Pháp luật thực định về nội dung kết luận giám định

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 44 - 48)

Về hình thức, BLTTHS 1988 khơng đề cập đến vấn đề hình thức của KLGĐ. Khắc phục thiếu sót trên, tại Điều 73 BLTTHS đã quy định rất rõ ràng KLGĐ phải được lập thành văn bản, nếu việc giám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều ký vào bản kết luận chung. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung đó. Vì KLGĐ là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, việc quy định hình

40

thức bằng văn bản giúp cho KLGĐ đạt giá trị pháp lý cao nhất, rõ ràng nhất và quá trình xử lý các thủ tục tố tụng diễn ra trôi chảy và nhanh gọn hơn.

Về nội dung, sau khi kết thúc việc giám định, người giám định phải có văn bản giám định có đầy đủ nội dung như qui định pháp luật. Theo khoản 1 Điều 157 BLTTHS thì: “Nội dung KLGĐ phải ghi rõ: thời gian, địa điểm tiến hành giám định;

họ tên, trình độ văn hóa, trình độ chun mơn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã được giám định, những phương pháp được áp dụng và giải đáp những vấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể.” Như vậy, pháp luật có những quy định hết sức chi tiết về nội

dung của bản giám định nhằm giúp cho cơ quan THTT nắm bắt được những thông tin quan trọng và cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Trong bản KLGĐ, người giám định có thể đưa ra các KLGĐ như sau:

- Kết luận khẳng định là kết luận dứt khoát đối với vấn đề cần giám định đã đặt ra, có tính chất xác định dứt khoát hoặc phủ định dứt khoát. Trên cơ sở yêu cầu giám định, các tài liệu được gởi đến giám định…người giám định có thể kết luận khẳng định ở một số dạng:

+ Kết luận đồng nhất là kết luận khẳng định trực tiếp một người, một vật

hoặc một sự việc. Ví dụ như trong q trình khám nghiệm hiện trường thu được vết máu nghi vấn của đối tượng gây án để lại. Sau đó thu được mẫu máu của đối tượng nghi vấn và tiến hành TCGĐ. Kết quả sẽ khẳng định ngay vết máu thu ở hiện trường là máu của đối tượng hay không phải của đối tượng gây án để lại. Chỉ có kết luận này mới được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh trong q trình giải quyết vụ án.

+ Kết luận về sự đồng loại là kết luận xác định một nhóm người, vật, sự việc. Chẳng hạn kết luận về giới tính người để lại dấu vết, xác định diện tình nghi, diện vật chứng cần tìm, diện sự việc cần kiểm tra.

- Kết luận khả năng là kết luận khơng dứt khốt đối với vấn đề giám định đã được đặt ra, nhưng nó có xu hướng xác định về một người, một vật hoặc một sự việc

41

nhất định. Vì vậy, kết luận ở dạng này chỉ có giá trị tham khảo, dùng để xây dựng giả thuyết điều tra.

- Khơng kết luận được có thể do các tài liệu, vật chứng, dấu vết, mẫu vật gửi đến không đủ yếu tố để kết luận hoặc cơ quan giám định khơng đủ thời gian, phương tiện, kinh phí, trình độ để kết luận.

Cơ quan, người giám định chỉ được phép kết luận trong phạm vi nội dung được trưng cầu, thuộc chun mơn của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết luận đó. Bản KLGĐ khơng được đề cập đến nội dung, tình tiết của vụ án. Những kết luận về tình tiết, nội dung vụ án thuộc thẩm quyền cơ quan THTT. Sau khi có kết quả TCGĐ, cơ quan THTT cần kiểm tra, đánh giá kết quả giám định, không những đánh giá riêng về tính đúng đắn và hồn chỉnh của bản KLGĐ mà còn đánh giá KLGĐ trong mối tương quan với các tài liệu, chứng cứ thu thập được. Trong giai đoạn này nếu có gì mâu thuẫn, có những chi tiết khơng rõ ràng hoặc có tình tiết mới, cơ quan THTT có thể yêu cầu giám định lại hay giám định bổ sung (khoản 2 Điều 73, Điều 159 BLTTHS). Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp nội dung KLGĐ chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó. Ví dụ: Người bị đánh khai bị đánh vào mặt, nhưng trong KLGĐ khơng có việc này làm cho tỷ lệ thương tích thấp hơn thực tế. Cịn việc giám định lại được tiến hành khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các KLGĐ về cùng một vấn đề cần giám định. Ví dụ: Có nghi ngờ việc giám định khơng khách quan, như người bị hại hoặc người phạm tội có dấu hiệu nhờ vả đối với người tiến hành giám định theo hướng có lợi cho mình. Việc tiến hành giám định lại hoặc giám định bổ sung phải thực hiện theo thủ tục chung theo các quy định tại Điều 155, 156, 157, 158 BLTTHS. Khi giám định lại cùng một vấn đề thì phải thay đổi người giám định còn khi giám định bổ sung, việc thay đổi không cần thiết. Quy định như thế nhằm đảm bảo tính khách quan của việc giải quyết vụ án.

Thực tiễn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội không ngừng phát triển và thành tựu khoa học được ứng dụng rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.

42

Nó thúc đẩy quá trình phát triển xã hội cũng như khẳng định sự tiến bộ loài người qua từng thời kì. Những thành tựu đó khơng chỉ có ý nghĩa tích cực trong xã hội mà cịn mang ý nghĩa trong hoạt động đấu tranh phịng chống tội phạm. Vì thế, tính chính xác của một số thành tựu khoa học đã được ứng dụng vào trong các hoạt động tố tụng nhằm phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm. Hoạt động giám định là một hoạt động dựa trên những thành tựu khoa học được pháp luật áp dụng. Chính vì lẽ đó mà KLGĐ có ý nghĩa vơ cùng to lớn, là kết quả của cả một quá trình TCGĐ và giám định, là nguồn chứng cứ xác đáng góp phần trong việc giải quyết vụ án. Nếu là dạng KLGĐ khẳng định và kết luận về sự đồng nhất thì kết quả giám định được sử dụng để làm cơ sở kết luận về một vấn đề pháp lý trong vụ án chẳng hạn như có tội phạm xảy ra hay không, xảy ra như thế nào, ai là thủ phạm… Còn đối với KLGĐ khả năng hoặc KLGĐ khẳng định về sự đồng loại thì cơ quan có thẩm quyền sử dụng nó để làm cơ sở xây dựng giả thuyết điều tra. Các thông tin khai thác được từ quá trình giám định đều có thể sử dụng vào các hoạt động cụ thể như: để hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng hoặc người bị hại, khám xét hoặc thực nghiệm điều tra…Dựa vào loại KLGĐ, phạm vi chứng minh, giá trị pháp lý của KLGĐ mà cơ quan có thẩm quyền có những cách thức sử dụng phù hợp.

43

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)