Về tổ chức, người giám định

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 52)

3.1 Thực tiễn thực hiện hoạt động trưng cầu giám định

3.1.1 Về tổ chức, người giám định

Theo như số liệu thống kê ở trên, những tưởng với một lực lượng hùng hậu đội ngũ người giám định như thế sẽ bảo đảm hoạt động giám định thực hiện tốt. Thế nhưng, xét trên nhiều khía cạnh, vấn đề người giám định còn phải đối mặt với khơng ít những khó khăn.

Đội ngũ giám định viên chưa thực sự được quan tâm, xây dựng, phát triển một cách bài bản, tổng thể, còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Về số lượng, thực tế, thiếu giám định viên vẫn là tình trạng phổ biến ở hầu hết các địa phương, nhất là giám định viên chuyên trách ở ba lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Tính tốn của Bộ Cơng an cho thấy, chỉ riêng trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự cũng cịn thiếu đến 200 giám định viên. Cịn trong giám định pháp y thì tất cả các tổ chức giám định pháp y trên toàn quốc đều lâm vào tình trạng thiếu người, trong khi các trường đại học y thì khơng có khoa đào tạo chun ngành riêng,

45

sinh viên ra trường từ chối làm pháp y, bác sĩ được điều động sang cũng tìm mọi cách bỏ đi. Chẳng hạn ở một đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi giám định viên của Phịng Kỹ thuật hình sự (Cơng an thành phố Hồ Chí Minh) phải thực hiện hơn 800 vụ giám định/năm, mỗi giám định viên của Trung tâm Pháp y thành phố Hồ Chí Minh phải giải quyết hơn 250 vụ giám định/năm. Trong đó, 85% giám định viên tư pháp là kiêm nhiệm.[36] Hay điển hình như ở Vĩnh Phúc, tháng cao điểm (năm 2010) Trung tâm pháp y tỉnh tiếp nhận khoảng 30 vụ giám định tử thi, cịn trung bình cũng trên dưới 20 vụ/tháng; chưa kể là các ca giám định thương tích, xâm phạm tình dục theo trưng cầu của cơ quan tố tụng…Tuy nhiên, trung tâm hiện cũng mới chỉ có 3 giám định viên sau 4 năm thành lập và đi vào hoạt động.[36] Tình trạng thiếu giám định viên ở nhiều tỉnh thành khác cũng đang ở mức trầm trọng. Theo báo cáo của Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp, năm 2010 tồn tỉnh có 62 giám định viên trên tất cả các lĩnh vực: Văn hóa, Tài chính kế tốn, Xây dựng, Đo lường chất lượng, Pháp y, Kỹ thuật hình sự.[34] Người ít, lại thiếu người giỏi bởi thực tế rất ít giám định viên được đào tạo bài bản. Hơn 3/4 đội ngũ giám định viên tư pháp hiện có chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp về nghiệp vụ giám định và kiến thức pháp lý cần thiết. Người có kinh nghiệm thì lại sắp nghỉ hưu nên không tận dụng được nguồn chất xám. Tuyển người mới vào lại không dễ bởi chế độ thấp, thu nhập của nghề không cao. Hầu hết các giám định viên đều hoạt động kiêm nhiệm.

Đặc biệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giám định đều thiếu thốn, nhất là các tổ chức pháp y, pháp y tâm thần còn rất lạc hậu. Mặc dù so với các lĩnh vực khác thì các tổ chức giám định kỹ thuật hình sự được quan tâm chăm lo, bảo đảm hơn nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, mẫu chuẩn…của nhiều tổ chức giám định kỹ thuật hình sự ở tuyến tỉnh cịn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các tổ chức giám định và giám định viên tư pháp độc lập đều chưa có trụ sở, hầu hết hoạt động trong trụ sở của các cơ quan chủ quản, phòng ốc chật hẹp, khơng có nơi để bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tư liệu. Một bất cập khác cũng từng được Bộ Tư pháp chỉ ra là việc giám định viên phân bổ chưa đều, phần lớn chỉ tập trung ở đô thị, ở các tỉnh hiếm thấy giám định viên giỏi. Hiện nay, các giám định viên ngoài chế độ lương, chỉ được hưởng chế độ bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ giám định theo quy định tại Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng

46

Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định viên tư pháp và Thông tư số 02/2009/TT- BTP ngày 17/9/2009 của Bộ Tư pháp quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc GĐTP. Tuy nhiên, hiện nay một số nơi vẫn chưa áp dụng chế độ bồi dưỡng cho giám định viên theo quy định mới này, dẫn đến quyền lợi của những người làm công tác giám định bị ảnh hưởng. So với công sức giám định viên bỏ ra, trong những vụ án khá phức tạp thì con số chi phí được nhận vẫn cịn quá thấp.

Tổ chức giám định công lập gồm Viện Pháp y Quốc gia, Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực (Bộ Y tế), Viện Pháp y quân đội, Phịng Giám định kỹ thuật hình sự (Bộ Quốc phịng), Trung tâm Giám định pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự (Bộ Cơng an), Trung tâm Pháp y cấp tỉnh, Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc cơng an cấp tỉnh...Các tổ chức này song song tồn tại nhưng không phân biệt rõ về thẩm quyền, loại việc, địa giới hành chính...Trên thực tế, vai trị của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực giám định còn mờ nhạt do có ít quyền hạn, trong khi các Bộ, ngành liên quan lại chưa mặn mà phối hợp. Nhiều ngành quản lý, mỗi ngành lại có các phương pháp giám định khác nhau. Hoạt động GĐTP theo kiểu mạnh ai nấy làm, không ai bảo được ai đã dẫn đến tình trạng các KLGĐ xung đột nhau, cơ quan tố tụng không biết phải dựa vào đâu làm căn cứ xử lý.

Đối với giám định viên vụ việc, giám định viên chưa thực sự phát huy được vai trò bởi vì vị trí của chính họ. Theo TS.Vũ Dưỡng – Viện trưởng Viện Pháp y quốc gia, cái khó cho các giám định viên vụ việc là không phải lúc nào cũng được cơ quan chủ quản tạo điều kiện cho họ đi thực hiện giám định vụ việc vì đó hoạt động nằm ngồi cơng việc của cơ quan. Ngồi ra, mức bồi dưỡng cho các giám định viên hiện còn chưa đáp ứng được công sức họ bỏ ra, cũng như thực tế cuộc sống, nên rất khó khích lệ các giám định viên vụ việc nhiệt tình với cơng tác giám định. Thực tế cho thấy, đội ngũ giám định viên vụ việc là rất quan trọng vì khơng phải lĩnh vực nào cũng có thể có giám định viên chuyên trách. Hơn nữa, quá trình phát triển của kinh tế - xã hội làm nảy sinh rất nhiều vấn đề, lĩnh vực mà đội ngũ giám định viên chuyên trách không thể phát triển theo kịp, cần có sự hỗ trợ của các giám định viên vụ việc.

Luật GĐTP ra đời đã khắc phục rất nhiều những hạn chế của Pháp lệnh GĐTP như quy định rõ ràng tiêu chuẩn đối với giám định viên, tổ chức hoạt động

47

giám định; cơ chế giải quyết mâu thuẫn KLGĐ…Tuy nhiên pháp luật vẫn chưa đề cập đến chế tài trong hoạt động TCGĐ cũng như giám định mà chỉ quy định sơ lược thông qua nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức giám định và các hành vi bị cấm tại Điều 6 Luật GĐTP. Chính vì chưa có sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý và chế tài xử lý cụ thể đã dẫn tới những vướng mắc trong hoạt động này. Theo khoản 1 Điều 73 BLTTHS, người giám định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình. Nhưng từ trước đến nay, rất hiếm khi giám định viên bị xử lý về sai sót nghiệp vụ (trừ trường hợp cố ý). Khung pháp luật hiện hành chưa đưa ra cơ chế cụ thể để kiểm tra giám sát hoạt động của giám định viên, tìm ra nguyên nhân kết luận sai để quy trách nhiệm và xử lý. Mỗi khi nghi ngờ KLGĐ chưa “chuẩn”, các cơ quan THTT thường TCGĐ lại ở tổ chức khác và từ trước đến nay, chưa có trường hợp nào giám định viên bị truy cứu trách nhiệm, dù KLGĐ của họ có thể góp phần “đẩy” một người vào tù, hoặc “giúp” kẻ phạm tội thốt trách nhiệm hình sự. Như vụ án Đồng Đăng Phúc sẽ đề cập dưới đây, dù các kết quả giám định tâm thần khi trên trời, khi dưới vực…thì cuối cùng trách nhiệm của người giám định đều giống nhau là vô can, vui vẻ cả làng. Hay vụ “Mang quan tài đi diễu phố” ở tỉnh Vĩnh Phúc gây xôn xao dư luận đầu năm 2013, trong khi cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh là do bị 5 người đánh tử vong (Do cơ quan giám định pháp y Trung ương tiến hành mổ tử thi Nguyễn Tuấn Anh và giám định lại) thì cơ quan giám định ban đầu lại khẳng định do ngạt nước, bị ngã rơi xuống cống mà chết? Cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra lại vụ án giết người này, nhưng vấn đề xử lý trách nhiệm vẫn còn bỏ ngỏ. Khi giám định viên, tổ giám định kéo dài, trễ thời hạn, họ đưa ra các lý do biện minh, trong khi nếu kết luận khơng chính xác thì cũng khó xử lý bởi quan niệm “vụ việc phức tạp, khó giám định”.

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)