Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 40 - 45)

1.2. Một số vấn đề lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các Ngân

1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng

khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thƣơng mại

1.2.4.1 Nhân tố bên trong ngân hàng

Một là, Định hƣớng phát triển, chính sách tín dụng của NHTM:

Quan điểm của Ban lãnh đạo về RRTD: Ban lãnh đạo của nhiều NHTM có quan điểm khác nhau về rủi ro và quản trị rủi ro và điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chính sách cho vay và chất lƣợng tín dụng.

Định hƣớng phát triển của một ngân hàng sẽ quyết định các chiến lƣợc hoạt động của ngân hàng trong một thời kỳ mà trong đó đã bao hàm tất cả các lĩnh vực của Ngân hàng, bao gồm định hƣớng phát triển của NHTM sẽ tác động đến hoạt động tín dụng mở rộng hay thu hẹp trong từng thời kỳ, công tác quản trị RRTD đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhƣ thế nào và từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả quản trị RRTD đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp của mỗi ngân hàng. Từ định hƣớng phát triển, ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng phản ánh định hƣớng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Để đảm bảo và nâng cao chất lƣợng tín

dụng, ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng phù hợp với đƣờng lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp đƣợc lợi ích của ngƣời gửi tiền, của ngân hàng và ngƣời vay tiền.

Ngoài ra, về mơ hình quản lý, quản trị RRTD đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp còn lỏng lẻo, tạo kẽ hỡ cho RRTD xuất hiện hoặc việc tập trung DMTD vào một nhóm khách hàng, nhóm ngành nghề hoặc vùng, lĩnh vực có thể dẫn đến RRTD.

Hai là, năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ tín dụng của NHTM: Con ngƣời

luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và tất nhiên nó cũng khơng loại trừ khỏi hoạt động của một ngân hàng. Muốn nâng cao đƣợc hiệu quả trong kinh doanh, chất lƣợng trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, đƣợc đào tạo có hệ thống, và có tiêu chuẩn về đạo đức và sự chính trực, để đảm bảo đƣa ra các quyết định đầu tƣ, thẩm định phê duyệt tín dụng một cách hợp lý hiệu quả, giảm thiểu rủi ro từ chính các nhân tố chủ quan bên trong ngân hàng.

Ba là, cơng nghệ ngân hàng:

Trình độ cơng nghệ trên thế giới ngày càng hiện đại ảnh hƣởng không nhỏ đến công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Công nghệ ngân hàng giúp NHTM nhanh chóng cập nhật, xử lý thơng tin, phát hiện sớm RRTD có thể xảy ra, qua đó nâng cao chất lƣợng quản trị RRTD. Cơng nghệ cịn giúp các ngân hàng nắm bắt đƣợc các thơng tin, và phân tích một cách chính xác nhất về khách hàng nhằm giảm thiểu đƣợc rủi ro xảy ra. Công nghệ thơng tin cũng giúp ngân hàng bảo mật đƣợc tồn bộ thông tin tín dụng của ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng có những bức tranh quản lý rủi ro một cảnh tổng thể nhanh chóng nhất, đảm bảo quản trị rủi ro kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

Bốn là, khả năng tài chính: Đây là năng lực về vốn, tài sản và các nguồn tài

chính hợp pháp khác của DN. Thƣớc đo quan trọng thể hiện khả năng tài chính của NHTM chính là hệ số an tồn vốn tối thiểu (CAR). Hệ số CAR đƣợc xem là lớp phòng vệ bảo đảm sự an toàn lành mạnh trong hoạt động của NHTM. Khi hệ số

CAR càng cao thì NHTM đó hoạt động càng lành mạnh. Hệ số này sẽ khắc phục đƣợc vấn đề là cho dù lâm vào tình huống nhƣ thế nào thì NHTM vẫn thừa vốn để cải thiện những tình huống nợ xấu có thể xảy ra. Nếu hệ số này ở mức thấp, lớp phòng vệ của NHTM rất mong manh.

Năm là, đặc điểm cạnh tranh của NHTM: Mỗi ngân hàng sẽ có thị trƣờng mục

tiêu khác nhau và từ đó hoạch định chiến lƣợc, hành động cụ thể để hƣớng đến thị trƣờng mục tiêu đó. Và để có thể tiếp cận đƣợc thị trƣờng khách hàng mục tiêu thì mỗi ngân hàng phải có lợi thế cạnh tranh của riêng mình để có thể thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trƣờng. Và vì đặc điểm cạnh tranh khác nhau nên đặc điểm, chất lƣợng của các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng sẽ hồn tồn khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào đặc điểm cạnh tranh mà mỗi ngân hàng hƣớng đến thì hiệu quả hoạt động quản trị RRTD đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đó cũng bị ảnh hƣởng.

Sáu là, chấm điểm doanh nghiệp và phân loại tín dụng đối với DN:

Chấm điểm doanh nghiệp và phân loại tín dụng đối với DN là một công cụ quan trọng của quản trị RRTD. Chấm điểm doanh nghiệp là quá trình xếp doanh nghiệp theo các cấp độ khác nhau dựa trên các yếu tố định tính và định lƣợng. Việc chấm điểm doanh nghiệp sẽ giúp NHTM sàng lọc đƣợc những khách hàng khơng tốt, từ đó có những chính sách cụ thể đối với mỗi loại DN (chính sách cấp tín dụng, chính sách lãi suất…).

DN vay hoặc các khoản vay đƣợc chấm điểm, phân loại tại thời điểm gốc và cần đƣợc đánh giá, phân loại lại (theo mức độ rủi ro) sau một thời gian vay. Việc đánh giá lại này dựa vào thực tế hoạt động và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.

1.2.4.2 Nhân tố bên ngồi ngân hàng

Một là, mơi trƣờng tự nhiên: Thiên tai dịch họa là những biến cố ngẫu nhiên

gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến KHDN khơng trả nợ đúng hạn. Chính những rủi ro khơng lƣờng trƣớc đƣợc sẽ khiến cho việc thu hồi vốn của NHTM gặp nhiều trở ngại và hoạt động quản trị RRTD cũng vì thế lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Khi đó tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể,

NHTM tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng.

Hai là, môi trƣờng kinh tế:

Môi trƣờng kinh tế đƣợc phản ánh qua chu kỳ kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mơ từng thời kỳ và tác động của xu thế tồn cầu hóa, cụ thể:

Khi nền kinh tế phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng đƣợc mở rộng, từ đó hoạt động cho vay sẽ tăng trƣởng, ổn định và ngƣợc lại. Chính sách kinh tế của Chính phủ cũng ảnh hƣởng đến quản trị RRTD. Ngoài ra, sự phát triển của thị trƣờng tài chính cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM dẫn đến việc hạ thấp tiêu chuẩn cho vay sẽ tác động đến tính tuân thủ, khách quan của quản trị RRTD.

Xu hƣớng tồn cầu hóa đang diễn ra sơi động trên tồn thế giới, vì thế sự biến động tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở nƣớc ngoài cũng ảnh hƣởng tới đời sống kinh tế, chính trị xã hội trong nƣớc, từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng. Các doanh nghiệp cũng nhƣ ngân hàng đều phải nắm bắt xu hƣớng phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực, những ảnh hƣởng của nó đến nền kinh tế của đất nƣớc cũng nhƣ đối với hoạt động kinh doanh của cá nhân mỗi khách hàng để có những bƣớc đi, kế hoạch đổi mới phát triển cho phù hợp.

Ba là, môi trƣờng pháp lý:

Các DN cho dù hoạt động ở bất cứ ngành nghề nào, lĩnh vực nào cũng đều đƣợc kinh doanh nhƣng phải trong khn khổ của pháp luật. Các chính sách điều chỉnh của Chính phủ thay đổi sẽ gây xáo động trong sản xuất kinh doanh của DN, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cũng nhƣ quản trị RRTD. Vì vậy, một mơi trƣờng pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nghiêm minh sẽ góp phần cải thiện chất lƣợng các biện pháp quản trị RRTD trong cho vay DN.

Chính sách kinh tế của Chính phủ thơng qua những quy định nhƣ về thuế, chính sách xuất nhập khẩu… sẽ gián tiếp gây ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng bởi các chính sách này tác động trực tiếp đến HĐKD của các khách hàng của ngân hàng. Khi chính phủ có chính sách ƣu đãi nhƣ giảm thuế, bảo hộ hàng sản xuất

trong nƣớc của một ngành nào đó bằng cách đề ra hạn ngạch xuất khẩu, hoặc cấm nhập hay tăng thuế nhập khẩu và ngƣợc lại, đƣa ra chính sách giữ giá hay phá giá đồng nội tệ thì cũng gián tiếp gây ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng. Một đất nƣớc mà các chính sách kinh tế thƣờng xuyên thay đổi, khó dự đốn sẽ gây tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng và ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng.

Bốn là, chính sách quản lý của Nhà nƣớc về hoạt động tín dụng và RRTD: Chính sách quản lý của Nhà Nƣớc về hoạt động tín dụng và RRTD là hệ thống các chủ trƣơng, định hƣớng, quy định chi phối hoạt động tín dụng của Nhà nƣớc đƣa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân; đồng thời thiết lập môi trƣờng nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. Thơng thƣờng, chính sách tín dụng quy định đối tƣợng vay vốn, nhu cầu vay vốn, hạn mức, điều kiện vay, phƣơng thức quản lý… Nếu chính sách tín dụng đƣợc xây dựng khoa học, cẩn thận, thông suốt từ trên xuống dƣới sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro q mức và đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh. Ngƣợc lại, chính sách tín dụng khơng cụ thể, khơng thích ứng đƣợc với những thay đổi của môi trƣờng, không phù hợp với khả năng và mục tiêu của ngân hàng sẽ làm giảm chất lƣợng của những khoản vay, dễ phát sinh rủi ro. Thực tế đã chứng minh rằng đất nƣớc nào xây dựng đƣợc một chính sách tín dụng hợp lý, chất lƣợng tín dụng tại nƣớc đó thƣờng cao hơn.

Năm là, đặc điểm khách hàng, thị trƣờng của NHTM:

Mỗi khách hàng, thị trƣờng của NHTM hƣớng đến khác nhau sẽ có các nhu cầu và đặc điểm khác nhau về tín dụng. Với nhu cầu tín dụng khác nhau cùng với đặc điểm về nhu cầu vay, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo, uy tín,…của từng khách hàng, từng thị trƣờng sẽ khác nhau.

Năng lực quản trị, điều hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn vay, ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng thực hiện cam kết với ngân hàng. Do đó, ảnh hƣởng đến hiệu quả cơng tác quản trị RRTD. Nhiều khách hàng vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu đƣợc lợi nhuận cao, để

đạt đƣợc mục đích của mình họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng, nhƣ cung cấp thông tin sai sự thật, mua chuộc… Nhiều khách hàng vay vốn khơng tính tốn kỹ, mở rộng đầu tƣ q mức, hoặc khơng có khả năng tính tốn những bất trắc có thể xảy ra, khơng có khả năng thích ứng và khắc phục những khó khăn trong kinh doanh. Trƣờng hợp còn lại là khách hàng vay vốn kinh doanh có lãi nhƣng vẫn khơng trả nợ đúng hạn, họ chây ỳ với hy vọng có thể đƣợc xóa nợ, sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

Và chính khách hàng, thị trƣờng là yếu tố tác động chính đến RRTD của các ngân hàng. Mọi hoạt động trong công tác quản trị RRTD đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp của mỗi ngân hàng đều phải xem xét, đánh giá đặc điểm khách hàng và thị trƣờng của ngân hàng đó nhƣ thế nào. Do đó, nó có tác động lớn đến hiệu quả quản trị RRTD đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp của mỗi ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)