Định hƣớng phát triển của BHTGVN

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 77 - 82)

3.3 .Hạn chế và nguyên nhân

3.3.1 .Hạn chế

4.1. Định hƣớng phát triển của BHTGVN

4.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới

Tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều chuyển biến sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta và đến hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.

Thứ nhất, tồn cầu hóa tiếp tục là xu thế khơng thể đảo ngược. Việc thành

lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cuối năm 2015 cũng như sự xuất hiện của các Hiệp định thương mại thế hệ mới (FTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với nhiều điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn về lao động, việc làm bên cạnh các cam kết thương mại thuần túy; hứa hẹn triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động thương mại và đầu tư vốn vào khu vực, tạo lực đẩy để hoàn thiện nhanh thể chế kinh tế thị trường trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Di chuyển tự do về lao động giúp thu hút nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đến làm việc tại Việt Nam cùng với việc ngành dịch vụ tài chính ngân hàng trong nước cũng phải mở cửa với mức độ sâu hơn làm gia tăng sức ép đổi mới để cải thiện hiệu quả, chất lượng dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh của các định chế trong nước. Cấu trúc luồng vốn đầu tư quốc tế cũng sẽ có nhiều thay đổi, dịng vốn FDI của các đối tác lớn trên tồn cầu có xu hướng giảm cùng với sự cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt giữa các quốc gia, sự gia tăng vốn đầu tư gián tiếp và vay nợ nước ngồi cùng với lộ trình tự do hóa tài chính theo cam kết, tạo ra thách thức đáng kể đối với việc ổn định tiền tệ và ổn định tài chính. Hội nhập sâu trong khi nền kinh tế Việt Nam chưa được thừa nhận là nền kinh tế thị trường kéo theo những rủi ro về việc các đối tác nước ngồi gây sức ép lên chính sách tỷ giá, lãi suất ngày càng cao. Các quốc gia cũng quan tâm hơn đến mạng lưới an tồn tài chính tồn cầu; tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động tiền tệ, tài chính, ngân hàng.

Thứ hai, xu hướng đa cực của kinh tế thế giới ngày càng rõ ràng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Các nền kinh tế mới

nổi và đang phát triển hiện nay sẽ tiến vào nhóm các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới trong khi Châu Âu và Nhật Bản sẽ chiếm thị phần ngày càng nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu. Vị trí đứng đầu của kinh tế Mỹ bị thách thức khi Trung Quốc hồn tất tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và có vai trị ngày càng lớn hơn trong việc thiết lập các quy tắc chính trị và kinh tế thế giới. Sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi khiến mở ra những cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, từ đó, thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Thứ ba, những tiến bộ khoa học công nghệ làm thay đổi phương thức hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong đó sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại nhiều cơ hội, thách thức cho Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.Nhờ vào dữ liệu lớn (Big Data), việc phân tích và quản

lý dữ liệu trong lĩnh vực ngân hàng sẽ có thêm nhiều thuận lợi. Việc thu thập, phân tích xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định phù hợp và nhanh hơn, giảm được chi phí, nhất là tạo thuận lợi cho công tác dự báo, thống kê về hoạt động tiền tệ - ngân hàng. Những tiến bộ từ cuộc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là bàn đạp giúp các ngân hàng trong nước phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong điều kiện nắm bắt, thích nghi và thay đổi kịp thời với xu thế công nghệ mới. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà cụ thể là Internet di động, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet vạn vật (IoT) sẽ giúp các ngân hàng trong nước định hình lại mơ hình kinh doanh, quản trị, hướng tới việc xây dựng các ngân hàng kỹ thuật số thông minh trong tương lai.

Tuy nhiên, sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số kéo theo sự gia tăng những lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao, tin tặc hoạt động ngày càng thường xuyên; thêm vào đó, sự hiểu biết thiếu đầy đủ về công nghệ từ những người sử dụng dịch vụ, cùng những quan ngại về an ninh trong các giao dịch tài chính điện tử, khả năng truy dấu giao dịch và ngăn ngừa tội phạm công

nghệ cao, tội phạm rửa tiền qua kênh giao dịch điện tử cũng sẽ tiếp tục là thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói chung và cho hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam nói riêng.

Thứ tư, tài chính tồn diện (Financial Inclusion) đang dần trở thành một xu

thế phổ biến và hiện đã được triển khai ở hơn 70 quốc gia trên thế giới. Cùng với đó, trong bối cảnh phát triển mạnh của công nghệ thông tin và viễn thơng, sự hình thànhcủa các cơng ty cơng nghệ tài chính (Fintech) tham gia vào thị trường ngày càng phát triển kéo theo những thay đổi trong cách tiếp cận về phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tài chính và kênh phân phối mới.

Thứ năm, phát triển bền vững, bảo vệ mơi trường và chống biến đổi khí hậu ngày càng trở thành vấn đề cấp bách. Để đối mặt với những tác động xấu nhất có

thể xảy ra từ sự gia tăng khí thải các bon, sự liên kết chặt chẽ, nhiều tầng lớp giữa chính phủ các nước sẽ được đẩy mạnh trong những năm tới. Với vai trị trung gian tài chính, ngành Ngân hàng cần phải có trách nhiệm tham gia sâu hơn vào quá trình chuyển đổi kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững, tận dụng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, thông qua cơ chế tài chính xanh, tín dụng xanh, phát triển ngân hàng xanh để góp phần ngăn chặn sự phá hủy môi trường, tăng cường khả năng huy động và cung ứng vốn cho các dự án bảo vệ mơi trường, ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Thứ sáu, các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới có xu hướng tiếp tục cải

cách, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống bảo hiểm tiền gửi để đáp ứng sự phát triển của các tổ chức tài chính nhằm bảo vệ người gửi tiền, góp phần duy trì sự phát triển an tồn, lành mạnh của hệ thống tài chính. Các tổ chức bảo hiểm có xu hướng được tăng cường nhiệm vụ và quyền hạn, đặc biệt là trong lĩnh vực xử lý các tổ chức tài chính yếu kém.

4.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước

Trong nước, thành tựu phát triển qua 30 năm đổi mới đã đặt nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển tiếp theo của ngành Ngân hàng. Thể chế kinh tế thị trường cơ bản đã được hình thành và khơng ngừng được hồn thiện; hội nhập quốc

tế đã ở tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước; quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo chiều sâu là cơ hội giúp cho hiệu quả sử dụng vốn tăng lên, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao lợi nhuận đồng thời làm giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng ngày càng gia tăng dựa trên những ưu thế về một cơ cấu dân số trẻ và tỷ lệ tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân hiện nay vẫn ở mức thấp. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã, đang và sẽ tạo ra những lực đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của khu vực tài chính trong phạm vi tồn cầu nói chung, cho Việt Nam và ngành Ngân hàng nói riêng.

Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành Ngân hàng vẫn phải đối mặt với khơng ít thách thức như: kinh tế trong nước phát triển chưa thực sự ổn định, bền vững; tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu theo bề rộng, chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu; chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế cịn thấp, chậm được cải thiện. Những khó khăn nội tại của nền kinh tế đã tồn tại nhiều năm vẫn cần tiếp tục được khắc phục: Nguồn nhân lực cao, đã qua đào tạo còn thiếu; cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn yếu kém so nhiều nước trong khu vực; cơng nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, cịn có khoảng cách giữa chính sách và việc thực thi; bội chi ngân sách cao và chưa thể giảm được trong ngắn hạn; nợ cơng tăng nhanh... Ngồi ra, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự phát triển của robot thơng minh với trí tuệ nhân tạo, lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực giá rẻ sẽ khơng cịn. Điều này đồng nghĩa với những khó khăn lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài từ các đối tác lớn trong toàn cầu, trực tiếp thách thức mơ hình tăng trưởng phụ thuộc vào vốn đầu tư của Việt Nam.

Theo đó, dự báo trong những năm tới, thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng sẽ có một số diễn biến đáng lưu ý như sau:

Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm các quốc gia có tăng trưởng

GDP nhanh nhất trên thế giới với việc tiến xa hơn trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. Nhu cầu vốn sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng để đáp ứng các yêu cầu phát triển trong khi nguồn vốn ưu đãi và viện trợ bị cắt giảm đặt thêm gánh nặng lên ngành ngân hàng.

Thứ hai, số lượng dân số vàng bước vào thời kỳ đỉnh với sự gia tăng nhanh

chóng của tầng lớp trung lưu, địi hỏi các tiện ích và dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, tiện lợi. Xu hướng tiết kiệm và tiêu dùng thay đổi phần nào làm thay đổi cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, xu hướng phát triển của lĩnh vực cơng nghệ tài chính Fintech tại Việt

Nam đang ngày càng trở nên phổ biến. Các cơng ty Fintech sẽ hình thành nên các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính trên nền tảng cơng nghệ thơng tin hiện đại. Do đó, sự hợp tác hiệu quả giữa các doanh nghiệp Fintech và các ngân hàng thương mại là rất quan trọng và cần thiết, nhằm phát huy thế mạnh công nghệ, đồng thời giảm thiểu những rủi ro, gian lận tiềm ẩn đối với cả ngân hàng và khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Thứ tư, minh bạch hóa thơng tin và nâng cao trách nhiệm giải trình của các

cơ quan Nhà nước là xu thế tất yếu.

Thứ năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp vẫn

cịn gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa hình thành thói quen tuân thủ các chuẩn mực về kế tốn và lưu trữ thơng tin, giúp ngân hàng đánh giá được rủi ro của doanh nghiệp. Những nhân tố này sẽ tác động không nhỏ đến an tồn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn tiếp theo.

4.1.3. Định hướng phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Sự phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần gắn liền với sự phát triển của kinh tế xã hội đất nước và hệ thống ngân hàng Việt Nam, góp phần ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế xã hội đất nước.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần duy trì mục tiêu thống nhất của hệ thống bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng và đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Mọi hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đều nhằm thực hiện tốt mục tiêu này.

Sự phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tăng cường nghiên cứu và áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động bảo hiểm tiền gửi cũng như các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)