Bối cảnh ra đời

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 51)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

3.1.1. Bối cảnh ra đời

Tại châu Á, trước khủng hoảng tài chính – ngân hàng khu vực 1997-1998, hệ thống BHTG đã được thành lập ở Ấn Độ, Philipines (1963), Nhật Bản (1971), Đài Loan (1985) và Hàn Quốc (1996). Khủng hoảng đã tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đời sống của người dân nhiều nước và là cơ sở cho việc định hình xu hướng một loạt quốc gia khu vực thành lập mới hoặc cải cách hệ thống BHTG nhằm bảo vệ người gửi tiền, góp phần hỗ trợ hệ thống ngân hàng chống đỡ tốt hơn trước những rủi ro tiềm ẩn. Từ năm 1995, xu hướng này dịch chuyển sang

nhóm nước có thu nhập dưới trung bình.Sau khủng hoảng, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore… thành lập mới tổ chức BHTG trong khi các tổ chức BHTG khác tiếp tục cải cách chính sách pháp luật về BHTG bao gồm việc tăng thêm quyền hạn cho tổ chức BHTG để hướng tơi mơ hình giảm thiểu rủi ro.

Pháp lệnh ngân hàng ban hành năm 1990 đã chuyển hoạt động hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp, theo đó NHNN thực hiện chung việc quản lý Nhà nước; hoạt động kinh doanh do các TCTD thực hiện. Sự phát triển nhanh về quy mơ, loại hình và hình thức sở hữu của TCTD tạo thêm lựa chọn cho người tiêu dùng; mặt khác gia tăng rủi ro. Việc hàng loạt hợp tác xã tín dụng đổ vỡ để lại hậu quả nhiều năm sau. Trong bối cảnh đó, Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị số 57- CT/TW về “củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân”. Việc NHNN vừa thực hiện hàng loạt nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định tỷ giá, đảm bảo an toàn hệ thống đồng thời phải bảo vệ người gửi tiền đặt ra yêu cầu về một công cụ BHTG hiệu quả.

Luật các TCTD năm 1997 đã tạo nền tảng pháp lý quan trọng cho việc thành lập tổ chức BHTG và xây dựng các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động BHTGVN, trong đó Khoản 1 Điều 17 nhấn mạnh: “Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi”. Ngày 9/11/1999, Thủ

tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 218/1999/QĐ-TTg thành lập BHTGVN. Quá trình xây dựng và trưởng thành hệ thống BHTGVN trải qua 3 cột mốc:

Thứ nhất, giai đoạn 1999-2004, BHTGVN xây dựng nền tảng phát triển

hệ thống;

Thứ hai, giai đoạn 2005-2012, thời kỳ đẩy mạnh nghiên cứu đề xuất xây

dựng cơ sở pháp lý và hội nhập;

Thứ ba, giai đoạn 2013-nay, BHTGVN củng cố bộ máy, tăng cường năng

lực và ổn định để phát triển.

Chính sách BHTG có sự thay đổi rõ nét: Nghị định 89 năm 1999 là văn bản pháp lý đầu tiên về lĩnh vực BHTG. Năm 2005 là năm bản lề cho sự phát triển với việc ban hành Nghị định 109 giúp xác định rõ hơn vị thế của BHTGVN. Luật BHTG có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 – văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động BHTG giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền.

3.1.2. Mơ hình tổ chức và hoạt động của BHTGVN

Theo Quyết định 527/QĐ-TTg ngày 01/4/2016, “Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động theo mơ hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”, hoạt động khơng vì

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

(Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam)

Trải qua 20 năm hoạt động, BHTGVN đã xây dựng mạng lưới hoạt động gồm Trụ sở chính tại Hà Nội và 08 Chi nhánh khu vực. Mơ hình tổ chức của BHTGVN gồm Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc (Ban Thư ký và Ban Kiểm toán nội bộ); Bộ máy điều hành gồm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và bộ phận giúp việc (các phòng ban, chi nhánh khu vực), phù hợp với thơng lệ quốc tế và đảm bảo tính độc lập tương đối của tổ chức BHTG theo hướng:

- Về tổ chức, Thủ tướng thành lập và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; - Về tài chính, được cấp vốn điều lệ, hạch tốn, bảo đảm an tồn vốn và tự bù đắp chi phí. BHTGVN hoạt động theo mơ hình chi trả với quyền hạn mở rộng, với các hoạt động nghiệp vụ bao gồm Cấp và thu hồi chứng nhận tham gia BHTG; Tính và thu phí; Giám sát tổ chức tham gia BHTG; Kiểm tra việc chấp hành quy định về BHTG; đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi; chi trả; Tham gia kiểm soát đặc biệtvà thu hồi tài sản; cho vay đặc biệt; mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ; Thanh lý và thu hồi nợ; và Tuyên truyền chính sách BHTG.

3.2. Thực trạng cơ chếBHTG tại BHTGVN

3.2.1. Thực tiễn hoạt động và cơ sở pháp lý hiện hành của BHTGVN

3.2.1.1. Giai đoạn 1999-2004, giai đoạn xây dựng nền tảng phát triển hệ thống

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ, và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 07/07/2000 theo khung pháp lý là Nghị định 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi, Nghị định 109/2005/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89), Quyết định 75/2000/QĐ-TTg phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Theo các văn bản pháp lý này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức duy nhất tại Việt Nam thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng.

Trong giai đoạn này, hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm có Trụ sở chính và 6 Chi nhánh khu vực. Tổ chức bộ máy của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành cùng các Phịng, ban chun mơn nghiệp vụ. Các Chi nhánh cũng hình thành các phịng chức năng về bảo hiểm tiền gửi.

Năm 2003, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã ký kết Biên bản hợp tác với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào… tạo cơ hội học hỏi, chia sẻ những thành công riêng của từng nước để vận dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

3.2.1.2. Giai đoạn 2005-2012, thời kỳ đẩy mạnh nghiên cứu đề xuất xây dựng cơ sở pháp lý và hội nhập

Năm 2007, Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi. Trên cơ sở đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, tham mưu với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các nội dung của Luật. Trong quá trình xây dựng Luật, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á. Luật Bảo hiểm tiền gửi chính thức được thơng qua ngày 18/06/2012 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2013, hoạt động bảo hiểm tiền gửi đã được điều chỉnh bởi cơ sở pháp lý cao nhất. Trong giai đoạn này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, tham mưu với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ ngành hữu quan xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý hướng dẫn luật; đồng thời, chủ động triển khai các hoạt động theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi.

Đáng chú ý trong năm 2007, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã đăng cai thành công Hội nghị thường niên lần thứ 5 của Ủy ban khu vực châu Á thuộc Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế, qua đó, khẳng định vị thế của mình.

3.2.1.3. Giai đoạn 2013 - nay, củng cố bộ máy, tăng cường năng lực, mở rộng hợp tác cùng phát triển

Ngày 01/4/2016 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 527/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ về tổ chức và hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13/8/2013. Tại Quyết định này, mô hình tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã được xác định rõ: “là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động theo mơ hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ”. Việc xác định rõ mơ hình hoạt động đã tạo ra địa vị pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Ngày 24/3/2016, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Thống đốc NHNN chấp thuận cho mở thêm 02 chi nhánh mới theo Quyết định số 405/QĐ-NHNN về việc

sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3090/QĐ-NHNN ngày 31/12/2013 về cơ cấu, tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bao gồm: Chi nhánh khu vực Tây Bắc Bộ có trụ sở tại Thành phố Việt Trì và Chi nhánh Đà Nẵng có trụ sở tại Thành phố Đà Nẵng, chính thức đưa số chi nhánh trực thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lên 8 chi nhánh trên toàn quốc. Song song với việc thành lập thêm 02 chi nhánh mới, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập thêm 2 phòng mới: Phòng Tham gia kiểm sốt đặc biệt và Thu hồi tài sản và Phịng Đào tạo.

Đến năm 2017, trong bối cảnh tái cơ cấu ngân hàng đang trở nên hết sức cấp bách trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (Luật số 17/2017/QH14) được Quốc hội thông qua vào ngày 20/11/2017 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/1/2018 đã tạo ra cơ sở pháp lý nhằm củng cố, lành mạnh hóa hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn tới. Theo đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được trao thêm một số chức năng, nhiệm vụ theo hướng tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng một cách phù hợp với nguồn lực, quy mô hoạt động của tổ chức.

Cụ thể là, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia vào việc hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém bao gồm: (i) cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm sốt đặc biệt; (ii) tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ, cơng ty tài chính; (iii) phối hợp với Ban kiểm sốt đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoặc mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ.

Bảng 3.1 Cơ sở pháp lý hiện hành về bảo hiểm tiền gửi

Văn bản Nội dung

Luật Bảo hiểm tiền gửi 06/2012/QH13 của Quốc Hội

Quy định về hoạt động bảo hiểm tiền gửi, quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi

Nghị định số 68/2013/NÐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi

Quyết định số 1394/QÐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Quyết định số 1395/QÐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Quyết định 3090/QĐ-NHNN

ngày 31/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Về cơ cấu, tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Thông tư số 24/2014/TT- NHNN ngày 6/9/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi

Thông tư số 177/2015/TT- BTC ngày 12/11/2015 của Bộ Tài chính

Thơng tư hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Quyết định 405/QĐ-NHNN ngày 24/03/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 3090/QĐ-NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu, tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Văn bản Nội dung

Quyết định số 527/QĐ-TTg ngày 01/04/2016 Thủ tướng Chính phủ

Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 21/2017/QĐ-

TTg ngày 15 tháng 06 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm

Quy định về hạn mức trả tiền mới là 75 triệu đồng cho một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Thông tư 312/2016/TT-BTC ngày 24/11/2016 của Bộ tài chính

Thơng tư về chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Thông tư 34/2016/TT-NHNN ngày 28/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Quy định việc cung cấp thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Thông tư 32/2016/TT- BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Thông tư hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20/11/2017

Luật trao thêm một số chức năng, nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng

Thơng tư 01/2018/TT-NHNN ngày 26/1/2018 quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm sốt đặc biệt

Thơng tư hướng dẫn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm sốt đặc biệt

3.2.2. Thực trạng cơ chế BHTG tại BHTGVN

3.2.2.1.Cấp và thu hồi giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi

Theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi, chậm nhất 15 ngày trước ngày khai trương hoạt động, tổ chức tín dụng phải nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước có văn bản tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi theo quy định, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ bị tạm thu hồi chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Hoạt động cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi đã được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện đúng quy định, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tín dụng, qua đó góp phần minh bạch hóa chính sách bảo hiểm tiền gửi, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và nâng cao niềm tin của cơng chúng đối với hệ thống ngân hàng.

Tính đến ngày 31/12/2018, có 1.282 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, bao gồm 94 ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 01 Ngân hàng hợp tác; 1.183 QTDND và 04 tổ chức tài chính vi mơ. Trong năm 2018, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã hoàn thành cấp mới 08 Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, cấp lại 13 Chứng nhâ ̣n và 441 bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi cho các t ổ chức tín dụng; thu hời 01 Chứng nhâ ̣n tham gia b ảo hiểm tiền gửi; cập nhật thay đổi thông tin 723 Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 51)