.Bài học đốivới Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 44 - 47)

1.3 .Kinh nghiệm quốc tế về cơ chếBHTG và bài học cho Việt Nam

1.3.2 .Bài học đốivới Việt Nam

1.3.2.1.Lựa chọn mơ hình tổ chức

Mơ hình giảm thiểu rủi ro là mơ hình tiên tiến được nhiều quốc gia lựa chọn và trở thành xu hướng thế giới do tính hiệu quả mang lại cho nền kinh tế. Bảo hiểm

tiền gửi Việt Nam tới đây cần nghiên cứu, học tập mơ hình này.

1.3.2.2.Lựa chọn hệ thống phí

Theo thơng lệ quốc tế, trong giai đoạn mới thành lập thì tổ chức BHTG nên áp dụng mức phí đồng hạng cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG, sau đó chuyển sang áp dụng mức phí trên cơ sở rủi ro. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của IMF và IADI, mức phí đồng hạng khơng nên áp dụng trong thời gian dài. Vì vậy, Việt Nam cần sớm áp dụng hệ thống phí điều chỉnh theo rủi ro trong thời gian tới.

1.3.2.3.Phương pháp giám sát

Thực hiện giám sát theo mơ hình CAMELS (Có cả giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ).

1.3.2.4.Hoạt động chi trả

Xác định hạn mức chi trả: Hạn mức chi trả bảo hiểm đủ cao để vừa khuyến

khích người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, vừa hạn chế được rủi ro đạo đức và góp phần ổn định hệ thống tài chính, đồng thời hạn mức chi trả bảo hiểm phải đủ thấpđể nâng cao sự thận trọng của người gửi tiền. Theo kinh nghiệm quốc tế tỷ lệ “Hạn mức chi trả bảo hiểm/GDP bình quân đầu người” từ 5 đến 7 lần.

Quy trình chi trả: Thời hạn từ khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đến

khi trả tiền bảo hiểm cần thiết phải rút ngắn để giảm thiểu rủi ro có thểảnh hưởng đến hệ thống và bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền.

1.3.2.5.Kinh nghiệm về tiếp nhận xử lý

Cần bổ sung thêm nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý như: xây dựng ngân hàng bắc cầu hoặc hỗ trợ tài chính để xử lý linh hoạt, kịp thời và giảm thiểu chi phí, giảm rủi ro BHTGVN phải chi trả cho người gửi tiền.

1.3.2.6.Kinh nghiệm về phối hợp trong hệ thống an toàn tài chính Quốc gia

Hình thành hệ thống an tồn tài chính Quốc gia có đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ chế hoạt động. Thông qua hoạt động của cơ quan này, các tổ chức giám sát phải chia sẻ các thông tin với nhau liên quan đến các tổ chức tham gia BHTG để tăng cường khả năng giám sát, ổn định hoạt động và làm giảm chức năng chồng chéo giữa các tổ chức giám sát, tránh trùng lắp, tối ưu hóa các nguồn lực sử dụng giữa các bên, phảnứng kịp thời chấnáp những tiêu cực xảy ra đối với hệ thống tài chính quốc gia.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Thực tiễn các cuộc khủng hoảng ngân hàng chứng minh rằng các quốc gia có hệ thống BHTG hiệu quả đã khơng để xảy ra tình trạng hoảng loạn, do vậy niềm tin của cơng chúng được duy trì. Hệ thống BHTG ở mỗi nước có thể khác nhau về hình thức tổ chức, mơ hình hoạt động v.v... nhưng đều có mục tiêu quan trọng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và góp phần đảm bảo an tồn hệ thống tài chính Quốc gia. Chương 1 đã nêu được những lý luận chung về BHTG, tổ chức BHTG, vai trị của BHTG trong mạng an tồn tài chính quốc gia và kinh nghiệm quốc tế về cơ chế BHTG. Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm và khả năng áp dụng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 44 - 47)