Nhóm giải pháp về hồn thiện mơ hình, quy trình quản lý rủi ro tín dụng và

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 122 - 125)

3.1.1 .Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển

4.2.6. Nhóm giải pháp về hồn thiện mơ hình, quy trình quản lý rủi ro tín dụng và

và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một là, hồn thiện mơ hình quản lý RRTD theo thông lệ quốc tế. Việc này

đƣợc xem là vấn đề mang tính chất quan trọng hàng đầu trong nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Tối đa hóa lợi nhuận khơng thể song hành cùng tối thiểu hóa rủi ro, mà là trong phạm vi mức rủi ro tốt nhất mà ngân hàng có thể chấp nhận. Hơn nữa, việc gia tăng giá trị ngân hàng qua tối ƣu hóa rủi ro đó khơng phải đƣơng nhiên đạt đƣợc, mà phải thông qua việc nâng cao toàn diện công tác quản lý RRTD của ngân hàng, từ cấp độ từng khoản vay riêng lẻ đến toàn bộ danh mục đầu tƣ theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, đặc biệt là đƣa các họat động đó thành một mơ hình chuẩn quốc tế, mang lại hiệu quả tối ƣu cho ngân hàng.

Áp dụng mơ hình quản lý RRTD sẽ giúp NHCT chủ động xây dựng kế hoạch

hành động và sử dụng vốn phù hợp, hạn chế tổn thất. Quan tâm đến việc áp dụng mơ hình quản lý rủi ro có nghĩa là NHCT đã đƣa rủi ro vào thành một vấn đề cấp thiết trong hoạt động kinh doanh bên cạnh mục tiêu lợi nhuận ngay cả khi rủi ro chƣa xảy ra.

Một lý do cơ bản khác cho việc áp dụng mơ hình quản lý RRTD là những rủi ro này sẽ làm phát sinh các chi phí trong tƣơng lai cần đƣợc xác định bằng cách nào đó. Hiện tại, những chi phí này mới chỉ là một xác suất thấp nhất nhƣng sau này sẽ là tổn thất thực sự. Việc kiểm sốt đƣợc chi phí hiện tại và tƣơng lai sẽ góp phần làm tăng thu nhập hiện tại hoặc tƣơng lai. Bởi vì, trong điều kiện cạnh tranh cho phép ngân hàng nên coi rủi ro là một chi phí cần tính đối với khách hàng. Sự nhận biết rủi ro sẽ giúp đƣa ra mức giá phù hợp với khách hàng. Nếu khơng có quản lý rủi ro để có cơ sở định giá cho khách hàng, ngân hàng sẽ giảm ƣu thế cạnh tranh so với những ngân hàng khác và ảnh hƣởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Do vậy, tại NHCT, ở cấp độ Trụ sở chính, Khối Quản lý Rủi ro đã đƣợc hình thành và hoạt động tốt, phát huy hiệu quả dƣới sự phụ trách trực tiếp của một Phó Tổng giám đốc và các phịng ban. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quản trị rủi RRTD, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng cần tiếp tục đƣợc hoàn thiện thêm nhƣ sau:

(i) Thiết lập bộ phận quản trị RRTD theo phân khúc KHDN Lớn, KHDN VVN, KHDN FDI để nghiên cứu chuyên sâu các đặc tính của từng phân khúc KHDN. (ii) Đảm bảo tính hiệu quả, thực thi của các phƣơng pháp, thƣớc đo RRTD: Các phƣơng pháp, thƣớc đo rủi ro khơng mang tính bên vững với thời gian do nó bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng kinh tế nên chúng cần thiết phải đƣợc thƣờng xuyên đánh giá, rà soát và chỉnh sửa cho phù hợp.

(iii) Giám sát lợi nhuận sau điều chỉnh rủi ro của các đơn vị kinh doanh. Đảm bảo mức độ rủi ro tín dụng ln ở trong giới hạn rủi ro cho phép của ngân hàng, mức độ rủi ro thực tế không vƣợt quá mức rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng gánh chịu.

(iv) Đảm bảo toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ cho vay mới đƣợc rà soát RRTD

trƣớc khi triển khai trên toàn hệ thống. Hoạt động ngân hàng tài chính là một trong những loại hình kinh doanh luôn tạo ra sự đổi mới trong các sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, mỗi khi ra đời một loại sản phẩm, dịch vụ tài chính nào đó, những rủi ro có thể xảy ra là điều ln luôn phải đƣợc quan tâm. Hơn thế nữa, đánh giá rủi ro của sản phẩm, dịch vụ mới cũng góp phần định hƣớng cho việc định giá các dịch vụ, sản phẩm này một cách hợp lý. Vấn đề ở đây là nhiệm vụ giám sát rủi ro này phải đƣợc thực hiện bởi khối quản lý rủi ro trƣớc khi triển khai sản phẩm, dịch vụ mới.

Hai là, tăng cƣờng công tác đào tạo nguổn nhân lực để quản trị RRTD:

Trong bất kỳ hoạt động nào của NHTM thì yếu tố con ngƣời vẫn đóng vai trị then chốt. Do trình độ chuyên mơn nghiệp vụ và hiểu biết về pháp luật cịn hạn chế, hoặc do ý thức trách nhiệm không cao, hoặc do thiếu đạo đức nghề nghiệp đã vi phạm các quy trình nghiệp vụ, cơ chế, chính sách, pháp luật dẫn đến những thất thoát tài sản của Ngân hàng. Bởi vậy, nếu đội ngũ cán bộ đáp ứng đƣợc những yêu cầu hoạt động kinh doanh Ngân hàng chắc chắn sẽ giảm thiểu phần lớn những tổn thất rủi ro do chủ quan gây ra. Bởi vậy, NHCT cần chú trọng hoạt động đào tạo thông qua việc thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dƣỡng kiến thức, các phƣơng pháp nhận xét đánh giá KH, các kỹ năng cần thiết cho cán bộ quan hệ khách hàng, các lớp quản lý/nâng cao cho các cấp lãnh đạo quản lý KHDN,… nhằm phục vụ tốt nhất cho cơng việc cũng nhƣ có các hiểu biết ngăn ngừa rủi ro trong cho vay.

Tích cực tìm kiếm cơ hội đào tạo kết hợp với việc chủ động mở các lớp đào tạo bồi dƣỡng kiến thức về rủi ro trên đây để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng cũng nhƣ nâng cao nhận thức của cán bộ cho vay KHDN về các khía cạnh rủi ro, gian lận để làm tốt hơn công tác cho vay, công tác quản trị RRTD với các KHDN đang quản lý.

Ba là, xây dựng và tuyển dụng một đội ngũ cán bộ triển khai quản lý RRTD

chủ chốt có kinh nghiệm, có năng lực. Cán bộ đƣợc đào tạo bài bản và đầy nhiệt huyết để sẵn sàng thay đổi, áp dụng những chuẩn mực quản trị RR tiên tiến, nhƣng phù hợp với trình độ và lộ trình phát triển của NHCT

Sử dụng những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi ro làm hạt nhân trong việc tham mƣu cho lãnh đạo Ngân hàng và trong việc phổ cập

kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ về rủi ro và quản lý rủi ro. Muốn có chuyên gia giỏi và nguồn nhân lực có chất lƣợng tốt, trƣớc hết đầu tƣ kinh phí để cử một số cán bộ có năng lực lựa chọn qua thi tuyển đi học tập ngắn hạn ở các nƣớc, các ngân hàng đi đầu trong quản lý rủi ro, hoặc tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ tại chỗ do các chuyên gia giàu kinh nghiệm đảm nhiệm. Sau đó sử dụng chính những cán bộ đã đƣợc đào tạo vào việc giảng dạy nâng cao kiến thức về rủi ro và phòng ngừa rủi ro đối với đội ngũ nghiệp vụ trong Ngân hàng theo mơ hình “vết dầu loang”.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)