3.1 Thực tiễn thực hiện hoạt động trưng cầu giám định
3.1.2 Về thời hạn trong trưng cầu giám định
Nếu như BLTTHS quy định rất rõ thời hạn điều tra tại Điều 119 BLTTHS hay thời hạn chuẩn bị xét xử theo Điều 176 BLTTHS thì vấn đề thời hạn trong chế định TCGĐ hầu như còn bỏ ngỏ. Pháp luật TTHS không quy định rõ thời hạn phải tiến hành TCGĐ là bao lâu và đâu là giới hạn cuối cùng của hoạt động này mà chỉ có quy định một cách chung chung tại khoản 2 Điều 156 BLTTHS: “Trong trường hợp việc
48
giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan TCGĐ yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc người giám định phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan đã TCGĐ biết.” Chính vì quy định cịn khá mơ hồ này đã dẫn đến tình
trạng kéo dài thời gian điều tra và gây chậm trễ trong tiến trình giải quyết vụ án. Trong khi việc kết luận điều tra phải chờ giám định thì những Điều tra viên, Kiểm sát viên được giao điều tra, giám sát vụ án đó lại gặp đủ lý do biện minh cho sự chậm trễ, dây dưa từ cơ quan giám định. Chưa kể, có khi giám định ngược xuôi mấy lần, rốt cuộc vẫn không thể kết luận vì q nhiều ý kiến phản biện KLGĐ đó. Ví như vụ án xảy ra tại Cơng ty Xăng dầu Hàng không từng xôn xao dư luận năm 2004:
“…Các hoạt động tố tụng gần như đủ cả, nhưng cốt lõi vụ án lại nằm ở KLGĐ thiệt hại. Sau khi vụ án được khởi tố, điều tra, việc TCGĐ được Cơ quan điều tra đốc thúc ngay. Ngày 18/5/2006, giám định viên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được phiếu chuyển đơn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc khiếu nại quyết định giám định của các bị can Lê Anh Văn, Huỳnh Tấn Hiền, Nguyễn Anh Dũng về mức hao hụt trong tiếp nhận, bơm rót, bảo quản nhiên liệu giữa cơng ty Xăng dầu Hàng không với công ty cổ phần Dầu khí Đơng Xun. Sau khi nghiên cứu nội dung khiếu nại của các bị can, giám định viên Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời: Việc tính tốn qua giám định là tính ra số thiệt hại mà Xí nghiệp Thương mại Dầu khí Hàng khơng miền Nam đã vi phạm theo các hợp đồng đã ký kết với Công ty cổ phần Dầu khí Đơng Xun khi khơng chuyển tải dầu Jet A1 theo hợp đồng ban đầu nhưng vẫn được thanh toán để tạo chênh lệch làm thiệt hại cho Nhà nước hơn 1 triệu lít dầu Jet A1 15 độ C. Thiệt hại này quy tiền thời điểm tương ứng là hơn 6,3 tỷ đồng.
Văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Lê Chí Hiển ký, khẳng định: "Căn cứ mà các giám định viên tính tỷ lệ hao hụt cho các cơng đoạn ở đây là dựa trên các căn cứ của hợp đồng được ký kết giữa Xí nghiệp Thương mại Dầu khí Hàng khơng miền Nam với Hợp tác xã Mê Kông, cho nên thắc mắc của các bị can là không đúng. Giám định viên Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định việc tính tốn trả lời theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát điều tra ngày 4/1/2006 là hoàn toàn hợp pháp". Bộ này cũng đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ vào KLGĐ đã cung cấp cho cơ quan Cảnh sát điều tra để làm căn cứ kết luận. Nhưng theo nhận định của Hội đồng xét xử, việc xác định hành vi vi phạm của các bị cáo chủ yếu
49
được căn cứ vào thiệt hại để xem xét, định tội danh. Tuy nhiên, khi kết quả thiệt hại vẫn chưa đảm bảo thì việc xét xử khó khách quan, cơng bằng. Tịa u cầu giám định viên phải làm rõ các căn cứ trong cách tính thiệt hại rồi mới tiếp tục xét xử, đảm bảo không để lọt tội phạm cũng như tránh làm oan người vô tội. Tổng thiệt hại về vật chất của vụ án được xác định hơn 40 tỷ đồng, trong đó phần lớn thiệt hại liên quan đến vấn đề hao hụt trong chuyển tải dầu. Theo tính tốn của cơ quan giám định, có 3 phương án có thể xác định được mức thiệt hại này và cuối cùng, cơ quan giám định quyết định chọn phương án tính thiệt hại bằng cách chia bình quân của ba mức để quy trách nhiệm cho các bị cáo. Tại phiên tòa, giám định viên thừa nhận việc TCGĐ của cơ quan điều tra nhưng không đủ tài liệu nên mới đưa ra ba phương án nói trên.
Sau nhiều lần Viện kiểm sát trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung, vụ việc lại tiếp tục được TCGĐ. Ngày 12/8/2008, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trưng cầu giám định viên Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia giám định xác định thiệt hại trong vụ án. Đến ngày 28/8/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi cơ quan Cảnh sát điều tra: "Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành tại Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khơng có chức năng quản lý Nhà nước đối với những vấn đề mà cơ quan CSĐT TCGĐ, do vậy không thể cử giám định viên thực hiện giám định theo yêu cầu của quý cơ quan”. [37] Chính vì sự lập nhập về việc giám định nên mãi
đến ngày 10/01/2010, Viện Kiểm sát tối cao mới hoàn tất cáo trạng truy tố 11 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Vinapco, về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Thông thường, các vụ án tham nhũng, kinh tế điểm thường kéo dài thời hạn điều tra so với quy định pháp luật. Báo cáo cơng tác phịng chống tham nhũng năm 2012 của Chính phủ bên cạnh những kết quả đạt được còn chỉ rõ: “Việc điều tra, giải quyết các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cịn gặp khó khăn, thời gian điều tra phải kéo dài, phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, một số vụ án chưa giải quyết dứt điểm phải tạm đình chỉ điều tra do bị can bỏ trốn hoặc bị kéo dài do chờ kết quả giám định thiệt hại”. Trong khi đó, đây là những vụ án mà dư luận đặc biệt quan tâm và Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương cũng thường xuyên đốc thúc. Cơ quan
50
điều tra chịu nhiều sức ép về vấn đề này khi sự chậm trễ thường được quy cho hoạt động điều tra. Thế nhưng sự nhanh chậm không chỉ phụ thuộc vào Cơ quan điều tra mà còn phụ thuộc vào hoạt động giám định. Cơ quan điều tra được thực hiện các hoạt động điều tra theo luật định như hỏi cung, thu thập vật chứng, tài liệu, lấy lời khai người liên quan…Còn trong giám định, trừ giám định kỹ thuật hình sự, pháp y có chuyên trách, còn lại các mảng thuộc kinh tế, giao thơng, cơng trình, hạ tầng…Cơ quan điều tra chỉ có cách duy nhất: ra quyết định TCGĐ, gửi đi, và chờ. Có rất nhiều trường hợp giám định viên từ chối vụ việc, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng... hoặc cứ ỳ ra khơng kết luận vì vơ vàn lý do thì cơ quan TCGĐ cũng đành “bó tay” vì pháp luật chỉ cấm khơng kéo dài thời gian giám định mà khơng có chế tài đi kèm...
Hay như vụ án Đồng Đăng Phúc giết người tại Thành phố Hồ Chí Minh phải kéo dài hơn năm năm vì các kết quả giám định chéo nhau, làm rối các cơ quan tố tụng. Bốn bản giám định pháp y đã dẫn bị cáo đi từ chỗ khơng có tội đến có tội một phần và cuối cùng là có tội hồn tồn:
Trưa 18/10/1998, vụ án mạng nghiêm trọng đã xảy ra tại căn nhà 25/9 đường Cửu Long, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Đăng Phúc trú tại 203 Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, là tài xế đã bị vợ chồng anh Lê Kim Long cho nghỉ việc. Do thù tức y đã mang theo găng tay, cuộn băng keo, sợi dây dù, dao, khúc gỗ trịn, thanh sắt chữ V, giả làm cơng nhân điện leo qua tường rào vào nhà anh Long. Khi Phúc gặp anh Long, hai bên cự cãi, bất ngờ Phúc dùng thanh sắt chữ V đã thủ sẵn đánh mạnh vào đầu anh Long. Anh Long ngất xỉu, Phúc lôi anh Long vào nhà vệ sinh, đâm và đánh anh Long cho đến chết. Sau khi bị bắt vào trại giam, Phúc bỗng dưng phát bệnh tâm thần. Giám định lần một kết luận Phúc bị bệnh tâm thần phân liệt, khơng có năng lực trách nhiệm hình sự và cần đưa đi chữa bệnh một thời gian. Lần thứ hai cho kết quả, Phúc phải được cho đi chữa bệnh. Tuy nhiên, đến lần ba thì kết luận Phúc bị rối loạn nhân cách do sử dụng rượu, đề nghị được giảm một phần trách nhiệm hình sự. Từ đó, Phúc bị tịa tun án chung thân. Nhưng tại phiên phúc thẩm, Hội đồng xét xử lại nhận thấy ba bản giám định đều cho rằng Phúc mắc bệnh tâm thần nhưng mâu thuẫn nhau. Đặc biệt hơn, bị cáo tâm thần lại quá tỉnh táo trả lời
51
mọi câu hỏi nên tòa hủy án, điều tra lại. Và kết quả giám định lần bốn tại Tổ chức Giám định pháp y tâm thần trung ương (Bộ Y tế) cho thấy Phúc hồn tồn bình thường, khơng hề mắc bệnh tâm thần trước, trong và sau khi gây án. Với kết luận này, cuối cùng cấp phúc thẩm đã tuyên Phúc án tử hình vào năm 2006.[38]
Như vậy chỉ vì sự mâu thuẫn chồng chéo trong giám định mà vụ án kéo dài từ năm này qua năm khác, gây ảnh hưởng không chỉ hoạt động của cơ quan THTT mà còn đối với những người tham gia tố tụng. Nếu như cơ quan ra quyết định TCGĐ có yêu cầu thời hạn thì giả sử cơ quan được trưng cầu khơng gởi KLGĐ đúng thời hạn thì cũng chỉ thơng báo bằng văn bản, nêu rõ lý do, mà lý do thì có mn vàn những lý do được xem là chính đáng, hồn tồn khơng có một chế tài nào khác. Hơn nữa, nếu như cơ quan, cá nhân được trưng cầu bế tắc trong giám định, việc giám định chồng chéo không ra được kết luận thì cơ quan THTT biết dựa vào đâu để giải quyết vụ án? Đó vẫn là một câu hỏi lớn không lời đáp…
3.1.3 Về cơ chế giải quyêt mâu thuẫn trong kết luận giám định và quyền giám định lại của bị can, những người tham gia tố tụng khác.
Đây cũng là một vấn đề đã được đem ra bàn luận khá sôi nổi khi Dự thảo Luật GĐTP được đưa ra. Trong khơng ít các vụ án, việc giám định thường phải tiến hành nhiều lần do kết quả các lần giám định không thống nhất, thậm chí trái ngược nhau khiến cơ quan THTT không biết phải căn cứ vào đâu để phán quyết, kết luận. Luật GĐTP ra đời vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề này. Theo Luật GĐTP, trong trường hợp có sự khác nhau giữa KLGĐ lần đầu và KLGĐ lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần hai do người TCGĐ quyết định và do Hội đồng giám định thực hiện. Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của hội đồng giám định. Ngoài ra nếu như khả năng chuyên môn, điều kiện về trang thiết bị, phương tiện giám định của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì sẽ yêu cầu cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện giám định. Vấn đề là ngay cả trong trường hợp đặc biệt mà Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định giám định lại thì kết quả giám định này có phải là kết quả cuối cùng hay không, do tổ chức nào thực hiện, kết quả giám định của cá nhân, tổ chức nước ngồi
52
có mang tính cuối cùng hay khơng…đều chưa rõ ràng. Thực tiễn đã có có rất nhiều vụ án phải đem đi giám định đi giám định lại nhiều lần nhưng vẫn có sự mâu thuẫn, đặc biệt trong lĩnh vực giám định tâm thần, giám định pháp y.
Ví dụ như: Chiều 13-3-2009, sau khi uống rượu, Nguyễn Hữu Trung (24 tuổi, ngụ tại quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) ghé vào một xe hủ tiếu gõ ở khu vực cầu Đồng, phường Thạnh Lộc, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh để mua đem về. Đang đơng khách, người bán chưa kịp làm, Trung bực mình cự rồi bỏ về. Đi một đoạn, nghe lống thống có người to tiếng, Trung nghĩ người bán hủ tiếu chửi mình nên nhặt một cây tầm vơng quay lại đập phá. Thấy một người khách đang ngồi ăn và vuốt tóc, Trung hỏi: “Sao ơng anh vuốt tóc?” rồi dùng cây đập bàn khiến anh này hoảng sợ bỏ chạy. Dù mọi người can nhưng Trung vẫn tìm dao đuổi theo đâm chết nạn nhân.
Sau khi bắt Trung, cơ quan điều tra thấy Trung có biểu hiện bất thường nên đưa đi giám định. Từ đó, vụ án trải qua nhiều lần hoãn xử với hai lần TCGĐ nhưng vẫn khơng làm rõ được bệnh tình của Trung. Tại phiên xử lần này, thấy Trung tiếp tục lơ ngơ, Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh đã mời cả hai giám định viên đến để hỏi thêm. Vị giám định viên của Sở Y tế TP.HCM nói Trung bị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu, không nhận thức được thế giới một cách rõ ràng. Với chứng bệnh này, khi có rượu, người bệnh sẽ đập phá và có hội chứng qn, giảm trí nhớ; có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân chứ chưa nói đến những người xung quanh. Vị giám định viên của Viện Giám định pháp y tâm thần trung ương lại xác định Trung bị rối loạn thích ứng, lo âu trầm cảm. Lúc nhỏ Trung bị ngộp nước, bị ong đốt phải nằm viện điều trị cả tháng, ảnh hưởng đến não, gây rối loạn nhân cách, hành vi. Khi trưởng thành, bệnh phát triển dẫn đến nhận thức kém, sa sút trí tuệ. Bình thường khơng uống rượu Trung có thể nhận biết nhưng có rượu thì có khi khơng ý thức được. Tịa vẫn khơng rõ, thắc mắc: “Cơ quan giám định phải trả lời chính xác là trước, trong và sau khi gây án bị cáo nhận thức như thế nào, tránh sự lấp lửng. Nếu xác định bị cáo đủ năng lực làm việc với cơ quan pháp luật nhưng ra tòa lơ ngơ thế này thì phạt tù bị cáo liệu có giáo dục, cải tạo gì được khơng hay lại gây hậu quả xấu hơn?”. Trước câu hỏi này, hai giám định viên đã đề nghị tòa cho Trung đi giám định lại và lý giải rằng việc giám định tâm thần khơng có chuẩn rõ ràng, mức độ đánh giá tùy mỗi
53
lần giám định...Tháng 9-2012, Tòa án thành phố HCM đã quyết định hoãn xử vụ Nguyễn Hữu Trung bị truy tố tội giết người, trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để giám định lại tình trạng tâm thần của bị cáo…”[35]
Hay như:
Đầu năm 2012, bà Q. ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) - người bị Đỗ Thanh Hải xơng vào nhà đánh gây thương tích từ tháng 5-2011, đã gửi đơn đề nghị khởi tố vụ án nhưng không được các cơ quan chức năng phản hồi. Sở dĩ có sự chậm trễ này là do Cơ quan điều tra Công an huyện Kế Sách gặp lúng túng khi các kết quả giám định thương tật của bà Q có mâu thuẫn. Cụ thể, Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Sóc Trăng cho ra kết quả tỉ lệ thương tật là 4%. Bà Q đề nghị giám định lại thì Phân viện Khoa học hình sự phía Nam của Bộ Công an kết luận bà bị thương tật 21%. Thấy hai kết quả giám định mâu thuẫn, nhất là lần giám định sau cho ra thương tật nặng hơn hẳn, cơ quan điều tra tiếp tục TCGĐ. Lần này, Viện Pháp y Quốc gia (Phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh) kết luận thương tật của bà Q là 0%. Cầm trong tay ba bản