Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 71)

3.3 .Hạn chế và nguyên nhân

3.3.1 .Hạn chế

3.3.2. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

3.3.2.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

- Về cơ sở pháp lý, trong quá trình triển khai Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Luật chưa quy định về (i) việc xử lý số tiền nợ phí bảo hiểm tiền gửi, nợ tiền phạt nộp chậm phí bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đến thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm; (ii) việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm; (iii) nội dung bảo vệ pháp lý đối với cán bộ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Hiện tại, Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi đã quy định thêm chức năng, nhiệm vụ mới cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm sốt đặc biệt, mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ... Do vậy, Luật Bảo hiểm tiền gửi cũng cần được điều chỉnh để bổ sung những chức năng, nhiệm vụ mới của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; đồng thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong q trình triển khai Luật Bảo hiểm tiền gửi.

Ngồi ra, với hệ thống cơ sở pháp lý hiện hành, chưa có điều khoản bảo vệ pháp lý đối với người lao động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ và tuân thủ đúng các quy định về bảo hiểm tiền gửi.

- Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng địi hỏi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải liên tục đổi mới và cập nhật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Chưa có cơ chế phối hợp đồng bộ, hiệu quả trong việc giám sát, kiểm tra và xử lý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi giữa Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, các vụ, cục liên quan và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

- Hiện nay, chưa có cơ chế cụ thể cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ trong trường hợp nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm.

- Việc thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi đòi hỏi người lao động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải đưa ra những quyết định liên quan đến tài chính. Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm tiền gửi chưa có điều khoản bảo vệ pháp lý đối với người lao động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ và phảituân thủ đúng các quy định về bảo hiểm tiền gửi.

Nguyên nhân chủ quan

- Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi chưa được phê duyệt, các nghiệp vụ chưa có định hướng phát triển rõ ràng trong trung và dài hạn.

- Hạn mức trả tiền bảo hiểm chưa được thường xuyên rà soát, đánh giá để đề xuất điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

- Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao như cán bộ giám sát, phân tích, truyền thơng, cơng nghệ thơng tin vẫn cịn thiếu, trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm còn hạn chế. Cơ chế tiền lương chưa mang tính cạnh tranh nênBảo hiểm tiền gửi Việt Namgặp hạn chế trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa được tổ chức theo hướng chuyên nghiệp.

3.3.2.2. Bài học kinh nghiệm

- Cần kiên định mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

- Thực sự cầu thị, bám sát thực tiễn và yêu cầu của ngành ngân hàng, kết hợp nghiên cứu chuyên sâu về lý luận nền tảng và kinh nghiệm quốc tế để kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách đã khơng cịn phù hợp, nhằm thích ứng với xu thế phát triển khơng ngừng của hoạt động ngân hàng.

- Coi trọng yếu tố khoa học công nghệ và con người, xem đó là điều kiện then chốt để phát triển bền vững, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong khu vực và thế giới.

- Đẩy mạnh cơng tác truyền thơng, tun truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi đến công chúng, coi truyền thông là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động động của BHTGVN góp phầntriển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi hiệu quả.

- Nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi để hướng tới phù hợp với thông lệ quốc tế, xu hướng tất yếu của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

3.4. Đánh giá thực trạng cơ chế BHTGtại BHTGVN

Qua gần 20 năm hoạt động, BHTGVN đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng ghi nhận như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy một số tồn tại, hạn chế về cơ chế BHTG cần được hoàn thiện trong thời gian tới phù hợp với thực tiễn hoạt động, phù hợp với Chiến lược phát triển của tổ chức và của ngành.

- Về cơ sở pháp lý: trong quá trình triển khai Luật bảo hiểm tiền gửi và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gặp một số khó khăn, vướng mắc.

Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Các tổ chức tín dụng đã quy định thêm chức năng, nhiệm vụ mới cho BHTGVN như cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm sốt đặc biệt, mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ... Do vậy, Luật bảo hiểm tiền gửi cũng cần được điều chỉnh để bổ sung cho phù hợp; đồng thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật bảo hiểm tiền gửi.

- Về năng lực tài chính: năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cịn hạn chế để thực hiện hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi, đặc biệt khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tại nhiều tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Bên cạnh đó, BHTGVN khó có thể thực hiện việc tiếp nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của tổ chức tín dụng, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm.

- Về hoạt độngphí bảo hiểm tiền gửi: Luật bảo hiểm tiền gửi quy định phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được áp dụng trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống phí phân biệt cần có lộ trình phù hợp, địi hỏi việc nghiên cứu đầy đủ và thận trọng để tránh những tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến sự ổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

- Về hoạt độngchia sẻthông tin báo cáo:nguồn thông tin cho hoạt động giám sát của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cịn hạn chế, thơng tin từ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp và dữ liệu nhận từ Ngân hàng Nhà nước cịn có nhiều thiếu sót. Do vậy, việc triển khai hoạt động giám sát chuyên sâu gặp khó khăn, thiếu tính chính xác.

- Cơ chế tham gia xử lý TCTD yếu kém: hiện tại, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD đã có những quy định mới về việc BHTGVN phải tham

gia phối hợp với cácđơn vị liên quan triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu, xử lý TCTD yếu kém. Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ của BHTGVN còn gặp nhiều khó khăn, thiếu cơ chế xử lý tập trung chủ yếu từ việc hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan như: hướng dẫn về nguồn để triển khai việc cho vay đặc biệt, mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ...

- Cơng tác chi trả: cịn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định, xác minh chính xác số tiền phải chi trả dẫn đến kéo dài thời gian chi trả.

- Hoạt động truyền thơng: cịn hạn chế, chưa tạo được tính tương tác giữa tổ chức bảo hiểm tiền gửi với công chúng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Quagần 20 năm hoạt động, BHTGVN đã thực sự góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, duy trì sự ổn định, phát triển an toàn lành mạnh của hệ thống các TCTD, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, hoạt động của BHTGVN cịn có những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng cơ chế tổ chức và hoạt động BHTGVN, chương 3 nêu lên những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đặc biệt đưa ra được nhận định về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Từ đó đưa ra những giải pháp, những đề xuất, kiến nghịtrong chương tiếp theo nhằm hoàn thiện cơ chế BHTG ở Việt Nam.

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾBẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI VIỆT NAM

4.1. Định hƣớng phát triển của BHTGVN

4.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới

Tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều chuyển biến sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta và đến hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.

Thứ nhất, tồn cầu hóa tiếp tục là xu thế khơng thể đảo ngược. Việc thành

lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cuối năm 2015 cũng như sự xuất hiện của các Hiệp định thương mại thế hệ mới (FTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với nhiều điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn về lao động, việc làm bên cạnh các cam kết thương mại thuần túy; hứa hẹn triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động thương mại và đầu tư vốn vào khu vực, tạo lực đẩy để hoàn thiện nhanh thể chế kinh tế thị trường trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Di chuyển tự do về lao động giúp thu hút nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đến làm việc tại Việt Nam cùng với việc ngành dịch vụ tài chính ngân hàng trong nước cũng phải mở cửa với mức độ sâu hơn làm gia tăng sức ép đổi mới để cải thiện hiệu quả, chất lượng dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh của các định chế trong nước. Cấu trúc luồng vốn đầu tư quốc tế cũng sẽ có nhiều thay đổi, dòng vốn FDI của các đối tác lớn trên tồn cầu có xu hướng giảm cùng với sự cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt giữa các quốc gia, sự gia tăng vốn đầu tư gián tiếp và vay nợ nước ngồi cùng với lộ trình tự do hóa tài chính theo cam kết, tạo ra thách thức đáng kể đối với việc ổn định tiền tệ và ổn định tài chính. Hội nhập sâu trong khi nền kinh tế Việt Nam chưa được thừa nhận là nền kinh tế thị trường kéo theo những rủi ro về việc các đối tác nước ngồi gây sức ép lên chính sách tỷ giá, lãi suất ngày càng cao. Các quốc gia cũng quan tâm hơn đến mạng lưới an tồn tài chính tồn cầu; tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động tiền tệ, tài chính, ngân hàng.

Thứ hai, xu hướng đa cực của kinh tế thế giới ngày càng rõ ràng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Các nền kinh tế mới

nổi và đang phát triển hiện nay sẽ tiến vào nhóm các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới trong khi Châu Âu và Nhật Bản sẽ chiếm thị phần ngày càng nhỏ trong nền kinh tế tồn cầu. Vị trí đứng đầu của kinh tế Mỹ bị thách thức khi Trung Quốc hoàn tất tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và có vai trị ngày càng lớn hơn trong việc thiết lập các quy tắc chính trị và kinh tế thế giới. Sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi khiến mở ra những cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, từ đó, thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Thứ ba, những tiến bộ khoa học công nghệ làm thay đổi phương thức hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong đó sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại nhiều cơ hội, thách thức cho Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.Nhờ vào dữ liệu lớn (Big Data), việc phân tích và quản

lý dữ liệu trong lĩnh vực ngân hàng sẽ có thêm nhiều thuận lợi. Việc thu thập, phân tích xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định phù hợp và nhanh hơn, giảm được chi phí, nhất là tạo thuận lợi cho công tác dự báo, thống kê về hoạt động tiền tệ - ngân hàng. Những tiến bộ từ cuộc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là bàn đạp giúp các ngân hàng trong nước phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong điều kiện nắm bắt, thích nghi và thay đổi kịp thời với xu thế công nghệ mới. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà cụ thể là Internet di động, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet vạn vật (IoT) sẽ giúp các ngân hàng trong nước định hình lại mơ hình kinh doanh, quản trị, hướng tới việc xây dựng các ngân hàng kỹ thuật số thông minh trong tương lai.

Tuy nhiên, sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số kéo theo sự gia tăng những lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao, tin tặc hoạt động ngày càng thường xuyên; thêm vào đó, sự hiểu biết thiếu đầy đủ về công nghệ từ những người sử dụng dịch vụ, cùng những quan ngại về an ninh trong các giao dịch tài chính điện tử, khả năng truy dấu giao dịch và ngăn ngừa tội phạm công

nghệ cao, tội phạm rửa tiền qua kênh giao dịch điện tử cũng sẽ tiếp tục là thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói chung và cho hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam nói riêng.

Thứ tư, tài chính tồn diện (Financial Inclusion) đang dần trở thành một xu

thế phổ biến và hiện đã được triển khai ở hơn 70 quốc gia trên thế giới. Cùng với đó, trong bối cảnh phát triển mạnh của cơng nghệ thơng tin và viễn thơng, sự hình thànhcủa các cơng ty cơng nghệ tài chính (Fintech) tham gia vào thị trường ngày càng phát triển kéo theo những thay đổi trong cách tiếp cận về phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tài chính và kênh phân phối mới.

Thứ năm, phát triển bền vững, bảo vệ mơi trường và chống biến đổi khí hậu ngày càng trở thành vấn đề cấp bách. Để đối mặt với những tác động xấu nhất có

thể xảy ra từ sự gia tăng khí thải các bon, sự liên kết chặt chẽ, nhiều tầng lớp giữa chính phủ các nước sẽ được đẩy mạnh trong những năm tới. Với vai trò trung gian tài chính, ngành Ngân hàng cần phải có trách nhiệm tham gia sâu hơn vào quá trình chuyển đổi kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững, tận dụng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, thơng qua cơ chế tài chính xanh, tín dụng xanh, phát triển ngân hàng xanh để góp phần ngăn chặn sự phá hủy môi trường, tăng cường khả năng huy động và cung ứng vốn cho các dự án bảo vệ mơi trường, ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Thứ sáu, các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới có xu hướng tiếp tục cải

cách, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống bảo hiểm tiền gửi để đáp ứng sự phát triển của các tổ chức tài chính nhằm bảo vệ người gửi tiền, góp phần duy trì sự phát triển an tồn, lành mạnh của hệ thống tài chính. Các tổ chức bảo hiểm có xu hướng được tăng cường nhiệm vụ và quyền hạn, đặc biệt là trong lĩnh vực xử lý các

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)