Kinh nghiệm xây dựng quan hệ lao độnghài hòa,ổn định, tiếnbộ của một

Một phần của tài liệu Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 71 - 76)

1.1.1 .Về quan hệ lao động

2.5. Kinh nghiệm xây dựng quan hệ lao độnghài hòa,ổn định, tiếnbộ của một

của một số doanh nghiệp trong một số khu công nghiệp và bài học rút ra cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

2.5.1. Kinh nghiệm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại một số doanh nghiệp trong một số khu công nghiệp tại một số doanh nghiệp trong một số khu công nghiệp

2.5.1.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp Hải Phịng

Hải Phịng là thành phố có diện tích khơng lớn, nhưng tập trung nhiều KCN có tầm chiến lược. Tính đến cuối năm 2019, Hải phịng có 18 KCN, khu kinh tế với 468 DN, có trên 149.000 LĐ, trong đó có 237 DN đã thành lập tổ chức cơng đồn với 78.065 LĐ (trong đó LĐ nữ chiếm 75,9%).Tỷ lệ biến động LĐ tại các DN bình quân 10% năm. LĐ có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 21,3%, LĐ qua đào tạo chiếm: 14,2%, LĐ phổ thông chiếm: 65,5%. Độ tuổi LĐ từ 18 - 27 chiếm 78%. Từ năm 2015 đến nay về cơ bản QHLĐ tại các DN trong các KCN ln duy trì trạng thái hài hịa, ổn định. Lợi ích của NLĐ về cơ bản được quan tâm. thu nhập, việc làm của NLĐ ổn định, điều kiện LĐ được cải thiện [6].

Đối thoại tại nơi làm việc: NSDLĐ đã thường xuyên quan tâm tổ chức hội

thời giải quyết các đề xuất, kiến nghị của NLĐ, của NSDLĐ và tổ chức cơng đồn. Các DN trong KCN luôn chú trọng xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa NSDLĐ và đại diện NLĐ, tiến hành tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho NLĐ.

Xây dựng, kí kết TƯLĐTT: Các DN trong KCN đã phối hợp thực hiện thí

điểm thương lượng, ký kết TƯLĐTT nhóm DN trong KCN, tạo ra sự ổn định về mặt bằng chế độ chính sách giữa các DN đối với NLĐ, nhằm hạn chế tranh chấp lao động và nhảy việc từ DN này sang DN khác.

Ngày 19/6/2016 TƯLĐTT nhóm lần đầu tiên được ký kết, với các chủ thể là Cơng đồn khu kinh tế Hải Phòng và 5 DN Hàn Quốc trong KCN. Để ký kết TƯLĐTT, Cơng đồn trong KCN đã mở rộng đối thoại, lấy ý kiến rộng rãi NLĐ, NSDLĐ về những nội dung sát thực với đời sống và mong muốn của NSDLĐ và NLĐ. Các bên đã phối hợp chặt chẽ trong tổ chức đối thoại để lắng nghe ý kiến, cùng của nhau điều chỉnh hành vi trong thương lượng xây dựng TƯLĐTT. Thực tế cho thấy TƯLĐTT nhóm là giải pháp thích hợp để các KCN thúc đẩy và nâng cao chất lượng thương lượng. Vì vậy, thương lượng tập thể, ký kết TƯLĐTT nhóm DN là một kinh nghiệm quý, cần được phổ biến rộng rãi, như là công cụ quan trọng xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ tại các DN [6].

Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp LĐ: Bên cạnh việc thương lượng, ký

kết TƯLĐTT nhóm, các DN trong KCN Hải Phòng còn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần NLĐ, như: thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội, quan tâm cải thiện điều kiện LĐ, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ NLĐ; Thường xuyên tổ chức các hình thức phát huy dân chủ của NLĐ, như: Hội nghị NLĐ, hội nghị giao ban, tổ chức hội nghị chuyên đề, tổ chức đối thoại…

Khi có phát sinh TCLĐ xảy ra tại DN thì CĐCS phải báo ngay cho cơng đồn cấp trên cơ sở và liên đoàn lao động tỉnh. Việc giải quyết phải trên cơ sở pháp luật, vấn đề nào lợi ích phát sinh thì phải thương lượng,thỏa thuận.

2.5.1.2. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp Bình Dương

KCN Bình Dương là biểu tượng của sự hợp tác thành cơng giữa 02 Chính phủ Việt Nam và Singapore, là KCN được đầu tư, quy hoạch mang tính kiểu mẫu ở Việt Nam. Tình hình QHLĐ tại các DN ở đây ln ổn định và ngày càng phát triển hài hòa, tiến bộ. Đạt được sự thành công trên là nhờ sự nỗ lực của cả phía NSDLĐ, NLĐ và cơng đồn đại diện tập thể lao động.

Đối thoại tại nơi làm việc: Về phía NSDLĐ đã tạo dựng được niềm tin đối

với NLĐ thông qua việc quan tâm thực hiện các chế độ đãi ngộ, cũng như các chính sách phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ, NSDLĐ đã phối hợp chặt chẽ

với tổ chức đại diện NLĐ tổ chức thường xuyên hội nghị tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với NSDLĐ, cán bộ cơng đồn và NLĐ để lắng nghe và kịp thời giải quyết các đề mới xuất hiện, các đề xuất, kiến nghị của NLĐ.

Về phía CĐCS, tổ chức đại diện NLĐ, ln quan tâm bám sát sản xuất, gần gũi NLĐ, nắm vững kịp thời tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, chủ động tham gia với NSDLĐ tìm giải pháp giải quyết. Quan tâm tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật, vận động, tổ chức NLĐ thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật. Chú trọng tham gia kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành pháp luật tại các DN, nên hầu hết các DN đều chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của NLĐ;

Xây dựng và kí kết, thực hiện TƯLĐTT: CĐCS đại diện cho tập thể NLĐ

thỏa thuận với NSDLĐ đưa vào TƯLĐTT những khoản quy định cao hơn luật, có lợi hơn cho NLĐ phụ cấp, hỗ trợ có lợi cho NLĐ, cao hơn quy định của pháp luật như: Tiền ăn giữa ca, phúc lợi tập thể, trợ cấp đi lại, nhà ở, hiếu hỉ…[7]

Ngày 20/6/2019 16 DN gỗ thuộc Hiệp hội chế biến gỗ đã ký kết TƯLĐTT nhóm, TƯLĐTT nhóm có nhiều điều có lợi hơn cho NLĐ so với luật định. Đáng chú ý, TƯLĐTT nhóm DN đã cam kết dành thời gian (ít nhất 01 giờ/quý) cho CĐCS tuyên truyền trực tiếp đến NLĐ chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của DN và những nội dung khác theo đề nghị của DN. Bên cạnh đó DN cũng cam kết tạo điều kiện cho CĐCS hoạt động.Việc ký kết TƯLĐTT nhóm DN Bình Dương đã ghi nhận bước phát triển mới trong thực tiễn thương lượng và ký kết TƯLĐTT góp phần xây dựng QHLĐ hài hịa, ổn định, tiến bộ ở Việt Nam [7].

Điều kiện LĐ: CĐCS phối hợp với NSDLĐ bàn bạc tìm giải pháp thực hiện tốt

như: DN đã quan tâm xây dựng kế hoạch, biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh LĐ và cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân và thực hiện các chế độ về an tồn, vệ sinh LĐ, duy trì hoạt động của mạng lưới an tồn vệ sinh viên, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn NLĐ về các tiêu chuẩn, qui định, các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh LĐ, tổ chức khám sức khỏe định kì cho NLĐ.

Về phúc lợi cho NLĐ: Cơng đồn kết hợp u cầu của khách hàng đưa ra các

thỏa thuận về điều kiện LĐ với NSDLĐ trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu “sản phẩm sạch”. Như đã yêu cầu công ty đưa ra các khoản phụ cấp trách nhiệm, độc hại, thâm niên cho tất cả đối tượng, đóng đầy đủ các loại bảo hiểm cho NLĐ, trường hợp NLĐ thử việc chưa phải đóng bảo hiểm, thì phải tính gộp vào lương cho NLĐ. khuyến khích NLĐ gọi điện phản ánh mỗi khi DN vi phạm các điều đã cam kết về chế độ tiền lương, điều kiện LĐ, bảo hiểm xã hội [7].

Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp LĐ, định kỳ họp đánh giá tình hình và kinh nghiệm giải quyết tâm tư, nguyện vọng của NLĐ. CĐCS đã chủ động phối hợp

với NSDLĐ rà soát lại thang bảng lương, quy chế trả lương, nội quy DN, quy chế phối hợp hoạt động để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Các thang bảng lương, quy chế trả lương, định mức LĐ được điều chỉnh kịp thời và công khai cho NLĐ với nhiều hình thức phù hợp (qua cuộc họp, bảng tin, loa truyền thanh và thơng qua tổ cơng đồn). Các nội quy, quy chế của doanh nghiệp, được CĐCS chủ động phối hợp với NSDLĐ dân chủ lấy ý kiến rộng rãi NLĐ, bảo đảm cơng bằng giữa các nhóm đối tượng NLĐ, hạn chế sảy ra tranh chấp, ngừng việc tập thể tại doanh nghiệp [7].

2.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long nghiệp Bắc Thăng Long

Từ kinh nghiệm xây dựng QHLĐ tại một số DN trong một số KCN mà NCS nghiên cứu, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu về xây dưng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ, đối với các DN trong KCN Bắc Thăng Long là:

- Quan tâm xây dựng quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa NSDLD với tổ chức đại diện NLĐ trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần NLĐ, tạo sự gắn bó, đồng thuận cao giữa tập thể NLĐ với NSDLĐ và tạo động lực thúc đẩy SXKD phát triển. - Chú trọng phát huy dân chủ của NLĐ trong tổ chức quản lý DN, thông qua tổ chức tốt các hoạt động, hội nghị NLĐ, đối thoại, hội nghị giao ban, hội nghị chuyên đề… nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin, để các chủ thể trong QHLĐ hiểu, thông cảm với những thuận lợi, kho khăn của nhau, cùng nhau tìm giải pháp tháo gỡ, đồng thời để phát huy trí tuệ của tập thể NLĐ trong tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong SXKD và trong đời sống của NLĐ.

- Cần có nhiều giải pháp phát huy dân chủ của NLĐ nâng cao chất lượng tổ chức cho NLĐ tham gia xây dựng TƯLĐTT, để TƯLĐTT có nhiều điều khoản có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật. Nghiên cứu xây dựng TƯLĐTT nhóm DN, nhằm giúp các DN cùng nhóm ngành trong cùng 1 KCN liên kết chặt chẽ trong thương lượng, ký kết và hoạt động chăm lo đời sống NLĐ, góp phần hạn chế dịch chuyển LĐ, khuyến khích nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng việc và góp phần xây dựng QHLĐ hài hịa, ổn định hơn.

- Chú trong cải thiện điều kiện LĐ, đảm bảo an toàn vệ sinh LĐ cho NLĐ, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân và thực hiện các chế độ về an toàn, vệ sinh LĐ, tổ chức khám sức khỏe định kì, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ, quan tâm thực hiện các phúc lợi xã hội cho NLĐ, như hỗ trợ tiền ăn giữa ca, tiện nhà ở, phương tiện đi lại và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỉ…

- Các DN trong KCN cần có sự quan tâm thường xuyên của các cơ quan chức năng tỉnh, thành phố trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ thể tham gia QHLĐ thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 NCS đã hệ thống phát triển cơ sở lý luận về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại DN, Cụ thể NCS đã nghiên cứu đưa ra khái niệm xây dựng QHLĐ hài hịa, ổn định, tiến bộ, đó là các bên chủ động,củng lỗ lực thiết lập, duy trì và phát QHLĐ ngày càng tốt hơn, thông qua các biện pháp đối thoại xã hội tại nơi làm việc, ngăn ngừa và giải quyết TCLĐ; thúc đẩy tinh thần sáng tạo; tăng cường sự gắn bó và hợp tác hiệu quả giữa NLĐ với NSDLĐ tại nơi làm việc,làm rõ nội hàm của hài hòa, ổn định, tiến bộ trong QHLĐ.

Tại chương II NCS cũng đã tập trung trình bày rõ các chủ thể và vai trò của các chủ thể tham gia QHLĐ, phân tích làm rõ 5 nội dung xây dựng QHLĐ hài hịa, ổn định, tiến bộ, đó là: Thương lượng, ký kết và thực hiện HĐLĐ đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của các bên; Xây dựng, thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT đảm bảo chất lượng; Các bên tham gia phòng ngừa, giải quyết tranh chấp LĐ kịp thời tích cực đúng pháp luật; Thực hiện đối thoại tại nơi làm việc và xây dựng và thực hiện nội qui, qui chế thực chất, hiệu quả. Đã tiến hành phân tích làm rõ các nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến xây dựng QHLĐ hài hòa ổn, định, tiến bộ. Các tiêu chí định tính, định lượng đánh giá QHLĐ hài hòa, ổn định tiến bộ tại DN. Đồng thời đã đầu tư nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định tại một số DN trong KCN Hải Phòng, KCN Bình Dương. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các DN trong KCN Bắc Thăng Long Hà nội. Với kết quả trên tạo cơ sở lý luận để nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp xây dựng QHLĐ tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long ở các chương sau.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH TIẾN BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

TRONG KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG

3.1. Giới thiệu khái quát về khu công nghiệp và các chủ thể tham gia quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Một phần của tài liệu Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 71 - 76)