, ngày 27/10/2012.

45. Thiên Thư – “Giám định pháp y "lộn" bị hại” – Mục Pháp Luật, trang http://dantri.com.vn/ ngày 14/04/2013.

46. Khánh Vĩnh – “Xét xử lưu động vụ án cố ý gây thương tích” – Mục Pháp luật, trang http://www.baokhanhhoa.com.vn ngày 24/4/2013.

47. Hồng Yến – “Tính tuổi sao cho đúng” – Mục Tạp chí pháp luật, trang http://phapluattp.vn - Ngày 24/12/2012.

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)