4.2.1 .Nhóm giải pháp chung
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ BHTG
i)Rà soát, đánh giá mức độ phù hợp của hạn mức trả tiền bảo hiểm hiện tại để báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.
cơ sở kết quả đánh giá và phân loại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật BHTG.
iii)Xây dựng và hồn thiện cơ chế trao đổi, cung cấp thơng tin giữa Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan bằng những văn bản có tính pháp lý cao nhất. Xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ, đồng bộ đảm bảo nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy bao gồm (i) hệ thống cơ sở thông tin, dữ liệu nhận từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; (ii) hệ thống cơ sở dữ liệu về tiền gửi được bảo hiểm.
iv)Hồn thiện quy trình và nâng cao hiệu quả cấp chứng nhận bảo hiểm tiền gửi thơng qua việc đề xuất có chế tài quy định tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải có chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi mới được huy động tiền gửi. Hoàn thiện quy trình cấp chứng nhận bảo hiểm tiền gửi đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả công tác cấp chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, đảm bảo quyền lợi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
v)Nâng cao hiệu quả giám sát, cảnh báo sớm thông qua hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu được chia sẻ từ các cơ quan trong mạng an tồn tài chính quốc gia nêu trên; xây dựng và hoàn thiện phương pháp giám sát rủi ro như phương pháp cảnh báo sớm.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giám sát, BHTGVN cần quan tâm đến các nội dung sau:
Thứ nhất, phối hợp xây dựng một hệ thống thơng tin tích hợp và tập trung.
Hệ thống này được phân cấp sử dụng và chia sẻ giữa các cơ quan giám sát như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và BHTGVN thay thế cho cơ chế cho phép khai thác theo từng lần và truyền nhận dữ liệu như hiện nay.
Thứ hai, BHTGVN cần xây dựng các chuẩn mực giám sát theo mơ hình
CAMELS và các tiêu chí tài chính theo khuyến nghị của Uỷ ban BASEL về giám sát ngân hàng (BCBS) nhằm phân loại, đánh giá các tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở rủi ro.
theo hướng: Sắp xếp, phân định quyền hạn và trách nhiệm trong giám sát giữa Trụ sở chính và Chi nhánh bao gồm giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ, đảm bảo tận dụng tốt nhất các nguồn lực hiện có. Việc phân định và phối hợp giám sát cần được cụ thể hoá bằng các quy chế, văn bản quản trị điều hành, trong đó các biện pháp chế tài cụ thể trong từng trường hợp.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ làm công tác giám sát
Đội ngũ cán bộ làm công tác giám sát phải thường xuyên được nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức liên tục về hoạt động ngân hàng và nghiệp vụ đánh giá rủi ro để có thể đánh giá chính xác thực trạng của từng tổ chức tham gia BHTG.
vi)Tăng cường kiểm tra tại chỗ việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trong đó trọng tâm là kiểm tra về tiền gửi được bảo hiểm.Điều chỉnh lại nội dung kiểm tra, cách thức kiểm tra theo hướng toàn diện hơn, kịp thời phát hiện những dấu hiệu của TCTD có vấn đề.
vii)Tham gia tái cơ cấu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửithông qua việc xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, phối hợp với các đơn vị liên quan, đặc biệt là NHNN để triển khai hiệu quả quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thờixây dựng và đềxuất áp dụng bổ sungcác biện pháp, cơng cụ và hình thứcxử lý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cho BHTGVN để tham gia sớm hơn, sâu hơn trong việc xử lý TCTD yếu kém, theo hướng dần phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế tại Việt Nam.
viii)Tăng cường hiệu quả công tác chi trả bảo hiểm tiền gửi và thanh lý tài sản thơng qua việc chuẩn hóa quy trình chi trả, đa dạng hóa các hình thức chi trả, áp dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình chi trả nhằm rút ngắn thời gian chi trả thực tế.Chủ động tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của TCTD bị đóng cửa với tư cách chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với số tiền bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm tiền gửi nhằm tối đa hóa giá trị thu hồi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
ix) Tăng cường cơng tác tun truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi thông qua việcxây dựng Chiến lược truyền thông tổng thể và dài hạn phù hợp với Chiến
lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi. Triển khai cơng tác tun truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi tập trung vào các đối tượng công chúng mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định phù hợp với tình hình thực tế. Đa dạng hóa các hình thức truyền thơng hướng tới các đối tượng công chúng khác nhau bao gồm các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan có liên quan, các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền và các đối tượng khác. Tập trung công tác truyền thông vào nội dung nâng cao nhận thức cơng chúng về chính sách bảo hiểm tiền gửi và vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, phối hợp và tham gia các chương trình truyền thơng chung của ngành ngân hàng.