Mục tiêu, phương hướng tăng cường xây dựng quan hệ lao độnghài hòa,ổn

Một phần của tài liệu Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 137 - 140)

1.1.1 .Về quan hệ lao động

4.1. Mục tiêu, phương hướng tăng cường xây dựng quan hệ lao độnghài hòa,ổn

ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

4.1.1. Thời cơ, thách thức đối với quan hệ lao động ở Việt Nam

4.1.1.1. Thời cơ

Việt Nam đang ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt khi Việt Nam tham gia hiệp định đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) Và Hiệp định thương mại tự do EU (EVFTA) sẽ mang lại những cơ hội cho Việt Nam nói chung cho QHLĐ nói riêng như:

Tạo cơ hội cho gia tăng xuất khẩu hàng hóa, cải thiện sức cạnh tranh của HH Việt Nam, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập của người dân, nói chung cho cơng nhân, lao động nói riêng. Mặt khác hội nhập quốc tế cũng tạo cơ hội để Việt Nam phát triển thị trường tài chính, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn, tạo cho Việt Nam có nhiều cơ hội hồn thiện các cơ chế điều hành, trong nền kinh tế thị trường, làm cho cho nền kinh tế của Việt Nam từng bước minh bạch, cơ cấu kinh tế sẽ hoàn thiện hơn, đảm bảo cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập NLĐ.

Thông qua hội nhập quốc tế, các DN thuộc mọi thành phần KT sẽ cạnh tranh bình đẳng, đồng thời tạo sức ép cho các DN Nhà nước chủ động đổi mới nâng cao năng lực canh tranh. Việt Nam có cơ hội, điều kiện giao dịch thương mại tự do, giảm sự tham gia của nhà nước trong kinh tế, làm cho nền kinh tế Việt Nam từng bước minh bạch và hình thành cơ cấu kinh tế tồn diện hơn. Đặc biệt hội nhập quốc tế đòi hỏi hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng phải đồng bộ, việc thực thi pháp luật ngày càng phải minh bạch và nghiêm hơn, các cơ chế điều hành trong nền kinh tế thị trường cũng ngày càng phải hồn thiện, đảm bảo cho quyền, lợi ích của các chủ thể tham gia QHLĐ, nhất là quyền lợi ích của NLĐ được đảm bảo. Những tác động tích cực trên tạo cho QHLĐ có xu hướng cải thiện ngày một tích cực hơn.

4.1.1.2. Thách thức

Bên cạnh những thời cơ, thì hội nhập quốc tế cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với NLĐ như: tỉ lệ thất nghiệp có khả năng tăng, do 1 số DN không đủ khả năng cạnh tranh sẽ phải giải thể, xu hướng chuyển dịch LĐ giữa các nước

thành viên tăng lên, điều này tạo ra thách thức lớn cho công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho NLĐ.

Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch covid -19 xảy ra, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, như lạm phát, DN thu hẹp sản xuất, thất nghiệp, NLĐ bị mất việc. Điều này làm gia tăng thêm áp lực cho cả NLĐ và NSDLĐ. Hơn nữa, khi hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, QHLĐ ở Việt Nam không những chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam mà còn chịu sự chi phối bởi pháp luật quốc tế, các quy tắc ứng xử của các tập đoàn kinh tế lớn…

Trong khi đó, cạnh tranh gay gắt, yêu cầu khắt khe của thị trường địi hỏi DN phải tìm cách giảm chi phí sản xuất, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của NLĐ, làm tăng thêm căng thẳng cho QHLĐ, tình trạng lãn cơng, đình cơng cũng vì thế có xu hướng tăng theo...

Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và chấp hành các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực lao động, cũng làm nảy sinh khơng ít thách thức mới cần giải quyết. Cụ thể, cần hình thành các cơ chế quản lý, bảo vệ và hỗ trợ những tổ chức đại diện của tập thể LĐ, để các tổ chức này có thể hoạt động hiệu quả, thực chất và theo đúng tơn chỉ, mục đích của mình; Quản lý và đảm bảo tính thực chất của các cơ chế đối thoại, thương lượng tập thể và giải quyết tranh chấp lao động, trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về QHLĐ...Đặc biệt hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng sẽ làm cho:

- QHLĐ trong các DN ngồi nhà nước và NLĐ sẽ có nhiều yếu tố tác động. Theo đó, tình trạng DN có vốn đầu nước ngồi chuyển giá có dấu hiệu tăng, gây thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến quyền lợi của công nhân.

- Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện NLĐ chưa cao. Nên thực tế, hầu hết các cuộc đình cơng xảy ra là do xung đột về tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ và phụ cấp. Trong khi đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý và hoạt động của các đoàn thể chưa được quan tâm đúng mức. Điều này làm cho QHLĐ có xu hướng ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và bất lợi cho cả các bên trong QHLĐ của các DN, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước:

4.1.2. Mục tiêu tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tiến bộ

Mục tiêu xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long là lấy NLĐ làm trọng tâm, tăng cường xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần NLĐ, để NLĐ gắn bó lâu dài với

doanh nghiệp, yên tâm làm việc, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, để doanh nghiệp cạnh tranh thắng lợi.

- Nâng cao vị thế và uy tín của các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long, tạo điều kiện phát triển sản xuất và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp. Giảm thiểu tối đa các rủi ro do tranh chấp lao động, ngừng việc, đình cơng, giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khơng bị đình trệ, thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, theo hợp đồng với khách hàng.

- Xây dựng mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ, nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp, để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp đến năm 2030.

4.1.3. Phương hướng tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tai các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long định, tiến bộ tai các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Các DN trong KCN Bắc Thăng Long từng bước tạo lập và thúc đẩy QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ theo các phương hướng chủ yếu sau:

+ Thứ nhất: Bằng tổng hợp các biện pháp, các nguồn lực tập trung nâng

cao nhận thức và ý thức của NLĐ, NSDLĐ về pháp luật LĐ về vai trò của xây dựng QHLĐ, đối với SXKD và việc làm, thu nhập của NLĐ và đối với lợi nhuận của NSDLĐ.

+ Thứ hai: Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên về xây dựng QHLĐ

tại DN. trong đó, đặc biệt chú trong nâng cao ý thức, trách nhiệm của NSDLĐ đối với việc xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ tại DN. Cần làm cho NSDLĐ hiểu rõ lợi ích lâu dài và căn bản của việc thiết lập, duy trì QHLĐ hài hịa ổn định và tiến bộ tại DN. Để NSDLĐ quan tâm hơn đến xây dựng QHLĐ. Bởi vì, NSDLĐ là chủ thể có điều kiện tài chính, có khả năng chủ động dàn xếp thời gian và cơ sở vật chất và các hoạt động khác cho thực hiện các quá trình lao động để xây dựng QHLĐ.

+ Thứ ba: Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống các nội quy, quy chế,

chính sách, liên quan để quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể trong QHLĐ như: thỏa ước lao động tập thể, chính sách tiền lương, thưởng; điều kiện làm việc; chính sách BHXH, trợ cấp, phúc lợi xã hội. nội quy LĐ, quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp LĐ…làm cơ sở, điều kiện cho QHLĐ vận hành một cách hiệu quả.

+ Thứ tư: Xây dựng, phát triển văn hóa DN làm nền tảng vững chắc cho

QHLĐ phát triển hài hòa, ổn định, tiến bộ. Đặc biệt tập trung phát triển văn hóa chia sẻ và đồng lòng trong tất cả các thành viên tại doanh nghiệp từ lãnh đạo đến nhân viên, đều sẵn sàng chia sẻ mọi giá trị, thông tin để mọi người đều cảm thấy

được quan tâm, trân trọng và để hợp tác trong quá trình SXKD của DN chặt chẽ và hiệu quả hơn.

+ Thứ năm: Tăng cường các hoạt động đối thoại xã hội, phát huy mạnh mẽ dân chủ của NLĐ, để tìm các biện pháp và tạo sự đồng thuận cao giải quyết các vấn đề trong QHLĐ, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích, ổn định và phát triển SXKD, đảm bảo việc làm, thu nhập cho NLĐ và lợi nhuận cho NSDLĐ.

+ Thứ sáu: Tiếp tục thương lượng, sửa đổi, hoàn thiện và nâng cao chất

lượng của TƯLĐTT qua các năm theo hướng, ngày càng có thêm nhiều nội dung quy định cao hơn luật có lợi hơn cho NLĐ.

+ Thứ bảy: Củng cố, phát huy vai trò đại diện thực sự của NLĐ tại doanh

nghiệp đó là CĐCS. Quan tâm xây dựng CĐCS vững mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tham gia quản lý DN, tuyên truyền vận động NLĐ thực hiện nghiêm nội quy quy chế, LĐ với năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao năng lực đại diện NLĐ trong thương lượng ký kết TƯLĐTT, tham gia kiểm tra giám sát thực hiện chính sách, pháp luật,HĐLĐ, TƯLĐTT.

4.2. Một số giải pháp tăng cƣờng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Một phần của tài liệu Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)