Pháp luật thực định về các trường hợp phải trưng cầu giám

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 44)

Hoạt động TCGĐ không phải là hoạt động bắt buộc trong tất cả vụ án. Tuy nhiên có những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu theo quy định của khoản 3 Điều 155 BLTTHS. Đó là những trường hợp khi xuất hiện một số tình tiết nhất định trong vụ án mà BLTTHS đã quy định thì Cơ quan điều tra dù muốn hay khơng cũng buộc phải TCGĐ. Cụ thể đó là những trường hợp cần giám định về:

Một là nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

Thực tế có rất nhiều vụ án mà khi phát hiện ra, có thể do phát hiện chậm tử thi đã biến dạng, vì hung thủ cố tình ngụy tạo bằng chứng giả hoặc do một nguyên nhân nào đó mà Cơ quan điều tra không thể xác định ngay nguyên nhân cái chết bằng phương pháp khám nghiệm thơng thường. Trong trường hợp đó bắt buộc phải nhờ tới cơ quan giám định. Có rất nhiều nguyên nhân chết: do tự tử, do bị giết, do điều kiện khách quan…nhưng không phải cái chết người nào cũng có yếu tố hình sự. Vì thế, làm rõ nguyên nhân chết người để có thể kết luận chính xác có tội phạm xảy ra hay khơng, nếu có tội phạm xảy ra thì lỗi của người phạm tội là vơ ý hay cố ý. Ví dụ như hồi 5 giờ 30 phút, ngày 3/6/2013, Công an huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc phát hiện một xác chết tại cánh đồng Tiểu khu 2, thị trấn Neo (Yên Dũng). Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Yên Dũng đã có mặt tại hiện trường, chỉ đạo các lực lượng tập trung điều tra, qua đó xác định nạn nhân là anh Dương Văn Tiệp (sinh 1986), ở thôn Yên Tập Cao, xã Yên Lư. Công an huyện Yên Dũng đã khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định pháp y để xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh Tiệp.[33] Kết quả giám định sẽ giúp Cơ quan điều tra huyện Yên Dũng xác định

33

nguyên nhân chết người của nạn nhân, để từ đó quyết định sẽ khởi tố vụ án hay khơng, nếu có sẽ tiến hành truy tìm tung tích hung thủ. Hơn thế nữa, xác định được nguyên nhân chết giúp ích rất nhiều cho cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định hướng điều tra cũng như xây dựng giả thuyết để có hướng thu thập chứng cứ phù hợp. Giám định nguyên nhân chết người qua tử thi cịn có thể xác định được thời gian chết, các bệnh lí kèm theo và quan trọng là xác định thương tích trên nạn nhân (thương tích trước chết, thương tích sau chết, thương tích gây tử vong). Các quy định về tội giết người từ Điều 93 đến Điều 102 BLHS phân hóa nhiều mức, khung hình phạt khác nhau một phần dựa trên cơ sở nguyên nhân gây chết người. Chẳng hạn mức phạt của Tội giết người (Điều 93 - chết do bị giết) sẽ nặng hơn so với Tội bức tử (Điều 100 – chết do tự tử vì bị người khác đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình).

Việc giám định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động cũng là một yếu tố bắt buộc trưng cầu. Cũng như nguyên nhân chết người, ý nghĩa đầu tiên mà việc giám định thương tích hay mức tổn hại sức khỏe đem lại là xác định có tội phạm xảy ra hay khơng. Bởi lẽ theo quy định của pháp luật hình sự nếu thương tích dưới 11% mà khơng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS thì khơng phạm tội mà chỉ bị xử lý về mặt hành chính. Giám định thơng qua việc khám, xem xét người đang sống là nạn nhân để xác định thương tích trên cơ thể nạn nhân, tỷ lệ thương tật do di chứng của chấn thương, tỷ lệ tổn hại sức khỏe và chấn thương nhằm bắt kẻ phạm tội phải có trách nhiệm với hành vi của mình và xác định mức bồi thường thỏa đáng. Các quy định về tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe được quy định tại Điều 104 đến Điều 109 đều dựa vào tỉ lệ gây thương tích để xác định hình phạt và khung hình phạt. Điển hình như Điều 104 BLHS nếu tỉ lệ gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe từ 11% đến 30% (nếu khơng có những tình tiết tăng nặng) sẽ có khung hình phạt thấp hơn so với tỉ lệ gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe từ 31% đến 60%. Nếu khơng có giám định thì làm sao có thể biết chính xác tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động để xác định mức hình phạt thỏa đáng? Ví dụ: Nhờ vào Bản giám định pháp y ngày 21-11-2012 của Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Khánh Hòa kết luận tỷ lệ thương tật của Đỗ Xuân Luận là 16%, xếp hạng thương tật vĩnh viễn trong vụ xô xát giữa Võ

34

Thanh Phong (sinh năm 1985, trú tổ dân phố Phúc Xuân, Cam Phúc Nam, Thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa) với Đỗ Xuân Luận tại quán karaoke Thủy Triều thuộc tổ dân phố Hòa Do 1A, Cam Phúc Bắc, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa mà Tòa tuyên phạt Võ Thanh Phong 3 năm, 6 tháng tù giam và buộc bồi thường thiệt hại cho Đỗ Xuân Luận 22 triệu đồng [46]. Tóm lại, xác định được những vấn đề về nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động cũng như là đã xác định được mấu chốt vấn đề, quá trình điều tra được dễ dàng hơn rất nhiều tạo cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhờ vào hoạt động trưng cầu này mà Tịa án có thể đưa ra một bản án cơng minh, đúng người đúng tội nhằm mục đích răn đe bị cáo cũng như phịng ngừa tồn dân.

Hai là tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;

Điều 13 BLHS quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong

khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.” Trong khá nhiều vụ án,

những kẻ bị coi là tội phạm lại mắc bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của họ. Biểu hiện tâm thần của bị can, bị cáo có thể thể hiện một cách rõ ràng nhưng cũng có thể khó phát hiện nếu như khơng trưng cầu giám định. Cũng có trường hợp bị can, bị cáo phạm tội trong thời điểm bệnh đang tái phát, sau đó thì bệnh lại thuyên giảm. Trong những trường hợp như thế này cần có sự trợ giúp của việc giám định pháp y tâm thần mới có thể xác định chính xác được bị can, bị cáo đã mắc bệnh tâm thần từ trước, trong hay chỉ mới phát bệnh sau khi gây án làm cơ sở cho việc xác định có tội phạm xảy ra hay khơng. Vì vậy, khi có nghi ngờ về tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo hoặc được thân nhân cung cấp các tài liệu liên quan đến tình trạng bệnh tâm thần của họ thì các cơ quan THTT bắt buộc phải trưng cầu nhằm xác định tình trạng của những người đó một cách chính xác, có cơ sở khoa học để quyết định khởi tố hay khơng khởi tố vụ án, đình chỉ hay khơng đình chỉ điều tra hoặc áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc…Bởi vì nếu một người bị bệnh tâm thần

35

thì sẽ khơng kiểm sốt được hành vi của chính mình, hành vi đó được cho là khơng có lỗi nên khơng đủ yếu tố cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hoạt động trưng cầu giám định tâm thần của bị can, bị cáo không những quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của bị can bị cáo, tránh xét xử oan sai mà cịn có thể vạch rõ những thủ đoạn giả dối của những người giả vờ tâm thần để chạy tội. Ví dụ: Sau khi thực hiện hành vi đồi bại với cháu Nguyễn Thị Hồng L (sinh ngày 31/8/2005), con của chị Lưu Thị Hồng Nhung ngụ tại ấp Mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; Nguyễn Đức Hẹn lại giả điên giả khùng, gia đình trưng ra những giấy tờ nhằm chứng minh gã bị tâm thần nhằm đánh lừa cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên khi nhận thấy vụ việc có điểm bất thường nên Cơng an tỉnh Long An tiến hành TCGĐ Nguyễn Văn Hẹn tại Viện Giám định Pháp y tâm thần Trung ương – Phân viện phía nam tại tỉnh Đồng Nai. Chỉ đến khi đó thì bộ mặt của gã mới lộ ra với kết luận: “Có tình trạng giả bệnh có chủ ý” và sau bao nhiêu lần chối tội, thì gã cũng đã phải nhận bản án thích đáng.[43] Điều đó đã cho thấy rằng TCGĐ không những giúp giảm nhẹ tội hoặc thoát tội cho những người bị tâm thần mà có vai trị quan trọng giúp vạch mặt tên tội phạm, trách để lọt lưới những tên tội phạm nguy hiểm.

Ba là tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;

Theo quy định pháp luật về nguồn chứng cứ, lời khai của người làm chứng hoặc người bị hại là một trong những nguồn chứng cứ trực tiếp giúp làm sáng tỏ vụ án. Bởi lẽ lời khai của người bị hại là nguồn chứng cứ quan trọng và cần thiết, họ là đối tượng bị bọn tội phạm xâm hại đến thể chất, tinh thần và tài sản nên trong nhiều trường hợp họ biết rất rõ hành vi người phạm tội. Cũng như lời khai người bị hại, lời khai người làm chứng cũng có một vị trí vững chắc trong các loại chứng cứ. Lời khai sinh động của người trực tiếp chứng kiến sự việc xảy ra, có thể tường thuật lại một cách bình tĩnh, khách quan cho cơ quan có thẩm quyền về những diễn biến, tình tiết của việc phạm tội, về kẻ phạm tội, hồn cảnh phạm tội…khơng thể khơng có ý nghĩa

36

to lớn trong việc điều tra vụ án. Lời khai người làm chứng, người bị hại là một trong những cơng cụ khơng thể thiếu được trong q trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.

Nhưng tại điểm b, khoản 2 Điều 55 BLTTHS quy định người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà khơng có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc khơng có khả năng khai báo đúng đắn thì khơng được làm người làm chứng. Như vậy, theo BTTHS, lời khai của người làm chứng người bị hại là nguồn chứng cứ đã có sự loại bỏ những yếu tố về tâm thần làm cho người đó khơng có khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn những tình tiết của vụ án. Bởi nếu họ có vấn đề về mặt tâm thần thì khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án của những người này khơng cao. Họ sẽ có xu hướng khai báo sai lệch, hoặc làm tăng mức độ, tính chất hành vi của bị can, bị cáo hoặc tưởng tượng thêm những tình tiết mới, bỏ qua những tình tiết thực sự xảy ra…Trong bất kể trường hợp nào, nếu khơng trưng cầu xác định đúng tình trạng của họ thì có thể những lời nói đó sẽ làm lệch hướng điều tra, gây khó khăn trong q trình thu thập và sử dụng chứng cứ, thời hạn điều tra khơng đảm bảo cũng như có thể gây oan sai người vơ tội. Vì đấy là nguồn chứng cứ trực tiếp rất quan trọng liên quan bị can, bị cáo nên yêu cầu bắt buộc TCGĐ trong trường hợp này là hợp lý, tránh những sai sót đáng tiếc trong thủ tục tố tụng.

Bốn là tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và khơng có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

So với BLTTHS 1998 (sửa đổi, bổ sung qua các năm) thì đây là một trong những điểm mới của BLTTHS hiện hành. Thực tế rất ít những trường hợp khơng thể xác định tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại nhưng khơng phải là khơng có. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự mặc dù khơng được ghi nhận chính thức dưới góc độ lập pháp là một đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của tội phạm trong Điều 8 BLHS, tuy nhiên, dấu hiệu này lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Đây là dấu hiệu không thể thiếu trong yếu tố chủ thể của tội phạm bên cạnh

37

dấu hiệu “năng lực trách nhiệm hình sự”, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự. Điều 12 BLHS về “Tuổi chịu trách nhiệm hình sự” quy định như sau: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm; 2. Người

từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Như vậy, theo

quy định pháp luật hình sự Việt Nam thì người dưới 14 tuổi sẽ khơng chịu trách nhiệm hình sự về bất kì hành vi nào do mình gây ra. Như vậy, trong trường hợp bị can, bị cáo khơng xác định được tuổi của mình mà không nhờ đến hoạt động trưng cầu giám định thì lấy cơ sở nào để xem có tội phạm xảy ra hay khơng?

Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo hay người bị hại cịn có ý nghĩa quan trọng trong định tội, ví dụ các tội phạm được quy định tại Điều 112 BLHS (Tội hiếp

dâm trẻ em), Điều 114 BLHS (Tội cưỡng dâm trẻ em); có vai trị xác định khung hình

phạt, chẳng hạn các tội phạm quy định tại khoản 4 Điều 111 BLHS (hiếp dâm người

chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi), khoản 2 Điều 197 BLHS (tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên); tuổi

là cơ sở để xác định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS - phạm tội đối với trẻ em, người già). Nếu như bị can bị cáo chưa đủ 18 tuổi thì mức tuổi lại có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm nhẹ mức hình phạt. Chính vì lẽ đó mà việc xác định tuổi của bị can, bị cáo cũng như của người bị hại là u cầu có tính bắt buộc đối với các cơ quan THTT. Đối với các tội phạm mà tuổi đóng vai trị là tình tiết định tội, định khung hoặc là tình tiết tặng nặng thì hồ sơ vụ án phải có tài liệu chứng minh tuổi của bị cáo hoặc người bị hại. Nếu thiếu cơ sở chứng minh này, hồ sơ vụ án coi như bị thiếu chứng cứ quan trọng và không thể xét xử được, bắt buộc cơ quan có thẩm quyền phải TCGĐ. Ví dụ: Trong vụ ẩu đả giữa Nguyễn Ngọc Tiền Em (trú tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) và anh Lâm Quang Minh tối 2-7- 2011, Em rút dao thủ sẵn đâm chết bạn anh Minh và làm anh này bị thương tật 1%. Khi ra đầu thú thì Em khai mình khơng có giấy khai sinh và nhớ mang máng rằng mình sinh năm 1992. Cha mẹ Em thì bảo con sinh năm 1994, tức khi phạm tội chưa đầy 18 tuổi. Cơ quan tố tụng quyết định đưa Em đi giám định và kết quả thể hiện Em có độ tuổi từ trên 20 đến dưới 23 tuổi. Trên cơ sở này, cơ quan tố tụng nhận định ngày gây án Em đã trên 18 tuổi. Từ đó, Em bị khởi tố, truy tố về tội giết người và tội cố ý

38

gây thương tích và Tịa đã có bản án thích đáng với bị cáo này [47]. Nhờ vào bản giám định mà cơ quan THTT không bỏ lọt tội phạm, đảm bảo tuân thủ pháp chế xã

Một phần của tài liệu Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)